Thân thế ‘khủng’ của người nằm trong lăng mộ cổ độc đáo nhất Trà Vinh
Ít ai ngờ chủ nhân khu lăng mộ mang kiến trúc hết sức độc đáo này là một trong 10 người giàu nhất vùng Tây Nam Bộ xưa, danh tiếng sánh ngang Công tử Bạc Liêu…
” Mộ ông Hàm” là tên gọi của một khu lăng mộ cổ mang giá trị nghệ thuật rất độc đáo, tọa lạc tại Ấp Bà Mi, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Về tổng quan, khu lăng mộ này có cấu trúc khá lạ với năm tòa nhà lục giác bao quanh một nhà lục giác ở giữa, tất cả đều cao khoảng 12 mét, có nền cao hơn 1 mét. Tháp nào cũng có nóc nhọn lợp mái ngói như tháp của các ngôi chùa Việt.
Mặt ngoài của các tòa tháp được trang trí cầu kỳ với rất nhiều phù điêu và tranh vẽ. Điều đặc biệt là các tác phẩm này mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa khác nhau: Việt – Hoa – Pháp – Khmer.
Yếu tố phương Tây thể hiện ở các mô típ hoa lá cổ điển. Yếu tổ Việt – Hoa nằm ở hình tượng rồng, các linh vật và bộ mái ngói truyền thống. Yếu tố Khmer là hình ảnh thần Cây-nor và tranh tường vẽ các thắng cảnh của Campuchia.
Gian nhà ở giữa là nơi có mộ phần của ông Hàm Huỳnh Kỳ – chủ nhân khu lăng mộ, cùng mộ hai vị phu nhân ở hai bên. Trong các tư liệu xưa, ông Hàm Huỳnh Kỳ được nhắc đến với tư cách một trong 10 đại địa chủ nổi tiếng nhất miền Tây Nam bộ thời thuộc địa.
Gắn với mảnh đất Trà Vinh, tên tuổi của ông Hàm sánh ngang với ông Dương Chân Kỷ ở Cần Thơ, ông Trần Trinh Huy ở Bạc Liêu (Công tử Bạc Liêu), ông Huỳnh Thủy Lê ở Đồng Tháp, ông Trần Văn Hoa ở Long An, ông Nguyễn Văn Hải ở Tiền Giang, ông Huỳnh Ngọc Khiêm ở Bến Tre…
Ở thời điểm đỉnh cao của sự nghiệp, ông Hàm Huỳnh Kỳ đã làm đến chức Đốc phủ sứ, là người đứng đầu tổng Tuân Giáo dưới quyền điều hành của viên quan Pháp ở tỉnh Cần Thơ. Cư dân địa phương thường gọi ông là Huyện Hàm.
Ông Hàm Huỳnh Kỳ đã có được quyền lực bằng cách bỏ một khoản tiền rất lớn ra mua chức tước. Đây là cách thức hợp pháp mà nhiều địa chủ giàu có thời thuộc địa thực hiện để có được chỗ đứng trong bộ máy cai trị của người Pháp.
Video đang HOT
Với mong muốn có một nơi an nghỉ xứng tầm ở thế giới bên kia, Huyện Hàm đã trích một phần gia sản khổng lồ để xây khu lăng mộ hoành tráng với kiến trúc có 1-0-2. Công trình do kiến trúc sư Trần Công Quan ở Sài Gòn thiết kế, nhóm thợ Sóc Trăng thi công, được xây từ năm 1944-1947.
Do những biến động của thời cuộc mà chỉ ít thập niên sau khi khu lăng mộ hoàn thành, các con cháu trực hệ của gia đình ông Hàm Huỳnh Kỳ đã lần lượt sang định cư ở Pháp. Kể từ đó mộ ông Hàm đã bị bỏ hoang suốt nhiều năm.
Ngày nay, khu mộ mang nhiều giá trị về kiến trúc và mỹ thuật này đã xuống cấp và biến dạng nghiêm trọng, khiến những du khách phương xa có dịp ghé thăm không khỏi tiếc nuối cho một công trình độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Nam Bộ xưa…
Khám phá dinh thự trăm năm tuổi, chứa nhiều 'báu vật' của công tử Bạc Liêu
Dinh thự được thiết kế và xây dựng bởi kỹ sư người Pháp. Hầu hết vật liệu xây dựng và nội thất cổ trong công trình này đều được nhập khẩu từ Paris, thể hiện sự giàu có và độ 'bạo chi' của gia chủ.
Lần đầu tiên đặt chân tới dinh thự của công tử Bạc Liêu, blogger Henry Dương (sống ở TP. Hồ Chí Minh) không khỏi choáng ngợp trước kiến trúc bề thế của căn nhà lớn nhất lục tỉnh miền Tây cách đây cả trăm năm.
"Ghé thăm nhà công tử Bạc Liêu, mình được lắng nghe những giai thoại về công tử Bạc Liêu và tận mắt chứng kiến sự giàu có, độ chịu chơi chịu chi của người giàu nhất vùng Lục tỉnh miền Tây thời đó", chàng trai trẻ kể.
Blogger này chia sẻ thêm, có dịp tới đây, du khách nên nhờ hướng dẫn viên thuyết minh tại quầy bán vé để hiểu hơn về ý nghĩa, câu chuyện của từng món cổ vật hay thông tin về cuộc đời công tử Bạc Liêu.
Blogger Henry Dương ghé thăm dinh thự của công tử Bạc Liêu vào một buổi sáng tháng 5 vừa qua (Ảnh: Henry Dương).
Dinh thự của công tử Bạc Liêu sau nhiều lần trùng tu vẫn giữ lại được nhiều nét kiến trúc bề thế ban đầu (Ảnh: Thanh Thanh)
Tọa lạc tại số 13 đường Điện Biên Phủ (phường 3, thành phố Bạc Liêu), dinh thự nguy nga của công tử Bạc Liêu đã trở thành điểm đến không nên bỏ lỡ đối với những du khách có dịp ghé thăm xứ đờn ca tài tử trong suốt nhiều năm nay.
Dinh thự nổi tiếng này được xây dựng và hoàn thiện trong hai năm, từ năm 1917 đến năm 1919. Người địa phương thường gọi đây là "nhà lớn" bởi độ bề thế, nổi trội khó công trình nào sánh bằng ở lục tỉnh miền Tây lúc bấy giờ.
Ngay từ bên ngoài, du khách đã có thể cảm nhận được độ nguy nga, hoành tráng của nhà công tử Bạc Liêu. Công trình do kỹ sư người Pháp thiết kế nên mang hơi hướng phong cách kiến trúc phương Tây nhiều hơn.
Công trình gồm hai tầng, kết nối với nhau bởi cầu thang làm bằng đá cẩm thạch (Ảnh: Henry Dương).
Đến tham quan nhà công tử Bạc Liêu, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng các món cổ vật quý giá được nhập khẩu từ phương Tây về cách đây cả trăm năm (Ảnh: Thanh Thanh).
Hai "báu vật" có kích thước "khủng" trong dinh thự của công tử Bạc Liêu (Ảnh: Thanh Thanh).
Đặc biệt, hầu hết các vật liệu xây dựng phục vụ cho dinh thự này đều được nhập khẩu trực tiếp từ Paris (Pháp). Thậm chí, từng chi tiết nhỏ như bu lông, ốc vít,... cũng được đóng dấu chìm thông tin thể hiện xuất xứ của nó, đồng thời thể hiện gia thế và độ "chịu chơi" của gia chủ.
Được biết, dinh thự tráng lệ này do ông Trần Trinh Trạch (hay còn gọi là ông Hội đồng Trạch) - cha của Công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy) xây dựng. Đến nay, sau nhiều lần trùng tu, công trình vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn và trở thành điểm đến hấp dẫn với những du khách yêu văn hóa, muốn tìm hiểu về kiến trúc xưa cũ.
Nhà công tử Bạc Liêu có thiết kế gồm hai tầng và một sân thượng. Bước chân vào bên trong, du khách không khỏi choáng ngợp với những đường nét thiết kế tinh xảo, toát lên vẻ sang trọng và hào hoa.
Không gian sang trọng với nhiều chi tiết hoa văn chạm trổ tinh xảo ở tầng trệt của dinh thự.
Trần nhà được gắn nhiều đèn vàng cổ kính, sang trọng được nhập khẩu trực tiếp từ Tây Âu. Những chiếc đèn tỏa này ánh sáng vàng dịu, tạo cho du khách cảm giác thân thuộc, ấm cúng.
Nội thất toát lên nét đẹp của kiến trúc phương Đông với hai màu chủ đạo là vàng và trắng. Mỗi cây cột trong nhà đều được trang trí hoa văn đẹp mắt. Ngoài ra còn có rất nhiều bình gốm cổ hay những bộ bàn ghế gỗ được chạm khắc cực kỳ tinh xảo.
Đây là chiếc xe sang trọng bậc nhất thời bấy giờ và được công tử Bạc Liêu sử dụng hàng ngày.
Chiếc ô tô được ông Trần Trinh Trạch mua năm 1930 tại Sài Gòn để đón con trai là công tử Bạc Liêu đi du học Pháp trở về. Chiếc xe này hiện được trưng bày ngay bên dưới tầng một.
Khu vực cầu thang dẫn lên lầu hai là một trong những góc check-in được du khách yêu thích khi ghé thăm dinh thự của công tử Bạc Liêu (Ảnh: Thanh Thanh).
Tầng 1 và tầng 2 của căn nhà kết nối với nhau bằng một hành lang lớn. Cầu thang lên tầng hai được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc tượng trưng cho sự vĩnh cửu, trường tồn.
Đặc biệt, ngoài cầu thang chính còn có một cầu thang phụ dẫn lên căn gác nhỏ - nơi được cho là khi xưa gia đình công tử Bạc Liêu thường dùng làm địa điểm chứa tiền.
Tầng trệt của ngôi nhà có 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh khá rộng và khu vực cầu thang dẫn lên lầu trên. Trên lầu còn có 3 phòng ngủ và hai đại sảnh khác được thiết kế tiện nghi, sang trọng.
Một góc chụp hình tại ban công trên lầu hai. Tương truyền, cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng là nơi ông Hội đồng Trạch từng dùng để phơi tiền (Ảnh: Henry Dương).
Đến nay, dù trải qua hơn trăm năm nhưng dinh thự của công tử Bạc Liêu vẫn mang lại những giá trị kiến trúc, nghệ thuật không hề "lạc hậu" so với thời đại, thậm chí còn càng trở nên quý giá và được đánh giá cao.
Giá vé vào tham quan nhà công tử Bạc Liêu là 30.000 đồng/người lớn và 10.000 đồng/trẻ em (Ảnh: Henry Dương).
Blogger Henry Dương lưu ý, trong dinh thự có nhiều đồ cổ quý hiếm nên khi tham quan, du khách cần hạn chế chạm hoặc ngồi lên ghế, phản để chụp hình, tránh làm trầy xước bề mặt gỗ.
Ngoài ra khi đi cùng với trẻ nhỏ, khách du lịch phải để mắt trông chừng các bé vì chúng có thể gây va chạm, làm rơi vỡ các đồ vật có giá trị trong nhà.
Khu vực gần dinh thự của gia đình công tử Bạc Liêu cũng có quán bánh bò và bún bò cay khá ngon, du khách có thể tìm đến và thưởng thức hoặc ghé chợ Bạc Liêu cách đó chừng 300m để trải nghiệm nhiều đặc sản khác của địa phương mà không cần đi xa.
Bên cạnh đó, nhà công tử Bạc Liêu có vị trí khá thuận lợi nên du khách có thể kết hợp di chuyển đến các địa điểm tham quan check-in khác tại vùng đất này như: Chợ Bạc Liêu (300m), chùa Ông Quan đế miếu (800m), khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1,3km), Quảng Trường Hùng Vương (1,5km).
Chàng trai trẻ check-in tại nhà hát Cao Văn Lầu.
Chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Bạc Liêu.
Nếu có nhiều thời gian trải nghiệm tại Bạc Liêu hơn, du khách có thể ghé thăm những điểm đến thú vị khác ở xứ đờn ca tài tử như chùa Ghositaram, chùa Xiêm Cán, Điện gió Bạc Liêu, Phước Hải cổ miếu, Quan Âm Phật Đài, Quảng trường Hùng Vương,...
Những mẫu nhà mái lá đơn giản và đẹp nhất Nhà lá sử dụng nguyên vật liệu từ thiên nhiên như lá cọ, lá dừa, lá chuối nên chi phí tương đối rẻ. Kiểu nhà mái lá phù hợp với người yêu thích phong cách truyền thống, dân dã. Nhà lá là gì? Nhà lá là kiểu công trình nhà ở được tạo nên từ các loại lá ghép lại với nhau. Đây...