Thân thế không ngờ của shipper “cưỡi” mô tô tiền tỷ, giao 1 ngày 200 chiếc điện thoại
Đốt không biết bao nhiêu lít xăng cho chiếc siêu mô tô mới giao được hết 200 chiếc điện thoại, và người giao hàng – shipper “VIP” thế này là ai?
Mới đây, trên Facebook, câu chuyện về shipper với phong thái cực “ngầu”, lái BMW R18 trị giá cả tỷ đồng, đi giao hàng gồm 200 chiếc điện thoại cho khách đặt mua trước đó, khiến nhiều người không khỏi thích thú.
“Người giao hàng siêu VIP”, “giao hàng có tâm” hay “giao hàng cho vui” là những biệt danh mà nhiều người đặt cho người đàn ông này, bởi trong bối cảnh điều kiện đi lại cực kỳ khó khăn, nhiều khi “đốt” rất nhiều xăng mới giao thành công một chiếc điện thoại. Chưa kể, hiếm khi đích thân ông chủ đi ship hàng cho khách, khiến câu chuyện các thêm thú vị.
Shipper mà nhiều người nói đến là ông Mai Triều Nguyên, CEO một chuỗi di động ở Sài Gòn. Trên Facebook cá nhân, ông Nguyễn cũng đã chia sẻ 1 số trải nghiệm của ông và các cộng sự trong những ngày “kiêm nhiệm” công việc đặc biệt này.
“Đi một vòng về mới thấy thương các bạn shipper, họ chở một xe hàng đứng trước rào chắn, tìm đường, gọi, tìm cách để đi được đến nhà khách. Chưa nói đến mưa gió… Nếu khách ở những đường lớn huyết mạch thì êm, còn hẻm thì khóc…
Thường họ block nguyên một vùng chỉ chừa đường chính vào vùng đó để dễ kiểm soát nên không thể theo Google được. Cho nên mùa này, nếu giá cước của các hãng tăng, thu nhập cho shipper cải thiện thì mình nghĩ cũng xứng đáng”, ông Nguyên chia sẻ trên trang cá nhân.
Hình ảnh giám đốc Mai Nguyên đi giao hàng trong mùa dịch nhận được rất nhiều quan tâm. Ông cho biết, đây là kỉ niệm có một không hai trong đời kinh doanh. (Nguồn ảnh: FBNV)
Hơn 200 chiếc điện thoại Galaxy Fold mới gấp rút giao cho khách. (Nguồn ảnh: FBNV)
Ông Mai Triều Nguyên là người Khánh Hòa, vào Sài Gòn học tập sau đó lập nghiệp. Vốn có “máu” kinh doanh, ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, ông Nguyên đã vay 1 người chị 5 triệu đồng, cùng bạn học hùn vốn làm ăn. Cửa hàng đầu tiên mở ra bán đĩa CD, thu mua và sửa chữa máy tính.
Video đang HOT
Ngày ấy, với sự nhạy bén, bên cạnh việc kinh doanh máy tính, ông có mở thêm một phòng game cho thuê theo giờ, và cũng nhận sửa chữa, nâng cấp các thiết bị máy tính, dạy kèm tại nhà cho những người muốn học về vi tính.
Ông Mai Triều Nguyên là cái tên có tiếng trong làng công nghệ. (Nguồn ảnh: FBNV)
Năm 2001, ông lại cùng bạn mở cửa hàng kinh doanh điện thoại. Tuy nhiên, chưa đầy nửa năm đã phải đóng cửa. Công việc thời gian đầu khởi nghiệp vấp phải không ít khó khăn, nhiều lần ông chủ trẻ chịu cảnh mất trắng.
Ông kể mình từng mượn sổ đỏ của gia đình vay ngân hàng 300 triệu đồng, vừa để trả cổ phần cho bạn làm ăn vừa bù vào khoản lỗ. Dố tiền còn lại vỏn vẹn 20 triệu đồng, ông mở cửa hàng di động mới, lấy tên mình – Mai Nguyên.
Ban đầu, ông Nguyên bán điện thoại Nokia và thẻ cào, sau đó có thêm dịch vụ tải hình nền, tải game cho khách. Là dân công nghệ thông tin, ông chủ trẻ đã nảy ra ý tưởng kinh doanh điện thoại trên website.
Giai đoạn 2008 – 2009, nhận thấy nhu cầu sử dụng điện thoại cao cấp, lạ, chính hãng của một bộ phận những người phất lên nhờ “trúng chứng khoán, nhà đất”, ông Nguyên mở thêm nhánh Mai Nguyên Luxury chuyên kinh doanh các mẫu điện thoại của Vertu, Mobiado với mức giá đắt hơn ít nhất là ba, bốn lần các mẫu điện thoại cao cấp thời điểm đó.
“Không tiềm lực kinh tế, không nhà đầu tư sau lưng, nếu cạnh tranh bằng quy mô, có lẽ tôi đã không trụ được trên thương trường đến giờ phút này”, ông Triều Nguyên từng chia sẻ cách đây 10 năm về chiến lược tồn tại và phát triển trong một thị trường bán lẻ điện thoại di động với hàng loạt “ông lớn”.
Việc tìm những ngách đặc biệt đã giúp Mai Nguyên “trụ” được đến nay sau 20 năm. Năm 2007, khi iPhone tràn vào Việt Nam, Mai Nguyên cũng đã đàm phán trở thành đại lý bán lẻ mẫu điện thoại cực “hot” này.
Tuy không bành trướng như nhiều hệ thống bán lẻ di động, chuỗi cửa hàng của ông Nguyên vẫn nổi tiếng ở những mặt hàng độc lạ, chính hãng và siêu cấp. Nhiều người đã không còn lạ lẫm gì khi Mai Nguyên luôn là 1 trong những cửa hàng đưa các dòng điện thoại “hot” nhất về Việt Nam sớm nhất.
Nhiều người choáng váng khi nghe báo giá một tô phở cả trăm nghìn
Sau thời gian dài, các shipper ở một số "vùng xanh" đã chính thức được phép giao hàng liên quận tại TP.HCM.
Nhiều siêu thị, hàng quán tại một số khu vực có nguy cơ thấp cũng được mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, hiện nay do chỉ có hình thức "bán mang về" là được hoạt động nên chi phí vận chuyển và giá hàng hoá cũng bị đội lên khá cao. Nhiều khách hàng tỏ rõ sự chán nản sau khi biết được số tiền mình phải trả nếu muốn gọi đồ ăn bên ngoài.
Shipper một số khu vực tất bật làm việc, kiếm thêm thu nhập giữa những ngày thành phố nới lỏng hoạt động. (Ảnh: VOV)
"Nhìn món ăn quen thuộc nhưng đành thở dài, cố nhịn vì giá cao"
Báo Thanh Niên đăng tải, kể từ ngày 16/9 trở đi, nhiều quận huyện trên địa bàn TP.HCM đã bắt đầu nới lỏng hoạt động, ví như tại quận 7, 4, 5... Tuy các hàng quán bắt đầu trở nên nhộn nhịp hơn, thế nhưng giá bán và phí giao hàng vẫn ở mức khá cao, không hề có dấu hiệu "hạ nhiệt". Như một quán ở quận 7, chỉ đặt tô hủ tiếu nam vang thôi đã mất hơn 90 nghìn đồng, trong đó 66 nghìn đồng tiền món ăn, 25 nghìn đồng phí giao hàng. Ở quận 4 cũng chẳng khá hơn, nếu đặt một tô hoành thánh đầy đủ cũng có thể mất cả trăm nghìn đồng.
Tình trạng này đã khiến cho rất nhiều người tiêu dùng ngán ngẩm. Bởi nếu muốn ăn ngon, họ phải trả gấp đôi, thậm chí gấp ba so với thông thường. Chị A.N (quận 7) bày tỏ: " Nhìn món ăn quen thuộc nhưng đành phải cố nhịn vì giá còn quá cao. Thôi thì chờ khi nào hạ tí nữa mới dám mua". Hay như M.Đ (quận 4) nói: "Tưởng đâu ngày đầu shipper giao liên quận thì cước sẽ giảm, ai dè vẫn vậy, chán chẳng muốn đặt gì".
Không chỉ giá thành cao, việc đặt đồ ăn bên ngoài cũng gặp nhiều khó khăn, bởi không phải shipper nào cũng chịu nhận đơn. Vì vậy, không phải đơn hàng nào cứ đặt, có tiền là được giao đến liền. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến phí ship cả tháng nay luôn ở mức cao ngất ngưởng.
Nhiều đơn hàng, phí ship còn cao hơn giá đồ ăn, thức uống. (Ảnh: Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)
Cũng trong ngày 16/9 vừa qua, nhiều siêu thị tại các quận, huyện đã đồng loạt mở cửa, đón khách đến mua trực tiếp. Tuy nhiên, những siêu thị này lại chỉ bán cho ai có phiếu đi chợ, thế nên bà con cũng bị hạn chế hơn khi đi mua đồ ăn. Còn nếu gọi shipper giao thực phẩm từ bên ngoài siêu thị về thì mức giá cũng chẳng hề nhỏ tí nào, ví như hành ngò sẽ là 80 nghìn đồng - 100 nghìn đồng/kg, các loại rau muống, bầu, rau cải từ 25 nghìn đồng - 30 nghìn đồng/kg...
Như vậy, đã gần 2 tháng trôi qua nhưng giá hàng hoá và phí ship vẫn luôn ở mức cao. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con, nhất là trong những ngày thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Đặc biệt, đối tượng phải chịu gánh nặng lớn hơn cả có lẽ là người nghèo. Do dịch bệnh bùng phát nên họ đã rơi vào cảnh thất nghiệp, nguồn thu nhập bị giảm mạnh, thậm chí là cắt đứt hoàn toàn. Khả năng mua thực phẩm cũng vì thế mà bị suy giảm không nhỏ.
Bà con đi chợ giữa mùa dịch. (Ảnh: Người Lao Động)
Nhiều quán nâng mức giá
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, nhiều chủ quán cho biết, nếu so với trước mùa dịch, giá bán của các mặt hàng đều có sự tăng lên. Riêng một tô phở thôi cũng đã có giá tăng khoảng 20 - 25% (ở mức 40 nghìn - 50 nghìn đồng/tô). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì giá của các nguyên liệu như thịt bò, rau xanh, củ quả... đều tăng mạnh. Cụ thể, giá thịt tăng 10 - 15%, giá rau ăn kèm các loại tăng 50 - 70%, chưa kể còn phải trả tiền thực hiện "3 tại chỗ" cho nhân công, chi phí an toàn chống dịch tại cửa hàng. Vì vậy, mọi chủ quán đều phải tính toán rất kĩ lưỡng mới có thể giữ được mức giá gần với trước dịch, sao cho vừa hài lòng khách vừa thu được lợi nhuận.
Theo nhận định của anh Đ - một chủ quán phở tại quận Bình Thạnh - cho biết hầu hết khách hàng trong mùa dịch này đều là những người sống tại các khu chung cư gần quán. Ở những cửa hàng có quy mô nhỏ, giá nguyên liệu và mặt bằng chung dù tăng nhưng vẫn trong giới hạn có thể tính toán để giữ giá như cũ. Còn ở những quán đạt số lượng trên 300 tô/ngày, tuy có thể tiếp cận được nguồn nguyên liệu giá tốt dễ dàng hơn, nhưng chi phí đầu vào vẫn cao do tiền nhân công, tiền thực hiện các biện pháp phòng dịch lớn.
Theo nhiều chủ quán nhận định, nếu thời gian tới có thể tự chủ được việc giao hàng thay vì phải phụ thuộc vào ứng dụng, rất có thể giá món ăn sẽ về lại như cũ.
Nhiều hàng quán tại TP.HCM đã bắt đầu hoạt động trở lại với hình thức "bán mang về". (Ảnh: Báo Tin Tức)
Phí ship tăng, các hãng giao hàng nói gì?
Một phần nguyên nhân khiến cho nhiều người chọn "tắt app", không đặt hàng là do phí ship quá cao. Bởi theo quy định của thành phố, shipper nếu muốn hoạt động liên quận, huyện phải đảm bảo đủ điều kiện phòng dịch, tức là xét nghiệm gộp 3 người, tần suất 2 ngày/lần. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, sau khi đã đến nơi thì kết quả tra cứu thông tin lại trả về kết quả "không tìm thấy thông tin nhân viên", dù trước đó đã điền đầy đủ mọi thủ tục cần thiết.
Chị H.T.X, một shipper giao hàng liên quận cho biết, từ 5 giờ sáng ngày 16/9, chị đã đến trạm y tế lưu động trên đường Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh) để xét nghiệm. Tuy nhiên, sau một đêm, thông tin trên ứng dụng "Tra cứu shipper" của Sở Công thương lại trống trơn, thế nên không thể xét nghiệm được. Chia sẻ với Tuổi Trẻ, chị nói: "Liên hệ với công ty mới biết là do lỗi hệ thống đang chờ khắc phục. Không được xét nghiệm, không có tên trong danh sách, đồng nghĩa cả nội quận tôi cũng không chạy được".
Đáng nói, có đến hàng trăm shipper cũng rơi vào trường hợp tương tự. Vì vậy, số lượng shipper hoạt động trong những ngày này rất ít, từ đó làm tăng giá vận chuyển.
Các shipper xếp hàng dài chờ lấy mẫu xét nghiệm. (Ảnh: Lao Động)
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Lê Huỳnh Minh Tú - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho biết, sắp tới, thành phố sẽ tăng số lượng shipper đăng ký chạy liên quận. Ông cũng nhấn mạnh: "Quan điểm của TP là không giới hạn số lượng shipper hoạt động, nhưng muốn hoạt động thì lực lượng này phải đáp ứng tiêu chí về tiêm phòng vaccine, xét nghiệm theo quy định để an toàn cho người dân" .
Còn về vấn đề tăng giá cước giao hàng, một ứng dụng shipper thừa nhận, họ buộc phải làm vậy để khuyến khích nhân viên làm việc và hạn chế tình trạng bị shipper huỷ đơn. Một số hãng còn nói rằng việc điều chỉnh giá bán là lỗi thuật toán của ứng dụng nhằm cân bằng cung cầu. Tuy nhiên, theo người tiêu dùng, đây là một cách lập luận khó chấp nhận, thậm chí có dấu hiệu "đục nước béo cò".
Hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, dù đời sống còn đang gặp nhiều bất cập, nhưng bà con vẫn nên cố gắng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định phòng Covid-19, để có thể bảo vệ chính bản thân và cộng đồng.
Chuyện chàng shipper thu hút sự chú ý trên mạng xã hội Hình ảnh "shipper quốc dân" nỗ lực để giao hàng, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn luôn là chủ đề được mọi người quan tâm tán thưởng. Gần đây cộng đồng mạng truyền nhau về clip anh chàng shipper "rẽ sóng" vượt biển nước để giao hàng, clip đã thu hút trên triệu 15 triệu lượt xem, và chia sẻ. Một người...