Thân tàu sân bay Liêu Ninh có thể bị biến dạng
Việc Trung Quốc thiết kế lại toàn bộ phần bên trong của tàu sân bay Liêu Ninh, tân trang từ tàu Varyag cũ mua của Ukraine, sẽ khiến thân tàu này bị biến dạng và mất thăng bằng.
Dù đồ sộ nhưng thân tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang có nguy cơ cao bị biến dạng và mất thăng bằng.
Tạp chí Kanwa Defense Review số tháng 6 dẫn đánh giá của chuyên gia tàu sân bay Nga cho biết tàu sân bay duy nhất hiện nay của Trung Quốc rất có thể sẽ bị biến dạng trong vài năm tới do chất lượng thép sử dụng bên trong và bên ngoài thân tàu không giống nhau.
“Con tàu đã được thiết kế lại hoàn toàn ở bên trong và chỉ bảo lưu lại phần vỏ tàu”, chuyên gia Nga xác nhận với Tạp chí Kanwa Defense Review sau khi được xem bản thiết kế khoang chứa máy bay của tàu Liêu Ninh.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Nga, hiện nay chưa thể chứng minh được rằng Trung Quốc đã cải tạo thành công tàu sân bay Liêu Ninh vì những vấn đề liên quan đến việc biến dạng thân tàu, hay mất thăng bằng sẽ chỉ có thể xảy ra sau vài năm nữa.
“Hiện nay người ta chưa nhìn thấy vấn đề, nhưng một vài năm sau rất có thể sẽ xuất hiện khả năng thân tàu bị biến dạng và mất thăng bằng”, ông nói.
Đây cũng là kết quả phân tích sơ bộ của các nhà thiết kế tàu thuyền của Đức và Hà Lan.
Nhóm kỹ sư thiết kế của Trung Quốc thừa nhận cũng đã biết rõ về điều này và sẽ không ngừng giám sát mọi tình trạng tiếp theo của con tàu để tìm giải pháp xử lý phù hợp.
Trước đó, để đáp ứng nhu cầu tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là hải quân, Trung Quốc đã quyết mua tàu sân bay cũ Varyag của Ukraine để cải tạo thành tàu sân bay Liêu Ninh. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, Bắc Kinh cũng đã tự tân trang lại toàn bộ phần bên trong của con tàu nhưng bằng một loạt chất thép khác.
Theo Dantri
Tàu sân bay thứ 2 TQ xuất hiện năm 2020?
Tạp chí Military-Industrial Courier (trụ sở tại Moscow) dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ tự sản xuất một tàu sân bay đầu tiên từ nay cho đến năm 2020.
Năm 2012, Trung Quốc chính thức đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào biên chế. Xét về chiến lược lâu dài, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng tàu sân bay kích thước lớn hơn, chạy bằng năng lượng hạt nhân giống như tàu sân bay Hải quân Mỹ.
"Trung Quốc sẽ tự đóng tàu sân bay đầu tiên từ nay cho đến năm 2020", Military-Industrial Courier viết.
Mặc dù một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng, Trung Quốc có thể sở hữu 6 tàu sân trong giai đoạn năm 2030-2035, nhưng các chuyên gia quân sự Nga nhận định khả năng đó khá thấp.
Trung Quốc sẽ có tàu sân bay thứ 2 vào năm 2020?
Tờ báo này cũng cho rằng, Trung Quốc sẽ không sử dụng tàu sân bay chống lại Đài Loan một cách trực diện. Vì hòn đảo này hoàn toàn nằm trong tầm bay của các chiến đấu cơ triển khai từ đất liền. Nhiệm vụ của các tàu sân bay là nhằm ngăn chặn Mỹ hỗ trợ Đài Loan nếu chiến tranh giữa hai bên nổ ra.
Cũng theo tờ báo này, J-15 không phải là máy bay chiến đấu duy nhất Trung Quốc triển khai lên Liêu Ninh mà còn có tiêm kích tàng hình J-31 do Tập đoàn Thẩm Dương chế tạo.
"Cùng với việc việc triển khai phát triển biến thể J-10 có thể hoạt động trên tàu sân bay Trung Quốc cũng đang tập trung nghiên cứu, sản xuất biến thể mới của tiêm kích J-31 có khả năng tác chiến trên Liêu Ninh. Ngoài ra, chương trình phát triển máy bay cảnh báo sớm đường không cho tàu Liêu Ninh cũng đang tiến triển tốt", Military-Industrial Courier viết.
Theo vietbao
Trung Quốc lần đầu hé lộ nội thất tàu sân bay Liêu Ninh - Tân Hoa xã hôm nay đã đăng tải chùm ảnh hé lộ nội thất của chiếc tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc do nước này tự chế. Tàu sân bay Liêu Ninh được Trung Quốc tân trang lại từ một vỏ tàu cũ của Ukraine, tàu Varyag, do Liên Xô đang xây dựng dở dang....