“Thần Sấm” khiến 38 người chết ở Philippines
Số người thiệt mạng trong trận bão đầu tiên của mùa mưa ở Philippines đã lên tới con số ít nhất 38 người vào ngày hôm nay, trong khi hàng triệu người ở thủ đô và các nơi khác vẫn phải chịu cảnh mất điện.
Bão “ Thần Sấm” gây mất điện trên diện rộng ngày thứ hai liên tiếp.
Khi bão Rammasun, hay còn gọi là “Thần Sấm” theo tiếng Thái, đã di chuyển hướng tới miền nam Trung Quốc, đường phố khắp thủ đô Manila vẫn ngổn ngang cây đổ, cành cây gẫy, cột điện, trong khi giới chức trách nỗ lực phục hồi điện.
Người đứng đầu Hội đồng quản lý và giảm thiểu nguy cơ thảm họa quốc gia Philippines, Alexander Pama, cho biết cơ quan của ông xác nhận 20 người thiệt mạng vào cuối ngày hôm qua. Nhưng ông dự đoán số người thiệt mạng còn
Video đang HOT
“Hầu hết những người chết là do bị cây đổ vào người”, Pama cho biết trên truyền hình ABS-CBN. Hội đồng cũng cho biết 5 người bị mất tích và 7 người bị thương.
Tuy nhiên sau đó con số người thiệt mạng được báo về tăng lên ít nhất 38.
Bão “Thần Sấm” đã quét vào miền đông Philippines vào ngày thứ ba vừa qua, trước khi đổ vào đảo chính Luzon và sau đó hướng về phía tấy, ra Biển Đông vào giữa ngày thứ tư.
Vũ Quý
Theo Dantri/ AFP
Thái Bình, Nam Định thực hiện lệnh cấm tàu thuyền ra khơi
Nhằm đối phó với bão "Thần Sấm", Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão (PCLB) tỉnh Thái Bình đã ra 2 công điện khẩn, yêu cầu Ban chỉ huy PCLB các cấp các ngành khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó với bão giật cấp 13, 14 này.
Ban chỉ huy PCLB tỉnh Thái Bình đã triệu tập các thành viên Ban chỉ huy PCLB, thủ trưởng các sở, ngành, lãnh đạo UBND huyện, thị, thành phố, chuẩn bị triển khai phòng chống cơn bão số 2. Đồng thời thành lập các tiểu ban, thực hiện theo phương châm "4 tại chỗ".
Các địa phương thực hiện lệnh cấm tàu thuyền ra khơi
Theo báo cáo nhanh, tính đến ngày 17/7, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có tổng 1.213 phương tiện với 3.377 lao động đang hoạt động khai thác thủy hải sản. Cụ thể hiện có 257 phương tiện với 906 lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó có 210 phương tiện với 642 lao động hoạt động đi về trong ngày. Một số phương tiện khác đang hoạt động tại các vùng biển lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh... Còn lại 956 phương tiện và 2.471 lao động đã về neo đậu tại các bến trong tỉnh.
Ban chỉ huy PCLB tỉnh Thái Bình cũng tổ chức di dời dân sống ngoài đê chính, đặc biệt là một số hộ dân ở các huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Phối hợp cùng Bộ đội biên phòng kêu gọi các tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển vào bờ trú ẩn. Đồng thời thực hiện lệnh cấm tàu thuyền ra khơi từ sáng 17/7.
Liên tục kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống đê sông, đê cửa sông, đê biển, nếu thấy không đảm bảo an toàn phải chuẩn bị lực lượng và vật tư kịp thời ứng phó. Tại một số địa phương thực hiện việc cắt tỉa cành cây, đóng cống nước, mở cống tiêu...Luôn luôn duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Tại Nam Định
Mặc dù dự báo bão không đổ bộ trực tiếp vào Nam Định, nhưng bão sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các địa phương ven biển của tỉnh. Để ứng phó với bão, chiều 17/7, Ban chỉ huy PCLB tỉnh Nam Định cũng đã ra lệnh cấm tàu thuyền ra khơi. Đồng thời lên các phương án nếu bão chuyển hướng đi thẳng vào Nam Định.
Tính đến thời điểm ngày 17/7, tỉnh Nam Định vẫn giữ được liên lạc với hơn 1.900 tàu thuyền, hơn 1.300 tàu đã neo đậu tại các vùng ven biển an toàn, một số tàu khác đang hoạt động ở các địa phương khác nhưng vẫn đang giữ được liên lạc. Ban chỉ huy PCLB đang tích cực kêu gọi các tàu còn hoạt động ngoài biển khẩn trương tìm nơi trú ẩn an toàn.
Đức Văn
Theo dantri
Ảnh hưởng bão, Quảng Ninh bắt đầu mưa diện rộng Ảnh hưởng của cơn bão số 2, 11h trưa nay 17/7, tại nhiều địa phương của Quảng Ninh bắt đầu có mưa trên diện rộng. Tuy nhiên trời yên gió, các hoạt động của người dân Quảng Ninh vẫn diễn ra bình thường trước khi bão có nguy cơ đổ bộ. Về phía cơ quan chức năng đã sẵn sàng phương án để...