Thận trọng với nợ được cơ cấu lại
Lượng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được cơ cấu lại tại các ngân hàng rất lớn. Có ý kiến lo ngại cho rằng, nếu sau này Thông tư 01/2020/TT-NHNN hết hiệu lực mà doanh nghiệp vẫn không thể trả được nợ, nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng mạnh.
Đầu năm nay, trước tác động của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định, hướng dẫn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi và phí; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng.
Lượng dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được ngân hàng cơ cấu lại là rất lớn
Tính đến ngày 14/9, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271.000 khách hàng với dư nợ 321.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485.000 khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng. Đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến 0,5-2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310.000 khách hàng.
Video đang HOT
Như vậy có thể thấy, lượng dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được cơ cấu lại là rất lớn. Trước tình hình này, có ý kiến lo ngại cho rằng, nếu sau này Thông tư 01 hết hiệu lực mà doanh nghiệp vẫn không thể trả được nợ, nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro lớn.
Chỉ đạo của NHNN được cho là để “cứu sống” các doanh nghiệp trước bờ vực phá sản và cũng góp phần vực dậy nền kinh tế. Tuy vậy, không có nghĩa các tổ chức tín dụng được chủ quan. Dù Thông tư 01 cho phép nhà băng không phải chuyển nhóm nợ, không phải trích lập dự phòng, song các ngân hàng nên tự chuẩn bị dự phòng. Tuy vậy, giải pháp này chỉ phù hợp với những ngân hàng dồi dào tài chính.
Công cuộc xử lý tồn đọng và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mới đi được hơn nửa chặng đường, nên trong những năm tới cần phải giải quyết triệt để các vấn đề căn bản của hệ thống, kể cả khung pháp lý, đặc biệt là việc thành lập thị trường mua bán nợ. Bởi một khi thị trường này chưa hình thành, muốn giải quyết được nợ xấu là vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên, với bối cảnh khó khăn trước mắt, để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là doanh nghiệp phải phục hồi sản xuất kinh doanh, từ đó mới có tiền để trả nợ ngân hàng. Để doanh nghiệp hồi phục thì ngoài những hỗ trợ từ phía ngân hàng, cơ chế chính sách phù hợp từ Chính phủ thì mấu chốt nhất vẫn là sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp trong việc tìm các giải pháp để từng bước vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất.
Đà Nẵng đề xuất gỡ khó cho doanh nghiệp sau dịch COVID-19
Ngày 17/9, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Đà Nẵng cho biết, đơn vị này đã nghiên cứu và đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiều giải pháp nhằm gỡ khó cho các cá nhân, doanh nghiệp tại Đà Nẵng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ tại Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Cụ thể, trong công văn số 811/ĐAN-TH&KSNB gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng đã có 3 đề xuất. Theo đó, đầu tiên là xem xét, điều chỉnh mở rộng thêm đối tượng được áp dụng Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 cho các khoản giải ngân sau ngày 23/02/2020 và phát sinh nghĩa vụ trả nợ từ 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 6 đến 12 tháng kể từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng cũng kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên cả nước có hình thức ưu đãi riêng với địa bàn Đà Nẵng, xem xét cân đối giảm lãi suất vay để hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp và giữ nguyên nhóm nợ của tất cả các khoản vay đến hạn. Đối với khoản cho vay mới, có sản phẩm, cơ chế đặc thù riêng cho khu vực Đà Nẵng với lãi suất ưu đãi để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Theo ông Võ Minh, do Thông tư 01/2020/TT-NHNN có quy định, các khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 mới được phép xem xét cơ cấu lại nợ. Nhưng thực tế trên địa bàn Đà Nẵng, người dân và các doanh nghiệp có nhu cầu vay mới vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đợt dịch COVID-19 thứ 2 vừa qua. Từ cuối tháng 7 đến nay, phần lớn các hoạt động kinh tế - xã hội đã bị đóng băng và tất cả các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, cần sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN để đáp ứng được nhu cầu thực tế tại Đà Nẵng.
Sau khi Ngân hàng nhà nước cho phép sửa đổi 01/2020/TT-NHNN thì các ngân hàng thương mại sẽ có căn cứ để ban hành các chính sách riêng biệt đối với Đà Nẵng. Nếu chưa sửa đổi Thông tư này thì sẽ khó có điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại chỉ có thể xem xét cho vay mới với mức lãi suất hợp lý hơn, tùy theo tính toán khả năng tài chính của từng ngân hàng.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, dư nợ tín dụng trên địa bàn Đà Nẵng tính đến thời điểm hiện tại là khoảng 175.000 tỷ đồng; trong đó, có khoảng 56.000 tỷ dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Đến cuối tháng 7/2020, ngành ngân hàng đã cơ cấu lại nợ đối với các khách hàng trên địa bàn Đà Nẵng. Đối với dư nợ được cơ cấu lại, được miễn giảm lãi là khoảng 11.500 tỷ; trong đó, số khách hàng được cơ cấu lại nợ khoảng 3.710 khách hàng, thực chất đã giảm lãi được 26 tỷ.
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng thành phố cũng đã cho vay mới đối với các nhu cầu của doanh nghiệp cũng như của cá nhân là 21.000 tỷ (sau đợt chống dịch COVID-19 đầu tiên). Sau đợt chống dịch thứ 2 này, các doanh nghiệp cũng như cá nhân trên địa bàn Đà Nẵng hiện gặp rất nhiều khó khăn, cần được hỗ trợ kịp thời.
Đà Nẵng muốn ngân hàng giảm lãi suất do ảnh hưởng COVID-19 Tổng dư nợ hiện hữu của doanh nghiệp, người dân Đà Nẵng tại các ngân hàng khoảng 175.000 tỉ đồng, trong đó có 56.000 tỉ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Trả lời PLO ngày 15-9, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Đà Nẵng, cho hay vừa có văn bản gửi Thống đốc NHNN về việc hỗ...