Thận trọng khi nới lỏng chính sách tiền tệ
Đã có những đề xuất nới lỏng chính sách tiền tệ được đưa ra nhằm thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh nhiều ngành hiện chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm Covid-19.
Nới lỏng thêm chính sách tiền tệ mỗi khi kinh tế rơi vào nguy cơ suy giảm không phải là đề xuất bất ngờ. Hiện nhiều nước trên thế giới cũng đang thực hiện các chính sách nới lỏng để đối phó với dịch bệnh. Trung Quốc dự kiến tung ra gói cứu trợ 174 tỷ USD để cứu nền kinh tế. Philippines và Thái Lan cũng cắt giảm mạnh lãi suất từ đầu tháng 2/2020 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam có cần thiết phải đưa ra các gói cứu trợ để kích thích tăng trưởng nển kinh tế?
Thứ nhất, phải thừa nhận rằng, kinh tế Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng bởi dịch cúm Covid-19.
Thế nhưng, việc bơm tiền ra nền kinh tế cũng không thể khắc phục được những khó khăn, thiếu hụt từ thị trường Trung Quốc như khách du lịch giảm, thị trường xuất khẩu nông sản, thị trường nhập khẩu nguồn nguyên liệu bị tác động… Thứ hai, cấu trúc nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã thay đổi, ngày càng giảm phụ thuộc vào cung tiền. Bằng chứng là gần đây, tín dụng tăng chậm lại, nhưng GDP vẫn tăng trưởng tốt.
Thứ ba, trên phạm vi toàn cầu, dù xu hướng nới lỏng tiền tệ vẫn được tiếp diễn ở một số nước, song so với năm 2019, làn sóng này đã chậm lại. Mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho hay sẽ không cắt giảm thêm, mà ổn định mặt bằng lãi suất như hiện nay. Bất chấp dịch bệnh, đầu tháng 2/2020 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng cho rằng, còn quá sớm để tiếp tục đưa ra các biện pháp nới lỏng.
Thứ tư, Trung Quốc đã tuyên bố khả năng lớn sẽ kiềm chế được dịch bệnh trong quý I/2020. Tại Việt Nam, dịch bệnh đang được kiểm soát tốt và Chính phủ cũng chưa điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng, nên việc nới lỏng chính tiền tệ tại thời điểm này là chưa cấp bách.
Thứ năm, dư địa nới lỏng tiền tệ không còn nhiều, lạm phát đang có dấu hiệu tăng trở lại; lãi suất dự trữ bắt buộc đang ở mức thấp và khó giảm thêm; mặt bằng lãi suất huy động nếu hạ thấp nữa sẽ khiến dòng tiền tiết kiệm chảy sang kênh đầu tư khác. Việc giảm trần lãi suất hay giảm lãi suất quá sâu trên thị trường mở cũng không khả thi, bởi có thể xảy ra hiện tượng ngân hàng nhỏ thiếu vốn, buộc phải cạnh tranh không lành mạnh…
Video đang HOT
Thứ sáu, trong quá khứ, việc áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ để kích cầu (năm 2009) cho thấy có nhiều hệ lụy phát sinh như mất giá đồng tiền, lạm phát cao, tỷ giá biến động mạnh… khiến nền kinh tế có nguy cơ rơi vào khủng hoảng.
Thực tế còn cho thấy, lạm phát tăng mạnh trong tháng 1 vừa qua là chỉ báo rất đáng lưu tâm. Sức cầu giảm hiện cũng không xuất phát từ lý do hàng hóa, dịch vụ đắt đỏ, mà chủ yếu do người dân lo ngại về dịch bệnh nên đã hạn chế mua sắm, đi du lịch. Chính vì vậy, rót tiền kích cầu sẽ khó mang lại hiệu quả cho đến khi dịch bệnh được khống chế, ngược lại còn khiến lạm phát gia tăng.
Đương nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ giảm tốc, việc nới lỏng tiền tệ với liều lượng hợp lý là một trong những phương án cần tính tới.
Nhìn lại năm 2019, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều động thái nới lỏng chính sách tiền tệ như giảm lãi suất phát hành tín phiếu, giảm lãi suất trên thị trường mở, giảm trần lãi suất huy động, giảm lãi suất dự trữ bắt buộc, bơm tiền đồng ra thị trường để mua về ngoại tệ dự trữ… Thế nhưng, đây là sự nới lỏng có kiểm soát, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế chỉ tăng 13,5%. Song với năm 2020, như đã phân tích ở trên, dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ không còn nhiều. Trong bối cảnh hiện nay, giải pháp hỗ trợ tăng trưởng, hỗ trợ doanh nghiệp phải đến cả từ tài khóa. Chính vì vậy, bên cạnh nỗ lực của ngành ngân hàng nhằm giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư công, có biện pháp giãn, giảm thuế cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Việc tái cơ cấu ngành hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp, cải cách thể chế, môi trường đầu tư… cũng cần đẩy nhanh hơn.
Như Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu, phải chống 2 loại virus là virus Corona và “virus trì trệ”, không dám tiến công, không hành động. Nếu loại trừ được 2 virus này, thì xã hội, đất nước sẽ tiếp tục phát triển, có thể biến “nguy” thành “cơ”, biến bại thành thắng.
Riêng với chính sách tiền tệ hiện nay, mục tiêu tối thượng nhất vẫn là kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước cũng có quan điểm là không nới lỏng, mà duy trì như hiện tại. Sự ổn định của chính sách tiền tệ sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô, tạo niềm tin cho người dân, không diễn ra tình trạng găm hàng, đầu cơ tăng giá. Hơn thế, việc xây dựng các gói kích cầu để dự phòng là cần thiết, song chỉ nên áp dụng (nếu có) với một nhóm đối tượng nhất định đi kèm với kiểm soát chặt dòng tiền.
Trần Mạnh
Theo baodautu.vn
Tổng cục Thuế lên kế hoạch thu thuế năm 2020
Tổng cục Thuế yêu cầu các đơn vị triển khai xây dựng và đăng ký chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách năm 2020...
Tổng cục Thuế vừa có văn bản yêu cầu các Cục Thuế gửi báo cáo đánh giá thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước về Tổng cục Thuế trước ngày 10/01/2020.
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho biết, năm 2020 là năm cuối của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020, có ý nghĩa quyết định việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tài chính ngân sách 10 năm 2011-2020 và 05 năm 2016-2020 đã đề ra của các cấp có thẩm quyền.
Triển khai dự toán thu ngân sách năm 2020 được thực hiện trong bối cảnh kinh tế vĩ mô tiếp tục được củng cố, môi trường kinh doanh được cải thiện, cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch hợp lý với nòng cốt là ngành công nghiệp chế biến...
Tuy nhiên, dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức tác động đến nền kinh tế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước từ mặt trái của việc chuyển dịch dòng vốn đầu tư, hội nhập quốc tế liên quan đến xuất xứ hàng hóa, điều hành chính sách tiền tệ, cùng áp lực về cơ sở hạ tầng kinh tế, an sinh xã hội và diễn biến phức tạp bất thường về tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh...
Do vậy, để phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2020 được giao ở mức cao nhất, Tổng cục Thuế đã có công văn yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố tập trung triển khai thực hiện một số công việc trọng tâm.
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành, quản lý thu ngân sách. Tập trung triển khai đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thu ngân sách theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Thông tư số 88 ngày 24/12/2019 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
Phát động các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước được giao ngay từ ngày đầu, tháng đầu, quý đầu của năm 2020.
Đôn đốc các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh thực hiện kê khai thuế kịp thời, nộp đúng, đủ số thuế phát sinh phải nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật. Tập trung đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận còn lại phát sinh tạm nộp của quý 4/2019 vào ngân sách trước ngày 23/01/2020.
Thứ hai, triển khai xây dựng và đăng ký chỉ tiêu phấn đấu thu năm 2020 với Tổng cục Thuế dựa trên cơ sở kết quả thực hiện thu năm 2019 và dự toán thu năm 2020 đã được Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giao.
Tổ chức phân tích, đánh giá lại các nguồn thu, dự báo khả năng khai thác tăng thu thông qua việc mở rộng cơ sở thu, rà soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án đầu tư mới phát sinh, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, xử lý thu hồi nợ đọng thuế, thực hiện truy thu theo kiến nghị của cơ quan Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ..., đánh giá tác động của các chính sách đến thu ngân sách, đặc biệt là Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Đảm bảo mức phấn đấu thu nội địa không kể tiền sử dụng đất, xổ số, chênh lệch thu chi NHNN năm 2020 phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế và số thu ngân sách qua các năm trên địa bàn; yêu cầu về chỉ đạo, điều hành thu ngân sách và tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, giảm nợ thuế; và vượt tối thiểu 3% so với dự toán pháp lệnh.
Đối với các địa phương có số thực thu năm 2019 vượt số đánh giá ước thu năm 2019 để làm căn cứ xây dựng dự toán thu năm 2020 và có nguồn thu mới phát sinh thêm sau thời điểm triển khai giao dự toán, Cục Thuế cần tính toán thêm phần vượt thu nêu trên vào chỉ tiêu đăng ký phấn đấu thu năm 2020.
Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế gửi báo cáo đánh giá thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước về Tổng cục Thuế trước ngày 10/01/2020.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 với tổng số thu ngân sách nhà nước là 1,512 triệu tỷ đồng; Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1,747 triệu tỷ đồng. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước năm 2020 là 489 nghìn tỷ đồng.
Quốc hội cũng thông qua mức bội chi ngân sách nhà nước được là 234 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,44% GDP. Trong đó, bội chi ngân sách trung ương là 217 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,2% GDP; bội chi ngân sách địa phương là 17 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,24% GDP...
Theo Duyên Duyên/Vneconomy
Linh hoạt, thận trọng điều hành chính sách tiền tệ Năm 2019 đang dần qua đi với tình hình khu vực và quốc tế có những diễn biến không thuận. Thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế nhiều biến động; các ngân hàng trung ương lớn có xu hướng đảo ngược chính sách tiền tệ (CSTT). Trong bối cảnh này, điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp...