Than thở chuyện công ty cũ với sếp mới, cô nàng bất ngờ nhận được một tin nhắn từ chị kế toán khiến ai nấy đọc xong đều đứng hình
Đúng là sếp và đồng nghiệp nhà người ta toàn nói những lời như rót mật vào tai!
Chẳng dễ gì mà chúng ta có thể rời công ty cũ và sẽ thân thiết ngay với người của nơi làm mới. Với những ai có vừa có trải nghiệm tồi tệ, họ rất mong có sếp, đồng nghiệp ở bên để động viên vực dậy tinh thần. Đó hẳn sẽ là “món quà ra mắt” tuyệt vời mà lãnh đạo có thể đem tới cho nhân viên cấp dưới.
Mới đây, trên group tâm sự của các bạn trẻ, một cô nàng đã đăng tải câu chuyện của mình ở nơi làm mới khiến ai nấy đều rất ghen tị, ngưỡng mộ. Theo đó, cô vừa rời công ty cũ trong nước mắt nhưng may mắn thay đã gặp một người sếp mới tuyệt vời, thấu hiểu ngay cả khi cô than thở về những khó khăn mình gặp phải.
Xin tóm tắt status ấy như sau:
“Thật sự tâm trạng mấy bữa nay rất tệ luôn vì phải nhốt mình trong nhà: do dịch và cả thất nghiệp một phần do ảnh hưởng của dịch.
Mình nghỉ việc ở công ty cũ trong một tâm thế chẳng lấy làm vui vẻ, vì tin lầm người mà đẩy bản thân vào thế khó, nhưng một khi làm việc đã thuộc kiểu “bằng mặt không bằng lòng” thì mọi thứ đâu còn có thể tốt đẹp được. Ừ thì nghỉ thôi nhưng cảm giác gắn bó sau 3 năm vẫn rất đau ấy. Định là than thở để “làm nũng” một xíu với mọi người ở công ty thứ 2 mà mình đang làm freelancer thì nhận được những tin nhắn như hình. Thật tình trong lúc ấy mình đã khóc, những cảm giác uất ức được thay bằng sự nhẹ lòng do được cảm thông. Chẳng biết nói gì ngoài cám ơn mọi người.
P/s: Anh sếp dễ thương giới thiệu page cũng có nhắn an ủi trong hình nha.
À, và còn được chị thủ quỹ của công ty với nghề tay trái bán nước ép cho uống miễn phí tận 2 lần, với mỗi lần 2 chai to đùng, uống một chai no luôn khỏi ăn gì.”
Như vậy, chị kế toán công ty mới đã nhắn nhủ với cô nàng chủ status và ví cô như một viên kim cương. Sự so sánh ấy thực sự khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng, nhất là với trường hợp vừa trải qua chuyện nghỉ việc không mấy tốt đẹp của cô gái.
Cư dân mạng cũng bày tỏ nhiều comment thể hiện sự ngưỡng mộ với những người sếp, đồng nghiệp mới của chủ status.
Video đang HOT
Trong nhiều trường hợp, nếu than thở chuyện công ty cũ với sếp mới có khi sẽ bị mắng là kẻ vô ơn, bởi họ chẳng hiểu chị em đã phải trải qua chuyện gì. Nhưng người sếp tốt sẽ biết lắng nghe, thấu cảm và an ủi nhân viên mình. Hãy dựa vào một dấu hiệu này để biết xem đâu mới là người sếp mình nên gắn bó chị em nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Dân mạng xôn xao 1 start-up làm việc không chuyên nghiệp, thiếu minh bạch, sếp lớn còn thản nhiên gọi nhân viên là "bọn"
Phần lớn mọi người đều cho rằng start-up này làm việc quá kém và để lộ nhiều lỗ hổng trong khâu quản lý cũng như quy trình làm việc.
Mới đây, trên group của cộng đồng các bạn sinh viên, một dòng trạng thái "bóc phốt" công ty đã thu hút nhiều sự chú ý. Chủ status đã kể rõ ràng và chi tiết về quá trình 1 tháng thử việc như "địa ngục" của mình với start-up X. Nội dung bài đăng xin phép được tóm tắt như sau:
Phần 1: Được mời về làm việc
Vào tháng 11/2019, mình có nhu cầu mượn sách của khoa Ngôn Ngữ Anh các trường để tự học. Trong quá trình tìm tòi tài liệu, mình có quen được 1 bạn nữ tên là N, học tại Đại học Hà Nội. Sau một quá trình trao đổi thì mình đã mượn được những tài liệu mình cần. Tuy nhiên, vì mình cũng muốn thêm bạn thêm bè nên vẫn trao đổi nói chuyện với N. Và N đã kể cho mình về công ty mà bạn ấy đang làm - công ty X start-up về ứng dụng di động, project hiện tại của công ty là một app về tóm tắt sách. Công ty sẽ thuê các bạn Freelancer tóm tắt những quyển sách best seller, sau đó up lên app cho người dùng đọc.
N gửi cho mình một số bài mẫu của các bạn Freelancer, và mình phải thú thật là rất tệ, sai rất nhiều lỗi từ cơ bản đến phức tạp. Sau khi nghe qua mình nhận xét và sửa một số bài thì N cũng phải công nhận và thú thật với mình về cái tình hình tệ hại của dự án này, và ngỏ ý mời mình về làm việc với vai trò là QC - quản lí chất lượng bài viết.
Sau đó, mình đã đến công ty và trao đổi với anh T về nội dung công việc. các bạn có thể thấy trong ảnh sau:
Buổi phỏng vấn diễn ra khá nhanh và thiếu chuyên nghiệp. Sự thiếu chuyên nghiệp có thể được cảm nhận qua những câu nói của anh T, ví dụ như: "Ở Việt Nam đã có THẰNG NÀO làm giống em chưa?", "Em sẽ quản lí BỌN freelancer."
Không hề có hợp đồng thử việc. Công việc này là part-time, theo quy định thì thử việc 1 tháng nhưng công ty cho thử việc 2 tháng. Tuy nhiên, vì công việc này khá phù hợp với mục tiêu tương lai của bản thân, mức lương cũng không đến nỗi quá tệ so với khối lượng công việc và hơn hết là mình được mời về nên mình vẫn quyết định làm.
Phần 2: Đập đi - Xây lại
Theo như trao đổi thì mình sẽ bắt đầu làm vào tháng 1/2020. Tuy nhiên vì công ty có nhiều vấn đề và mình cũng muốn đi làm trước để làm quen mọi người nên mình đã đi làm không lương 2 ngày 29- 30/12/2019. Khi bắt đầu làm thì mình mới nhận ra dự án này có nhiều vấn đề như thế nào. Đặc biệt là trong cái workflow (quy trình làm việc) của dự án đó.
- Tuyển dụng freelancer ồ át, viết bài ồ ạt trong khi chữa, chấm bài thì chậm do thiếu người, vậy nên đến khi mình mới bắt đầu làm thì có tầm hàng chục bài chưa được chấm và chữa. Kết quả là trong vòng 1 tuần liên tục mình không làm được gì khác ngoài chữa bài.
- Một người phải làm quá nhiều việc, từ tuyển dụng cho đến chấm bài, chữa bài và điều phối, vậy nên là quá tải.
- Cơ chế tính lương cực dốt, theo kiểu cấp số nhân, vậy nên là freelancer cứ viết ầm ầm để gửi về, điều này dẫn đến chất lượng bài viết cực tệ. (Viết 4 bài được 1 triệu 2, viết 5 bài được 2 triệu 5, viết 6 bài được 3 triệu 6, viết 7 bài được 4 triệu 9)
- Không xét đến độ dài của sách, cào bằng cho tất cả sách là bằng tiền nhau, vậy nên là người viết dài cũng như người viết ngắn.
- Vì chấm chữa bài không kịp, chất lượng bài viết và freelancer cũng tệ nên là lương còn nợ rất lâu và nhiều.
- Đã thay đổi một vài người và một vài workflow nhưng cũng không hề khả quan.
Sau khi qua đợt chữa bài để launch app, mình bắt đầu quá trình xây dựng lại toàn bộ hệ thống của dự án đó. Mình là người trực tiếp nhúng tay vào gần như TẤT CẢ mọi nhiệm vụ và công việc. Mình đã xây dựng một workflow mới logic hơn, cụ thể hơn, có sự tách bạch rõ ràng hơn về nhiệm vụ (Freelance - Tuyển dụng - Quản lí - Điều phối - Sửa bài).
Đến cả những công việc như tính lương, thưởng, mình cũng là người phải sửa đổi lại, áp dụng những hiểu biết về Tài Chính (chuyên ngành của mình) và về thị trường lao động tiếng Anh để có được mức lương hợp lí, cân bằng giữa freelance và công ty. Như các bạn có thể thấy, mình phải ôm đồm quá nhiều thứ, thậm chí có rất nhiều việc không hề liên quan đến vị trí QC hay RD của mình.
Vậy thì N và T đang ở đâu?
T: Người sếp vĩ đại của công ty không hề có tí kiến thức nào về tiếng Anh hay sản phẩm. Vậy nên là toàn quyền mình lo và quyết định. Vậy nhưng ít ra thì anh ý cũng đã làm được cho mình những file quản lí ở Airtable.
N: Trong khi mình ngồi vắt óc suy nghĩ về workflow thì bạn N đang ngồi chữa bài. Một công việc mà hoàn toàn có thể được hoàn thành cực kì nhanh sau khi workflow đã hoàn chỉnh và tuyển được người. Nói vậy không có nghĩa là N không giúp được gì, bạn ý cũng làm được một số nhiệm vụ đơn giản như tổng hợp lại báo cáo về workflow cũ để mình làm ra workflow mới và làm được 1 số phần khác.
Thế nhưng, điều mà mình thấy buồn cười, đó là khi mình yêu cầu N gửi cho mình 1 bản workflow cũ, thì mình nhận được câu trả lời như sau: "Nhiệm vụ được giao vào tối thứ 6, và deadline là thứ 3 tuần tiếp theo. Mình nhận được báo cáo vào chiều thứ 2, tức mình có chưa đầy 1 ngày để nghĩ ra một cái workflow mới."
Và mình hoàn thành tất cả công việc trên trong khoảng 2 tuần. Chính anh T cũng đã phải công nhận với mình là workflow mới về mặt lí thuyết là ổn định và chất lượng hơn.
Phần 3: Ngày Tết kinh hoàng và lời chia tay chớp nhoáng
Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ trên, cộng thêm một vài việc nữa thì mình bắt đầu đưa workflow vào chạy thử, đồng thời hoàn thành nội dung chi tiết hơn. Mình có nhờ N làm hộ mình công việc tuyển dụng để chuẩn bị cho sau Tết, nhưng câu trả lời mình nhận lại là: "Cậu làm đi."
Và tất nhiên là mình đã làm. Trong 3 ngày liên tục, mình đã lọc hồ sơ, phỏng vấn online khoảng 60 người. Báo cáo lúc 11 giờ đêm. Thậm chí trong Tết, mình vẫn thi thoảng vào check và lọc tiếp hồ sơ, gửi mail để sau Tết sẽ phỏng vấn.
Vậy nhưng, đời không như là mơ. Chỉ ngay sau đợt tết, vào ngày cuối cùng của tháng 1, mình nhận được quyết định điều chuyển từ Leader - QC - RD trở thành Freelancer Trainer (Người đào tạo cho Freelancer). Điều đó diễn ra sau 1 buổi họp mà không hề có mình tham dự.
N và T đã tự ý điều chuyển mà không hề có văn bản hay thông báo gì khác ngoài 1 cái email quyết định không hề có lí do. Sau đó, mình có yêu cầu một buổi gặp mặt trực tiếp để trao đổi, và những gì mình nhận lại là KHÔNG TRANH LUẬN.
Và kết quả là mình đã nghỉ việc tại X. Kết thúc 1 tháng thử việc gian nan. Hi vọng qua câu chuyện của mình, các bạn sẽ có 1 góc nhìn khách quan hơn về công ty. Đồng thời, mình cũng nhận được thêm thông tin về nhân sự ở tình trạng khá giống mình ở X.
Quả thực, câu chuyện đang được cư dân mạng bàn tán trên là lời cảnh tỉnh đối với các bạn trẻ khi chọn một công việc để phát triển. Hãy thật khách quan đánh giá tình hình và chất lượng của mỗi doanh nghiệp để xem mình có đủ khả năng gắn bó không nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Hài hước chuyện cô nàng tuổi 28 làm "đủ thứ nghề": Từ dạy kèm, phiên dịch cho đến... giúp việc thuê theo giờ "Xin chào mọi người, các cụ ta nói 'một nghề cho chín còn hơn chín nghề', thế mà em hiện đang làm ngót nghét chín nghề một lúc bạn ạ". Với nhiều dân công sở mà nói, có thời gian và sức lực để cày 2 việc cùng một lúc đã là một cái gì đó quá xa vời bởi "làm một việc,...