Thần tốc truy vết, cách ly F1 để cắt đường lây nCoV
Chỉ huy Đội Điều tra, Giám sát dịch tễ tại Đà Nẵng nhận định F1 chính là những bệnh nhân tiềm ẩn, biện pháp quan trọng nhất để phòng chống là cách ly, cắt đứt đường lây truyền.
Ông Trần Như Dương, Đội trưởng Đội Điều tra, Giám sát dịch tễ tại Đà Nẵng, nói: “Hiện tại Covid-19 chưa có vacine phòng bệnh, cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng chống dịch là cắt đứt đường lây truyền. Để làm được điều đó thì phải cách ly, cô lập nguồn lây và không cho nguồn lây đó có cơ hội phát tán virus lây lan ra cộng đồng”.
Ông Dương hiện là Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Phó Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng.
Theo ông Dương, các trường hợp F1 là người tiếp xúc vòng một với bệnh nhân Covid-19 hoặc nghi ngờ mắc Covid-19, cần có sự chú ý đặc biệt hơn.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F1 là những người tiếp xúc trực tiếp với ca nhiễm hoặc ca nghi nhiễm trong vòng 2 m, không kể là tiếp xúc trong thời gian bao lâu. Đã tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nên F1 là người có nguy cơ rất cao bị lây bệnh. Do đó, có thể coi F1 chính là những bệnh nhân tiềm tàng.
“Vì vậy, việc truy vết F1 ngay khi phát hiện ca nhiễm hay nghi nhiễm là yếu tố cực kỳ then chốt, quyết định trong việc chống dịch”, ông Dương nhấn mạnh.
Ông Dương cho biết chiến lược hiện nay Việt Nam trong chống dịch tại cộng đồng là phát hiện và cách ly. Muốn phát hiện sớm không có cách nào khác là phải giám sát và xét nghiệm. Và một trong cách quan trọng để phát hiện được F1 chính là phải truy vết.
“Chính vì vậy, việc chống dịch ở các địa phương phải tuân thủ nguyên tắc bất di bất dịch ‘truy vết F1 một cách thần tốc’. Có nghĩa là phải nhanh, đồng thời phải kiên quyết không được bỏ sót F1″, ông Dương nói.
F1 đã tiếp xúc với nguồn lây nên khả năng F1 mắc bệnh là rất lớn. Nếu người này không được phát hiện ra và phát hiện nhanh, kịp thời, không được tổ chức cách ly ngay, không may để lọt F1 trong cộng đồng, nguy cơ cao trở thành người bệnh, phát tán virus. Khi đó, nguy cơ lây lan trước hết là trong chính gia đình họ, sau là cơ quan, cộng đồng, các nhóm họp, tập trong đông người.
“Việc truy vết, cách ly tập trung bắt buộc đối với F1 là một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng và mang tính chiến lược, bắt buộc phải làm”, ông Dương nhắc lại.
Ông Trần Như Dương, Đội trưởng Đội Điều tra Giám sát dịch tễ tại Đà Nẵng. Ảnh: Lê Bảo.
Video đang HOT
Bộ Y tế yêu cầu cách ly tập trung bắt buộc đối với F1, có sự quản lý theo dõi giám sát của nhân viên y tế tại cơ sở cách ly tập trung. Các chuyên gia y tế khuyến cáo địa phương kiên quyết không cho F1 tự cách ly tại nhà. Bởi, việc cách ly tại nhà là hoàn toàn không triệt để, khó kiểm soát. Chỉ cần người F1 lơ là, mất cảnh giác một chút hoặc vi phạm quy định đi ra ngoài , khi đó nguy cơ gieo rắc virus rất lớn, tạo thành lỗ thủng trong hệ thống phòng dịch.
Bộ Y tế đã hướng dẫn chi tiết về cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung, trong đó có F1, người quản lý khu tập trung, người cách ly…, để phòng chống lây nhiễm tại các khu vực này. Người cách ly phải ở trong phòng, không gặp gỡ ai, không tụ tập đông người, hạn chế đi ra ngoài, hạn chế tối đa việc nói chuyện với người khác.
Ông Dương nhấn mạnh tinh thần của Chính phủ là “chống dịch như chống giặc”. Đây là cuộc chiến của toàn dân, không riêng gì của ngành y tế hay của chính quyền. Cuộc chiến này cần có sự chung sức đồng lòng của toàn dân, trong đó “mỗi gia đình là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”.
Để cùng chống dịch, người dân nên tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch của ngành y tế (đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, thực hiện khai báo y tế…).
Người F1 cần tuân thủ nghiêm ngặt cách ly tập trung. Đây vừa là quyền lợi cũng là nghĩa vụ công dân. Quyền lợi là được cách ly theo dõi y tế, được phát hiện ngay, chăm sóc y tế ngay nếu mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng. Nghĩa vụ là vào cách ly tập trung, tuân thủ các nội quy cách ly để bệnh không lây lan sang người khác, sang cộng đồng.
“Tôi cho rằng cuộc chiến này cần sự chung sức của toàn dân, chúng ta phải chung sức, chung lòng, bệnh dịch mới sớm được đẩy lùi”, ông Dương khuyến cáo.
Đến sáng 16/8, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 964 ca nhiễm, trong đó 456 người đã khỏi, 24 tử vong, 484 bệnh nhân đang điều trị. Hải Dương là ổ dịch mới nhất, hiện ghi nhận 5 ca đều liên quan nhà hàng Thế giới bò tươi và một ca Hải Dương ghi nhận tại Hà Nội cũng liên quan nhà hàng này. Giải mã gene nCoV tại Hải Dương cho thấy giống với chủng đang gây dịch tại Đà Nẵng, đặc tính lây lan nhanh song độc lực không đổi. Ngành y tế đang nhanh chóng truy vết, khoanh vùng, cắt nguồn lây tại Hải Dương.
Đến nay, tổng cộng Đà Nẵng ghi nhận 344 ca, Quảng Nam 91, TP HCM 11, Hà Nội 9, Quảng Trị 7, Bắc Giang 6, Quảng Ngãi 5, Lạng Sơn và Hải Dương 5, Đăk Lăk ba, Đồng Nai hai; Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Khánh Hòa mỗi tỉnh một ca.
Khu cách ly Trúc Bạch ra sao sau 2 ngày công bố ca nhiễm COVID-19?
Sau thông tin về ca nhiễm COVID-19 mới nhất được công bố trong đêm 6/3, nhiều tuyến phố khu vực phường Trúc Bạch vắng vẻ, cuộc sống sinh hoạt của người dân có phần xáo trộn.
Sáng 8/3, Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường Trúc Bạch đã căng cờ lập chốt kiểm tra dịch bệnh COVID-19 tại khu vực cách ly. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Tất cả lực lượng chức năng khu vực đều đeo khẩu trang và có nước khử trùng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Từ 7h sáng, nhân viên y tế khu vực đã đến để đo thân nhiệt cho người dân xung quanh khu vực cách ly. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Xe chở rau, củ thực phẩm đến phục vụ cho người dân khu vực cách ly đều sẽ mang vào để khử trùng trước. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Người dân trong khu vực cách ly bị hạn chế đi lại. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Thức ăn từ bên ngoài được vận chuyển vào thông qua trụ sở UBND phường Trúc Bạch. Đồ ăn sẽ được khử trùng 100% trước khi sử dụng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Tổ công tác túc trực làm nhiệm vụ 24/24 tại ngã tư Trúc Bạch - Ngũ Xã. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Khu vực cách ly từ số nhà 125 đến 139 phố Trúc Bạch nhằm kiểm soát dịch COVID-19. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Các hàng quán xung quanh đây hầu như đã đóng cửa hết. Chị Phương, chủ một tiệm phở khu vực này cho biết chị chỉ mở hết ngày 7/3 sau đó sẽ đóng cửa để tránh bệnh dịch. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Phố Châu Long đã vắng vẻ hơn. Ông Vương Đình Huệ, Bí thư Hà Nội, cho biết trong tổng số 22 hộ dân với khoảng 176 nhân khẩu ở phường Trúc Bạch, phải tổ chức kiểm soát chặt chẽ, cách ly khu vực, cùng với các biện pháp tiêu trùng, khử độc. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Hình ảnh hiếm hoi người dân không đeo khẩu trang sinh hoạt quanh khu vực. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Việc cách ly đã khiến cho cuộc sống sinh hoạt của nhiều hộ dân xung quanh đây bị xáo trộn. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Người dân sinh hoạt tại khuôn viên tập thể dục ngã tư Trúc Bạch-Ngũ Xã. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
(Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Theo vietnamplus.vn
'Cô gái Hà Nội nhiễm Covid-19': Phường Cầu Kho cách ly 2 người liên quan Một người Úc gốc Việt bị sốt khi nhập viện khai báo đi cùng chuyến bay với 'cô gái Hà Nội nhiễm Covid-19'. Cán bộ Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế kiểm tra y tế đối với hành khách đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Độc Lập Lúc 23 giờ ngày 7.3, ông Nguyễn Vũ Linh, Chủ tịch...