Thân quen với ‘quan’ mới xin được việc ở cơ quan Nhà nước
Kết quả từ một cuộc khảo sát xã hội học quy mô lớn cho thấy, nhiều người dân cho rằng quan hệ thân quen với người có chức quyền là yếu tố quan trọng khi xin việc vào khu vực nhà nước.
Ngày 2/7, tại TP Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu lập pháp và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tổ chức hội thảo báo cáo chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2012 – đo lường từ trải nghiệm của người dân với việc thực thi chính sách, pháp luật, quy định của các cấp chính quyền.
Người dân ở Đà Nẵng được hướng dẫn tra cứu thủ tục hành chính và chấm điểm công chức qua mạng. Ảnh: Nguyễn Đông
Là khảo sát xã hội học quy mô toàn quốc, từ năm 2010 đến nay, nhóm điều tra đã phỏng vấn trực tiếp 32.500 người dân với sáu trục nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.
Video đang HOT
Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Quảng Bình được người dân đánh giá cao ở hầu hết trục nội dung, song cần cải thiện “kiểm soát tham nhũng”. Đà Nẵng cũng nằm trong nhóm dẫn đầu nhưng còn tồn tại điểm yếu về “tham gia của người dân ở cấp cơ sở” và “công khai, minh bạch”.
Tây Ninh có thứ hạng thấp ở cả hai năm 2011 và 2012 nhưng lại ghi điểm cao ở trục “thủ tục hành chính công”. Xếp cuối bảng là Khánh Hòa, tuy nhiên địa phương này vẫn được người dân đánh giá khá hiệu quả ở nội dung “cung ứng dịch vụ công”.
Báo cáo chỉ số PAPI cho thấy, gần 80% người dân không biết gì về quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương, 17% được biết nhờ thông báo của chính quyền và 3% biết qua nguồn tin khác. Thiếu công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nguyên nhân dẫn tới nhũng nhiễu trong quản lý đất đai ở địa phương.
80% người dân cho biết họ không biết gì về quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương mình. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông
Theo báo cáo chỉ số PAPI, gần 50% số người được hỏi cho biết quan hệ thân quen với người có chức quyền là yếu tố quan trọng khi xin việc vào khu vực Nhà nước như vị trí nhân viên, công an xã/phường, công chức địa chính, giáo viên trường tiểu học công lập, công chức tư pháp. Tham nhũng vặt và hối lộ là những vấn đề thường trực ở nhiều lĩnh vực và có chiều hướng gia tăng khi người dân xin việc vào khu vực nhà nước, khám chữa bệnh ở bệnh viện công tuyến huyện, làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người dân lựa chọn không tố giác do cái giá phải trả cho việc tố giác có thể lớn hoặc chưa tin vào hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng hiện nay có thể bảo vệ cho họ. Các địa phương kiểm soát tham nhũng công thấp nhất là Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Cao Bằng.
Cũng theo kết quả khảo sát, mức độ phổ biến và hiệu quả của Ban thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng khá mờ nhạt khi lần lượt 66% và 83% người dân được hỏi cho biết ở xã/phường của họ không có hoặc không biết hai ban này tồn tại hay không.
Theo VNE
Kiên quyết tăng cường kỷ cương hành chính
Ngày 21-6, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện "Năm kỷ cương hành chính 2013".
Theo Sở Nội vụ, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 01 về "Năm kỷ cương hành chính 2013" đã có tác dụng nâng cao rõ rệt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ở những bộ phận có giao dịch với công dân và tổ chức. Nhiều đơn vị đã giảm số lượng, tăng chất lượng các cuộc họp; tăng cường trách nhiệm cá nhân người đứng đầu... Đồng thời, có những biện pháp kiên quyết trong việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo thẩm quyền quản lý.
Ghi nhận những kết quả bước đầu, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho rằng, cần tiếp tục tập trung rà soát tất cả công việc, chỉ đạo, quyết định của TP, nếu việc gì chưa thực hiện thì phân công thực hiện rõ ràng trong hệ thống của mình. Đội ngũ cán bộ, viên chức cần có biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực trong thực thi công vụ, nghiêm cấm hành vi nhũng nhiễu, hách dịch, thiếu tinh thần trách nhiệm, nếu có biểu hiện tiêu cực phải loại trừ ngay.
Theo ANTD
Hà Nội kiểm tra các đường dây nóng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện rà soát việc công khai các số điện thoại đường dây nóng, hòm thư góp ý để kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc. Các địa chỉ này được xem là nơi để tiếp nhận góp ý về quy trình, thủ tục...