Than “thổ phỉ” lại “tái xuất” ở Quảng Ninh
Chiều nay (12/3), UBND huyện Hoành Bồ ( Quảng Ninh) thông tin vừa phát hiện và ngăn chặn một điểm khai thác than trái phép xảy ra trên địa bàn.
Phát hiện điểm khai thác than trái phép ở huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh).
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Ân – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoành Bồ cho biết, sau khi nhận được phản ánh về điểm khai thác than trái phép tại khu vực thôn Đồng Lá (xã Hòa Bình, huyện Hoành Bồ), UBND huyện Hoành Bồ đã đến hiện trường.
“Sau khi xuống hiện trường phát hiện có một máy xúc đang đào bới than, cơ quan chức năng đã lập biên bản, một máy xúc nhãn hiệu SOLA 200W đã bị tạm giữ và giao cho cơ quan công an điều tra làm rõ. Quan điểm của huyện là sẽ xử lý nghiêm minh, sai đến đâu xử lý đến đó, tuyệt đối không bao che cho những sai phạm” – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoành Bồ thông tin.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại hiện trường có hàng loạt khu vực được máy xúc đào bới để lấy than và các đống đổ thải. Rừng bị đào bới thành đường lớn để xe tải ra vào. Ngoài ra, có số một đống đất, đá màu đen nghi là than được tập kết ở nhiều vị trí khác nhau.
Hoàng Hưng
Theo baovephapluat
Video đang HOT
Những người lính đi... bóc đá, tìm than
Chúng tôi có mặt ở khai trường của Tổng Công ty than Đông Bắc thuộc Bộ Quốc phòng (tại Hạ Long, Quảng Ninh) những ngày mà tình trạng thiếu than cho các nhà máy nhiệt điện trong nước đang là câu chuyện "nóng".
Mặc dù, việc "lật đá - tìm than" ở những khai trường của lính đôi khi là chuyện sống còn, song, người đứng đầu Tổng Công ty than Đông Bắc vẫn khẳng định: "Sẽ không để xảy ra việc thiếu than!".
Lời cam kết của người lính
Mặc dù cuối năm, phải điều hành Tổng Công ty với hàng chục đầu mối và hàng nghìn con người, công việc rất bận rộn nhưng Đại tá Phương Kim Minh - Tổng Giám đốc Công ty than Đông Bắc vẫn tiếp chúng tôi trong buổi gặp thân tình. Ông chia sẻ: "Nước ta chỉ có 2 đơn vị được khai thác và kinh doanh than chính, đó là Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Than Đông Bắc thuộc Bộ Quốc phòng". Là người đi lên từ một anh thợ mỏ, rồi đến giám đốc mỏ nay là Tổng Giám đốc nên ông Minh "hiểu" Đông Bắc hơn cả... nhà mình.
Thi công khai thác than tại khai trường Nam Khe Hùm. Ảnh: G.T
"Làm mỏ lộ thiên thì sợ trời mưa bão nhất, bãi đổ thải có thể sụt trượt mà vỉa khai thác thì nước ngập đầy. Có những năm đơn vị phải bơm nước 3 tháng dòng mới tìm được thấy than của mình bị ngập".Đại úy Nguyễn Văn Quảng
So với ngành than, Tổng Công ty than Đông Bắc thuộc hàng sinh sau đẻ muộn. Được thành lập từ năm 2004, Đông Bắc chỉ "được" nhận những khai trường cũ hoặc quá phức tạp. Sau cơn bão vàng đen năm 2008, cứ ở đâu có tranh chấp, xích mích với "dân xã hội", ở đâu mỏ than bị làm ẩu, làm bừa thì Đông Bắc mới được vào tiếp quản.
Đại tá Minh chia sẻ: "Bằng sự nghiêm khắc trong kỷ luật, phương thức quản trị chặt chẽ và không ngại khó khăn, gian khổ, những người lính làm than đôi khi phải chấp nhận cả những hi sinh trên khai trường. Kết quả, năm nào chúng tôi cũng hoàn thành nhiệm vụ mà Bộ Quốc phòng giao cho. Nộp thuế đầy đủ với Nhà nước, đảm bảo mức thu nhập khá và đời sống ổn định cho anh em".
Câu chuyện của Đại tá Minh luôn bị ngắt quãng bởi các cuộc điện thoại đặt hàng mua than. Ai gọi tới Đại tá Minh cũng chỉ cười và hẹn sẽ đưa vào kế hoạch để sản xuất chứ thực sự để có than bán không phải là dễ. Phân trần với chúng tôi, Đại tá Minh nói: "Nếu ai không hiểu sẽ nghĩ rằng, chúng tôi khó khăn trong khâu tiêu thụ than với họ. Nhưng thực sự, khi bắt tay vào sản xuất mới hiểu được cái khó của chúng tôi".
Để ra được một tấn than thành phẩm, mọi thứ đều phải đưa vào kế hoạch. Than phải có nguồn gốc, như giấy khai sinh của con người. Đơn vị phải nghiên cứu xây dựng mỏ, có những mỏ từ khâu thiết kế, xây dựng đến cho ra được sản phẩm phải mất từ 2 đến 3 năm. "Để có được 1 tấn than phải bóc đi hàng chục tấn đất đá, không ai đong đếm được mồ hôi và nước mắt của những người lính phải đổ ra ở khai trường" - Đại tá Minh chia sẻ.
Đại tá Minh nói thêm: "Trong các cuộc họp, chúng tôi nói sẽ sản xuất đúng đủ, có thể là vượt kế hoạch mà Nhà nước yêu cầu. Vì danh dự và bản lĩnh của những người lính, chúng tôi luôn coi hoàn thành nhiệm vụ là một lời cam kết trong mọi hoàn cảnh. Còn để thực mục sở thị để các bạn biết, Đông Bắc chúng tôi sản xuất trong điều kiện khắc nghiệt như thế nào? Mời các bạn xuống thăm những khai trường mà chúng tôi đang sản xuất".
Bóc đá tìm... than
Đại úy Nguyễn Văn Quảng (phải) đang trao đổi với phóng viên. Ảnh: P.V
Đại tá Đỗ Mạnh Giáp - Chủ nhiệm chính trị đơn vị, đã đưa chúng tôi xuống khai trường Nam Khe Hùm - một trong nơi mà những người lính mỏ phải khai thác trong điều kiện vất vả, khắc nghiệt nhất.
Mặc dù được Chủ nhiệm chính trị "bảo lãnh" nhưng khi xuống khai trường, chúng tôi vẫn phải trải qua nhiều thủ tục bắt buộc để đảm bảo an toàn. Đại úy Nguyễn Văn Quảng (sinh năm 1984), Quản đốc đích thân chở chúng tôi trên chiếc xe 2 cầu vào trong khu mỏ. Trên đường đi, thi thoảng, xe của chúng tôi lại phải tránh những xe tải to như những trái núi ngược đường ì ạch cõng đá ra đổ ở bãi thải.
Đến miệng của vỉa khai thác, chúng tôi chọn một điểm cao dễ quan sát và tránh không làm cản trở đường di chuyển của xe tải đang tích cực làm việc. Đại úy Quảng nói: "Để ra được 1 tấn than ở đây, thực tế chúng tôi đang phải bốc đất đá với tỉ lệ 1/19,2. Có nghĩa là bốc đi 19,2 tấn đất đá mới có 1 tấn than. Trong khi đó, ở các khai trường khác tỉ lệ 1/14 là họ đã không làm rồi. Chúng tôi phải tính toán tăng chuyến xe chở đất đá, chi tiết tiêu hao bao nhiêu lít dầu, mòn lốp như thế nào? Hiện tại, đơn vị đang duy trì 3 dây truyền sản xuất liên tục, với 4 kíp, làm việc 24/24 giờ để kịp hoàn thành kế hoạch".
Là người gắn bó nhiều năm ở khai trường lộ thiên Nam Khe Hùm, Đại úy Quảng kể một cách tỉ mỉ: "Trước kia, nơi này vốn là khai trường của Công ty Than Núi Béo. Họ đã tổ chức khai thác bằng hầm lò nên thỉnh thoảng chúng tôi vẫn móc lên được kèo lò bằng sắt và cột chống lò bằng gỗ. Sau đó, Núi Béo bán cho nhiều đơn vị tư nhân khác thì xảy ra tình trạng vô cùng phức tạp, rồi cuối cùng Đông Bắc vào làm và khai thác lộ thiên".
Hiện nay, đơn vị đang đào mỏ ở mức cốt âm 50m, có nghĩa là năm vừa qua để có được 500.000 tấn than, những cỗ máy của khai trường Khe Sim do anh Quảng chỉ huy đã bốc dỡ, gánh đi 10 triệu tấn đất đá. Với tỉ lệ như này, chỉ có những người lính Đông Bắc mới dám làm, các đơn vị khác họ đều... bỏ của chạy lấy người.
Nghe Đại úy Quảng tâm sự, chúng tôi mới hiểu được sự vất vả của người lính bám khai trường là thế nào! "Nhà tôi cách khai trường chưa đến 10km nhưng đã hơn một tháng nay tôi chưa về nhà. Con thì phó thác cho vợ chăm sóc. Hiện tại đang là mùa khô nên chúng tôi phải tranh thủ từng giây từng phút để sản xuất. Chứ khai thác lộ thiên thế này, chỉ cần có vài hạt mưa, xe chạy khó khăn thì đốt dầu, ăn lốp kinh lắm. Nếu chỉ huy không bám sát ở khai trường để đưa ra những lệnh sản xuất kịp thời là hoạch toán biết lỗ ngay trong ngày", Quảng nói.
Với những vất vả mà người lính Đông Bắc đang ngày đêm phải vượt qua trên khai trường, họ đã đạt được kết quả thu nhập từ 10 đến 14 triệu đồng/người/tháng. Tất cả những công nhân viên ở đây đều có một cuộc sống ổn định và trong họ ai cũng có một niềm tự hào, sẵn sàng chấp nhận gian khổ để khai những dòng than cho Tổ quốc.
Theo Danviet
Cảnh sắc kỳ vĩ hai bên cao tốc Hạ Long - Vân Đồn sắp thông xe Cao tốc 12.000 tỷ đồng dài gần 60 km đã hoàn tất hầu hết hạng mục để chuẩn bị thông xe ngày 30/12, cùng dịp với lễ khánh thành Cảng hàng không Vân Đồn (Quảng Ninh). Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng tại đoạn giao với quốc lộ 18 và cao tốc Hạ Long...