Thận trọng để tránh ngộ độc thực phẩm
Trong những ngày gần đây, ở một số địa phương đã xảy ra một số trường hợp bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc do độc tố Botulinum (được cho là có trong một số sản phẩm pa-tê chay). Ngộ độc do độc tố này là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.
Một ca ngộ độc thực phẩm.
Trước tình hình này, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã khuyến cáo: Thực hiện nghiêm túc ăn chín, uống chín; chỉ sử dụng các sản ph ẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
Đồng thời, người dân khi sử dụng các sản phẩm đóng hộp nếu gặp phải các triệu chứng nêu trên cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Trước đó, có 3 trường hợp (địa chỉ tại thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) nghi ngờ ngộ độc Botulinum liên quan đến việc sử dụng sản phẩm pa-tê chay, trong đó 1 bệnh nhân đã tử vong, từng điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy; 1 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện 115 và 1 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Cả 3 trường hợp trên đều liên quan đến bữa ăn trưa ngày 20/3/2021.
Theo bà Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, điều tra bước đầu vụ ngộ độc pa-tê chay khiến 2 người nguy kịch, 1 người tử vong cho thấy các nạn nhân cùng ăn món bún riêu chay có sử dụng hộp pa-tê đã phồng.
Để phối hợp hành động, Cục Cục An toàn thực phẩm cũng đã có công văn gửi Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Bộ NNPTNT); Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM; Sở Y tế TP HCM; Sở Y tế tỉnh Bình Dương để điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc do sử dụng pa-tê chay.
Theo bà Trần Việt Nga, thời gian gần đây lại nổi lên ngộ độc thực phẩm tại các hộ gia đình do người dân tự chế biến, tiệc trong làng, chế biến cho gia đình sử dụng. Các vụ ngộ độc xảy ra với triệu chứng nặng như vụ ngộ độc bún chay ở Bình Dương; vụ ở Kon Tum khi người dân chế biến cá ủ muối đóng vào hộp, bỏ ra ăn. Các ca ngộ độc này nặng bởi nhiễm độc tố của Botulinum – độc tố được sinh ra trong môi trường yếm khí, điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
“Ngộ độc do độc tố Botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Người bệnh bị ngộ độc do độc tố Botulinum có biểu hiện buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ lan xuống hai tay, sau đó tới hai chân, liệt các cơ hô hấp; liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong”- bà Nga cho biết và lưu ý, độc tố này không bị loại bỏ dù đun sôi thông thường.
Trước đó, Sở Y tế TP HCM cũng đã phát cảnh báo về chùm ca bệnh nguy kịch nghi do ngộ độc thực phẩm pa-tê chay điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 2.
Theo đó, tất cả bệnh nhân đều có cùng bệnh cảnh (nhược cơ, suy tuần hoàn, suy hô hấp…) và cũng đã từng ăn pa-tê chay trước đó. Để cứu được một bệnh nhân ngộ độc Botulinum, đòi hỏi nhiều điều kiện y tế cần thiết cũng như thời gian để bệnh nhân hồi phục thường bị kéo dài. Do đó, để tránh ngộ độc thực phẩm (không chỉ với pa-tê), các bác sĩ khuyến cáo cần rất thận trọng trước khi sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, không ăn thức ăn đã để lâu, mốc, thay đổi màu sắc và bốc mùi.
Đừng ầu ơ với mạng người!
Ngay trong đêm 25-3, thêm 3 bệnh nhân bị ngộ độc liên quan đến việc sử dụng patê chay ở Bình Dương phải nhập viện. Liên quan đến vụ việc, trước đó đã có 1 phụ nữ tử vong, hiện con gái và chị gái của bệnh nhân này vẫn đang được điều trị.
Ảnh minh họa
Vụ ngộ độc thực phẩm trên rất nghiêm trọng và số người tham dự bữa ăn còn nhiều nhưng chưa được theo dõi sức khỏe đầy đủ. Ngoài TP HCM yêu cầu ngưng sử dụng patê chay thì cho đến nay, các cơ quan chức năng, kể cả cơ quan y tế, vẫn chưa truy được nguồn thực phẩm gây ngộ độc và chưa có cảnh báo cụ thể nào đối với người tiêu dùng. Điều này đồng nghĩa những nạn nhân tiềm tàng có thể vẫn còn, bởi mối nguy hiểm đang trên đường đến bữa ăn của người dân.
Nói đến ngộ độc patê chay chắc hẳn ai cũng còn nhớ nỗi kinh hoàng mang tên Pate Minh Chay diễn ra khoảng tháng 8-2020. Chất độc trong Pate Minh Chay làm hàng loạt người phải nhập viện và đã có người sau một thời gian điều trị vẫn không qua khỏi. Khi những nạn nhân ban đầu đặt nghi vấn ngộ độc từ thực phẩm này, các cơ quan y tế chuyên ngành rất chậm chạp mới xác định được độc tố. Trong thời gian dài chưa bị cấm sử dụng, patê độc hại này tiếp tục được đưa ra thị trường đến tay người tiêu dùng. Vụ việc nghiêm trọng đến độ TP HCM phải tức tốc cảnh báo đến 1.300 khách hàng đã mua sản phẩm Pate Minh Chay, đề nghị người dân ngừng sử dụng tức khắc.
Qua vụ việc trên, các cơ quan chức năng đã thấy hàng loạt lỗ hổng trong quản lý thực phẩm đóng hộp. Từ việc tiền kiểm chuyển sang hậu kiểm nhưng sự lơ là của các cơ quan kiểm tra đã không ngăn được nguy cơ ngộ độc ra thị trường. Sự phản ứng chậm chạp của cơ quan y tế trong việc truy nguồn độc tố đã không kịp ngăn chặn mối nguy hiểm. Những lỗ hổng này tưởng chừng đã được khắc phục nhưng có vẻ không hiệu quả và vụ ngộ độc ở Bình Dương là minh chứng quá cụ thể.
Cũng cần nhắc lại, độc tố Botulinum được xem là chất độc sinh học mạnh nhất mà con người từng biết đến. Nó được sản sinh bởi vi khuẩn Clostridium Botulinum có trong các loại thực phẩm đóng hộp. Nếu điều kiện chế biến, bảo quản không đủ an toàn, nguy cơ ngộ độc bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Cả 2 vụ ngộ độc patê chay trên đều được các chuyên gia chống độc xác định do độc tố Botulinum.
Theo số liệu của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế công bố vào tháng 6-2020, từ năm 2015-2019, cả nước ghi nhận 1.556 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 47.400 người mắc; trong đó có 271 người chết, hơn 40.000 người phải nhập viện điều trị. Chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2020 có 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm chết 22 người.
Con số rất đáng sợ! Và càng đáng sợ hơn khi có những loại độc tố do nuôi trồng mất an toàn, sử dụng hóa chất tùy tiện để kiếm lợi, dùng chất kích thích độc hại... ngấm dần vào thực phẩm nhưng vẫn có nhiều đường để đưa ra thị trường. Những loại thực phẩm này chưa được cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời, đang âm thầm lên bàn ăn của chúng ta hằng ngày và sự tàn phá của nó đối với cơ thể là không thể tưởng tượng nổi.
Khuyến cáo khẩn của chuyên gia Bộ Y tế để không "dính" ngộ độc botulinum có thể gây tử vong Ngộ độc do độc tố botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Trần Việt Nga khuyến cáo khẩn cách để người sử dụng thực phẩm không "dính" ngộ độc botulinum. Các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản lên men, đóng hộp...