Thận trọng khi vốn ngoại rót kỷ lục vào bất động sản
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam cần phải đón nhận vốn ngoại một cách thận trọng và chuyên nghiệp hơn.
Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy vốn FDI 4 tháng đầu năm 2019 đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 4 năm trở lại đây.
Cụ thể, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14,59 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó đứng đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, thứ hai là lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản với 1,1 tỉ USD thu hút được từ FDI, chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm trước.
Đây cũng là số vốn khủng khi gần bằng toàn bộ nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này cả năm 2016 là 1,68 tỉ USD.
Như vậy liên tục kể từ năm 2016 đến nay, bất động sản vươn lên đứng thứ hai thu hút vốn ngoại đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với số vốn không ngừng gia tăng.
Hà Nội là nơi lượng vốn ngoại đổ vào nhiều nhất với 4,47 tỉ USD, đứng thứ 2 là TP.HCM với 2,37 tỉ USD, Bình Dương đứng thứ 3 với số vốn hơn 1 tỉ USD.
Phóng toHết 4 tháng năm 2019, vốn FDI đã đổ vào Việt Nam gần 14,6 tỉ USD. Ảnh minh họa
Ba địa phương này chiếm hơn 50% tổng lượng vốn ngoại đổ vào Việt Nam trong thời gian qua.
Trước đó, năm 2018, lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam thu hút hơn 6,6 tỷ USD vốn của nhà đầu tư nước ngoài, chiếm hơn 18% tổng lượng vốn đăng ký.
Video đang HOT
Các đại dự án bất động sản của nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia vẫn dẫn đầu trong các phân khúc bất động sản tại Việt Nam.
Đáng lưu ý, bên cạnh các ông lớn, khá nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động vừa và nhỏ vào Việt Nam mua bán các dự án, đăng ký lập dự án nhưng chỉ có lượng vốn nhỏ mang từ nước ngoài vào.
Không ít nhà đầu tư thực hiện hợp tác, liên danh với các ngân hàng, tổ chức trung gian tài chính trong nước để vay tiền của ngân hàng, tổ chức tín dụng Việt Nam để triển khai các dự án đầu tư, lấy vốn Việt để triển khai các dự án Việt Nam, điều này nảy sinh hệ quả một số dự án thua lỗ, nhà đầu tư nước ngoài bỏ của chạy lấy người về hệ quả là doanh nghiệp Việt, ngân hàng Việt phải xử lý nợ xấu.
Đánh giá về những lợi ích mà vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản, giới chuyên môn nhìn nhận, dòng vốn ngoại này sẽ góp phần chuẩn hóa thị trường, tạo ra những giá trị theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng tầm thị trường bất động sản Việt Nam và san sẻ nhiều gánh nặng từ thị trường tài chính.
Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng để phát triển bền vững, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam cần phải đón nhận vốn ngoại một cách thận trọng, kiểm soát chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cảnh báo, việc thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản cần phải lường trước được những rủi ro tiềm ẩn, trong đó có nguy cơ tạo nên bong bóng bất động sản, gây rủi ro tín dụng do lượng vốn dư thừa trong hệ thống.
Theo đó, lượng vốn quá lớn có thể thổi phồng bong bóng bất động sản ở Việt Nam lên và đến một lúc nào đó, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hay bán tháo chạy khỏi thị trường, lập tức nó sẽ ảnh hưởng trước hết đến các nhà đầu tư bỏ vốn, thứ nữa là đến những người đang vay vốn để đầu tư (như chủ doanh nghiệp xây dựng vay vốn đầu tư dự án ở các phân khúc trong thị trường), đẩy họ vào khó khăn. Khi ấy, các ngân hàng cho vay đầu tư bất động sản cũng trở nên khó khăn.
Đặc biệt, khi lượng vốn FDI đổ vào bất động sản Việt Nam nhiều khiến thị trường nóng lên, các doanh nghiệp Việt cũng vì thế mà đi vay vốn đổ tiền vào bất động sản. Một nguồn lực không nhỏ đáng lẽ để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh lại chảy sang bất động sản.
Minh Thái
Theo baodatviet.vn
Bất động sản hút FDI: Vẫn lo
Năm 2019, bất động sản tiếp tục thu hút mạnh mẽ vốn FDI. Tuy nhiên, cũng vì thế mà chuyên gia lo ngại nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản.
Trao đổi trên tạp chí Diễn đàn Đầu tư, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội, đánh giá, năm 2018, nguồn vốn FDI vào bất động sản tăng đáng kể là một trong những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản.
Tốc độ bán hàng cho người mua nước ngoài cho thấy sự quan tâm của người nước ngoài tới thị trường nhà ở tại Việt Nam đã và đang gia tăng nhanh chóng. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ bán được các dự án chung cư mới ước đạt 65 - 80% trong 9 tháng đầu năm 2018.
Lý giải sức hút của thị trường bất động sản Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài, bà Nguyễn Hoài An cho rằng, hiệp định CPTPP mang lại cho cơ hội mở rộng thị trường, vốn FDI liên tục tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản do nhu cầu xây mới hoặc thuê khu công nghiệp phục vụ xuất khẩu và sản xuất nhằm đón đầu thị trường khi CPTPP bắt đầu có hiệu lực cuối tháng 12/2018.
Với cơ chế mở cửa thị trường, Việt Nam đang thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là từ các nước thành viên CPTPP. Đi kèm với nhu cầu tăng trưởng sản xuất, nhu cầu về các dịch vụ đi kèm, nhà ở, văn phòng và nghỉ dưỡng được kỳ vọng sẽ đi lên.
Tính đến hết 11 tháng 2018, tổng vốn FDI đăng ký vào ngành kinh doanh bất động sản đạt 6,59 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư, chỉ đứng sau công nghiệp chế biến chế tạo (46,3%). Trong đó, các nước trong khu vực, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong đầu tư FDI.
Các dự án tiêu biểu đầu tư FDI có thể kể đến, như: Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội (4,14 tỷ USD) do Sumitomo Corporation (Nhật) đầu tư; Dự án Laguna tại Huế điều chỉnh tăng vốn 1,12 tỷ USD từ nhà đầu tư Singapore; Nhà máy sản xuất Polypropylene và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng tại Vũng Tàu (1,2 tỷ USD) do Hyosung Corporation (Hàn Quốc) đầu tư.
Đặc biệt, cùng với sự phát triển đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần đáng kể tăng kết nối giữa các khu vực/thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các dự án bất động sản.
Bất động sản Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI. Ảnh minh họa
Theo dự báo của CBRE, trong năm 2019, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đà sôi động của năm 2018, với vốn FDI tiếp tục đầu tư vào các ngành bán lẻ, văn phòng và dịch vụ.
Triển vọng vốn FDI đổ vốn vào lĩnh vực bất động sản là vậy, nhưng dưới góc độ chuyên gia, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) lại có cái nhìn thận trọng hơn.
Từng trao đổi với Đất Việt, vị chuyên gia cảnh báo, việc thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản cần thận trọng cũng như phải lường trước được những rủi ro tiềm ẩn, trong đó có nguy cơ tạo nên bong bóng bất động sản, gây rủi ro tín dụng do lượng vốn dư thừa trong hệ thống.
Ông cho biết, khi lượng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản nhiều, nó có thể gây ra tình trạng đầu tư dàn trải, tràn lan, thậm chí với những phân khúc thị trường trước đây không được chú ý, giờ có thể được nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều. Hệ quả là thị trường bất động sản Việt Nam nóng lên một cách đột xuất, không phù hợp với nhu cầu thực tế.
Song song với đó, giá cả thị trường chắc chắn cũng sẽ bị thổi lên. Do lượng cầu nhiều nên lượng cung cũng lớn lên để đáp ứng nhu cầu nhưng bởi lượng cầu không được định hướng một cách chuẩn xác như trước nên có những phân khúc không chạy lắm vẫn được rót vốn vào. Các doanh nghiệp xây dựng trong nước cũng đổ tiền vào xây dựng những phân khúc khác nhau.
"Lượng vốn quá lớn có thể thổi phồng bong bóng bất động sản ở Việt Nam lên và đến một lúc nào đó, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hay bán tháo chạy khỏi thị trường, lập tức nó sẽ ảnh hưởng trước hết đến các nhà đầu tư bỏ vốn, thứ nữa là đến những người đang vay vốn để đầu tư (như chủ doanh nghiệp xây dựng vay vốn đầu tư dự án ở các phân khúc trong thị trường), đẩy họ vào khó khăn. Khi ấy, các ngân hàng cho vay đầu tư bất động sản cũng trở nên khó khăn.
Rõ ràng, bong bóng bất động sản phình ra sẽ tác động đến rất nhiều lĩnh vực, không chỉ riêng bất động sản mà cả ngân hàng và các lĩnh vực khác", ông Thịnh nói.
Điều khiến vị chuyên gia lo lắng hơn cả khi lượng vốn FDI đổ vào bất động sản Việt Nam nhiều khiến thị trường nóng lên, các doanh nghiệp Việt cũng vì thế mà đi vay vốn đổ tiền vào bất động sản.
"Như vậy, một nguồn lực không nhỏ đáng lẽ để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế vốn đang rất cần vốn, lại chảy sang bất động sản Điều đó rất nguy hiểm bởi nó vừa rút lực của nền sản xuất đi, đồng thời vừa thổi bong bóng, trở thành vật cản trong quá trình tăng trưởng, phát triển, thậm chí nếu vỡ bong bóng thì thị trường Việt Nam có thể quay lại năm 2007-2008.
Nếu bất động sản cứ tồn đọng như những năm 2007-2008 thì nền kinh tế không biết phải bỏ vào đấy bao nhiêu tiền và hậu quả không biết đến bao giờ mới giải quyết xong", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo baodatviet.vn
Hết thời bùng nổ đầu tư Trung Quốc tại Mỹ Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm tới 83% trong năm 2018, theo một báo cáo của công ty luật Baker McKenzie. Khách sạn Waldorf Astoria thuộc sở hữu Trung Quốc Không chỉ sụt giảm đầu tư, các doanh nghiệp đến từ Đông Bắc Á còn bắt đầu một đợt bán tháo nhà đất, các dịch vụ giải trí...