Thân phận những “cái bang” nhỏ bé

Theo dõi VGT trên

Nó sinh ra ở 1 vùng quê nghèo ở Vĩnh Phúc. Nó bảo “quê em là đất chó ăn đá, gà ăn sỏi. Nó nói: “Ra Hà Nội em mới biết cuộc sống của người thành phố sung sướng thế nào chứ như ở quê em, chỉ cần có đủ gạo ăn là may lắm rồi”.

Tết là dịp để người lớn lo toan và trẻ em háo hức. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có cảm giác háo hức đón chờ năm mới như thế, bởi chỉ một điều đơn giản: chúng là những đứa trẻ lang thang, không nơi nương tựa. Không còn gia đình, ngày ngày phải đối mặt với chuyện cơm áo, với những khó khăn của cuộc sống đầu đường xó chợ, những đứa trẻ đó không có quần áo mới để mặc Tết, không có những giây phút cười hồn nhiên bên gia đình trong những ngày năm mới, khi mà trong đầu chúng cũng bộn bề chuyện lo toan bữa ăn hàng ngày như nhiều người lớn khác.

Phận trẻ ăn xin ngày cuối năm

Trong những ngày cuối năm, đi đâu tôi cũng thấy một không khí hối hả khẩn trương. Dường như ai cũng mải miết với những lo toan trước thềm năm mới: người bán hàng đang tính toán nhập nhiều hàng để tranh thủ bán tết; những người vợ biết lo xa đã bắt đầu đi sắm sửa; những người già đi chùa cầu sự bình an. Những sinh viên háo hức chờ đợi ngày về; và bọn trẻ nhỏ sung sướng về những bộ quần áo mới, trò chơi mới. Nhưng hôm nay, giữa dòng chảy xô bồ của cuộc sống, tôi bất chợt bắt gặp 1 thằng bé ăn xin. Không biết thằng bé sẽ chuẩn bị gì cho cái tết của mình – cái ý nghĩ đó thôi thúc tôi đi theo nó trong một ngày trời lạnh buốt. Phải mất một lúc tiếp xúc, tôi mới tạo được sự tin tưởng của Giang Văn Hòa – cậu bé ăn xin nhỏ tuổi đó và nghe cậu kể về cuộc sống của 1 đứa trẻ ăn xin.

Nó sống trong 1 khu nhà trọ dưới chân cầu Long Biên mà người ta vẫn gọi là khu nhà trọ 5.000 đồng. Chỉ đến đó mới có thể hiểu được khả năng thích nghi vô hạn của con người. Đó là những khu nhà lụp xụp, tối tăm được bao bọc bởi mùi của rác, mùi xú uế. Sẽ không thể so sánh được môi trường sống ở đây so với sông Tô Lịch nơi nào “trong lành” hơn. Những người sống ở đây đều là dân tứ cố vô thân, dân lang thang và dân lao động nghèo. Họ sống vạ vật, tạm bợ, chỉ mong sao kiếm đủ tiền sống qua ngày. Hằng đêm, họ về đây ngủ trọ. Cả cái phòng chật hẹp được trải chiếu và để nhiều tấm chăn mỏng. Tất cả nằm chen chúc nhau, nên dù mùa đông lạnh, không có đệm, thì chỉ một lúc sau khi ngủ, căn phòng đã trở nên ngột ngạt.

Giang Văn Hòa bảo không có một ngõ ngách nào ở Hà Nội là nó chưa đi qua. Ngày nào thằng bé cũng dậy từ lúc 5g sáng để có thể đến được những nơi nó thường hay xin ăn. 12 tuổi nhưng nó có thân hình của một đứa bé 8 tuổi và gương mặt của 1 người trưởng thành. Có lẽ bởi đôi vai của nó quá nhỏ khi gánh trên vai cả 1 gia đình.

Nó sinh ra ở 1 vùng quê nghèo ở Vĩnh Phúc. Nó bảo “quê em là đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Nó nói: “Ra Hà Nội em mới biết cuộc sống của người thành phố sung sướng thế nào chứ như ở quê em, chỉ cần có đủ gạo ăn là may lắm rồi”. Bố nó nhiễm di chứng của chất độc da cam. Nó có 3 anh chị thì cả ba đều bị thiểu năng. Chỉ có nó may mắn lành lặn. 4 năm trước bố nó qua đời, nó nghiễm nhiên trở thành trụ cột chính của gia đình. Ở tuổi lên 8, nó bước vào đời, bước vào con đường của kẻ ăn xin chuyên nghiệp.

Như bao đứa trẻ lang thang khác, nó cũng bị đánh đập, bị bắt nạt và cũng phải nộp tiền cho bọn bảo kê mỗi ngày. Theo luật, mỗi ngày nó phải nộp 30 nghìn đồng. Ngày nào không có đủ tiền thì ngày đó sẽ bị ăn đánh. Hồi đầu mới vào nghề, nó thường xuyên bị đánh đập vì không nộp đủ tiền. Cuối cùng nó cũng nghĩ ra cách đi ăn xin cùng với 1 bà lão mù. Nhìn cảnh một già, một trẻ ăn mặc rách rưới đi trên đường, người qua đường dễ động lòng hơn. Vì thế, nó xin được nhiều tiền hơn.

Có những người thương cảm, nhưng có những người dù cho tiền vẫn tỏ thái độ dè bỉu với bà cháu nó. Nhưng dần dà, qua năm tháng, nó đã quen với những ánh mắt đó, quen với những lời nói đôi khi có thể làm nó buồn lòng. Ngày nào nó và bà lão mù cũng phải đi từ 40-50km nhưng bù lại số tiền kiếm được cũng tạm đủ để giảm bớt gánh nặng cuộc sống trên vai nó.

Khi tôi hỏi việc chia tiền thế nào thì nó bảo: “Bà nhường em nhiều tiền hơn vì bà ấy thương hoàn cảnh của gia đình em. Nhưng dạo này bà ấy đau yếu lắm rồi. Chắc chẳng sống được bao lâu nữa. Lúc đó em sẽ phải tìm người khác. Biết là không thật thà, nhưng có như vậy mới kiếm được tiền. Hôm nay bà ấy cũng ốm nên em phải đi ăn xin một mình đấy”.

Giang Văn Hòa kể: “Em là vẫn còn sướng đấy! Có 1 lần em thấy 1 ông lão ăn xin vì đói quá nên lao vào cướp bát phở của một quán ăn ven đường. Ăn xong ông ta vục mặt xuống thùng nước rác uống. Bà chủ quán đánh đuổi đi nhưng ông ta vẫn cười. Em nhìn thấy thương lắm nhưng không làm gì được. Mình cũng chỉ là 1 kẻ ăn xin, nếu em giúp ông ấy thì ai giúp mẹ và các anh chị em ở nhà”.

Thân phận những cái bang nhỏ bé - Hình 1

Những đứa trẻ lang thang, không nơi nương tựa

Video đang HOT

“Ăn xin cũng là một nghệ thuật”

Có thâm niên trong nghề nên nó kiếm được cũng kha khá. Nó bảo “ăn xin cũng là một nghệ thuật!”. Mỗi ngày nó kiếm được từ 70.000đ – 300.000đ. Những ngày cuối năm như thế này là những ngày kiếm được nhiều tiền nhất. Nó bảo “có lẽ bởi cuối năm ai cũng nhân từ hơn”. Làm nghề này mà không có mánh khóe thì không thể làm được. Những nơi mà nó thường hay hoạt động là gần chùa, gần những công viên và những khu có nhiều du khách nước ngoài. Nó khoe “có lần em được một ông Tây cho 100.000đ liền”.

Do ở trong 1 gia đình có nhiều người bị tật nguyền nên nó có 1 biệt tài rất đặc biệt. Khi nào mà gặp phải khách xộp, nó lại lăn lộn ra đường, miệng sùi bọt mép như người bị động kinh, còn bà lão đi cùng nó thì ôm lấy nó khóc, làm nhiều người qua đường không thể không dừng lại vì tò mò, cũng không thể không bỏ vài đồng tiền lẻ ra cho bà cháu nó. Những “phi vụ” đó thường được khá nhiều tiền. Nhưng nó cũng có lòng tự trọng của riêng mình. Dù trò ma mãnh đó giúp nó kiếm sống dễ hơn. Nhưng chỉ ngày nào “thất thu”, nó mới buộc mình phải như thế bởi “những lúc làm thế, em nhớ các anh chị em ở nhà đến chảy nước mắt”.

Hoạt động trong nghề lâu năm nên chỉ cần nhìn mặt là nó biết người nào có thể xin được, người nào không. Đối tượng mà nó hay xin nhất là những ông bà già nhìn có vẻ giàu có và phúc hậu, những du khách nước ngoài và cả những đôi trai gái đang tâm sự. Nó bảo “những đôi tinh nhân thường không thích bị quấy rầy nên rất dễ xin tiền nếu chịu khó “bám dai” một chút”. Nó cũng hay đứng chờ ở cổng các công ty lớn, những quỹ bảo trợ trẻ em vì ở những nơi đó “họ phải giữ thể diện cho mình nên có không muốn cho cũng phải cho”.

Nhưng để kiếm được đồng tiền cũng không phải dễ. Nó phải đối mặt với bọn trẻ con lang thang khác. Để bảo vệ phạm vi hoạt động của mình, nó thường xuyên phải đánh nhau. Nó giơ 2 tay chằng chịt những vết xẹo cho tôi xem với vẻ mặt thản nhiên, khoe rằng đó là chiến tích trong những lần “tranh giành địa bàn hoạt động” đó.

Trong những dịp lễ Tết, nó và những đứa trẻ ăn xin khác thường được các cơ quan chức năng đưa vào các trung tâm chăm sóc trẻ lang thang, nhưng năm nào nó cũng phải cố tìm cách “thoát thân”, bởi nó bảo vào đó, chỉ mình nó được ăn uống no đủ, còn mẹ và anh chị em nó ở nhà thì không. Nếu những đứa trẻ bình thường đều được ở bên bố mẹ, được bố mẹ yêu thương, chiều chuộng, thì dịp Tết, nó càng phải bám trụ ở Hà Nội, không dám về quê, vì nó bảo Tết là dịp kiếm được nhiều tiền nhất, giúp nó hỗ trợ mẹ mua thuốc thang chữa bệnh cho mấy người anh, người chị.

Và một tương lai xa vời

Cứ sống như thế từ ngày này qua tháng khác, từ năm này qua năm khác, chưa bao giờ cậu bé đó nghĩ đến tương lai, bởi tương lai với nó chỉ là một cái gì đó thật xa vời, bấp bênh, mờ mịt. Nó nói: “Ngay lúc này em chỉ mong sao có đủ tiền để lo cho gia đình một cái Tết bình thường. Em thích một bộ quần áo mới nhưng có lẽ để lúc khác vì quần áo của mẹ em rách lắm rồi. Hi vọng là em sẽ có đủ tiền để mua cho mẹ và các anh chị mỗi người một cái áo ấm. Mùa đông ở quê em lạnh lắm. Em cũng chỉ dám mua đồ si đa thôi”. Nó bảo cuộc sống lang thang rất phức tạp. Nó cũng biết những thủ đoạn, mánh khóe mà nó vẫn dùng là sai trái nhưng biết làm nghề gì khi mà gia đình nó không có một tấc đất để mà cày cấy còn nó thì chẳng biết đọc, chẳng biết viết.

(Theo Công an nhân dân)

Thân phận ê chề của sơn nữ 'vượt biên' mong đổi đời

Bị bán như món hàng rồi 10 năm đằng đẵng sống tủi nhục trong "địa ngục" trần gian ở nơi đất khách, quê người. Giờ đây khi trở về Việt Nam, Hằng vẫn phải sống "chui lủi" để trốn án phạt treo lơ lửng trên đầu...

Mảnh đất Đồng Cốc, một xã biên giới nghèo thuộc tỉnh Bắc Giang từ lâu đã được gọi một cái tên chua chát là "làng vượt biên".

Khi cánh đồng quê nghèo trơ gốc rạ, vài trăm gốc vải năm được năm mất chưa đơm hoa, những người dân nghèo nơi đây lại khăn gói đi tứ xứ làm thuê làm mướn mưu sinh. Có người ra thành phố, người xuống Hà Nội, người vượt biên trái phép sang Trung Quốc, tất cả họ đều rời quê hương với ước vọng có một cuộc sống tươi sáng hơn.

Một trong số những người ôm khao khát đổi đời nơi đất khách quê người là những sơn nữ trẻ. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, không ít người trong số họ bị lừa bán như món hàng, chịu cảnh sống ê chề, đầy nước mắt...

Tan vỡ giấc mơ đổi đời

Chúng tôi tìm đến nhà Nguyễn Thị Hằng, thôn Phúc Kiến, xã Đồng Cốc, người được xem là "bị cắt hộ khẩu" ở xã do vượt biên trái phép.

Hằng không có nhà, theo lời chị Hà Thị Dung, chị dâu Hằng thì hiện tại người nhà cũng không biết Hằng đi đâu, làm gì, hơn một năm nay vẫn "bặt vô âm tín". "Tội nghiệp nó lắm các cô ạ", chị Dung rơm rớm mở lời về cuộc đời đầy nước mắt của người đàn bà vừa mới bước sang tuổi 25 ấy.

Thân phận ê chề của sơn nữ &'vượt biên' mong đổi đời - Hình 1

Chị Hà Thị Dung kể cho tôi nghe câu chuyện đầy nước mắt của cô em chồng.

Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1986 trong một gia đình dân tộc Tày nghèo. Bố mẹ mất sớm, Hằng và anh trai chỉ dựa vào 2 sào ruộng, vài mảnh vườn sống lay lắt qua ngày. Năm 2000, cũng giống như nhiều người con gái trong làng lúc bấy giờ: khao khát thoát khỏi vùng quê nghèo lam lũ, có cái ăn, cái mặc, được sống sung sướng như những câu chuyện người ta vẫn kể về chốn phồn hoa đất người mà Hằng chưa từng đặt chân đến.

Và thế là khi có người làng đánh tiếng rủ Hằng sang Trung Quốc làm may, lương tháng cao, công việc nhàn hạ, lại có cả ô tô về đón Hằng đã không ngần ngại đồng ý. Chuẩn bị ba lô, quần áo, Hằng lên đường với bao hy vọng.

Niềm vui ngắn chẳng tày gang, vừa lên xe, sau khi uống chai nước người đàn bà nọ đưa cho Hằng, cô bất tỉnh nhân sự. Khi tỉnh dậy cô mới biết mình đã bị lừa bán sang Trung Quốc với giá 3000 tệ. Cô khóc lóc thảm thiết đòi về nhà thì người tự nhận là chủ mới của cô hết dỗ ngon, dỗ ngọt, lại dọa đánh đập, chửi mắng...

Cô bị nhốt trong một phòng kín, nhưng ngày nào cũng có dăm bảy vị khách ghé qua nhòm qua khe cửa rồi xì xào điều gì đó mà cô không rõ. Được khoảng 1 tuần, thì cô lại bị một người đàn bà dẫn đi nơi khác. Người này thẳng thắn cho cô biết rằng, bà ta là kẻ buôn người và vừa mua lại cô của người chủ cũ. Đau đớn ê chề, nước mắt lã chã, cô chỉ biết khóc lóc tủi nhục khi thấy thân phận mình chỉ như mớ rau, mớ cỏ mà người ta trao qua đổi lại.

Ở nhà "chủ mới" được 1 tháng, thì Hằng bị bán làm vợ cho một người đàn ông ở Quảng Tây, Trung Quốc.

Không có thiên đường

Anh chồng "hờ" của Hằng nom cũng ngót 50 tuổi, hơn cả tuổi bố Hằng. Gương mặt có phần gì đó cục mịch, đần độn, hắn bị thọt một chân, bận một bộ đồ nhàu nhĩ, sau này Hằng mới biết anh ta đã có "thâm niên" hơn 30 năm làm nghề bốc vác. Tủi nhục lắm, nhưng Hằng vẫn tự nhủ, thà bị bán làm vợ người ta còn hơn bị đày đọa trong thân phận gái bán hoa...

Anh ta đưa Hằng lòng vòng qua mấy chuyến xe rồi dừng chân ở một ngôi nhà mái ngói, lụp xụp. Căn nhà nhỏ trống huếch trống hoác, không đồ đạc giá trị. Nhìn mấy chiếc cuốc, xẻng vứt chỏng chơ bên hiên nhà, Hằng biết rằng gia đình cũng làm ruộng như nhà Hằng ở quê, một chút hy vọng nhỏ nhoi vừa nhen nhóm ngay lập tức đã bị dập túi bụi.

Cũng kể từ giây phút bước vào căn nhà ấy, cô gái 16 tuổi đã phải bắt đầu quãng thời gian sống tủi nhục, đau đớn nhất.

Nhà chồng Hằng có cả thảy 9 người, người nào cũng lầm lầm lì lì ít nói, nhưng Hằng sợ nhất là ánh mắt sắc như dao của bà mẹ chồng. Làm quần quật như trâu ngựa từ sáng sớm đến tối mịt, nhưng bất cứ khi nào chạm mặt là mẹ chồng Hằng lại rủa xả, mắng chửi, mạt sát không thương tiếc.

Người chồng đần độn đã không bênh vực mà ngược lại, nghe lời xúi bẩy của mẹ, hắn thường xuyên đánh đập Hằng bằng những trận đòn nhừ tử.

Đến 2003, Hằng sinh một cô con gái. Những tưởng có con nhà chồng sẽ đối xử tử tế với mình hơn, nhưng không, vừa sinh con được 1 tháng, mẹ chồng đã bắt cô đi làm thuê ở xưởng nhựa tái chế và cứ mỗi khi nhác thấy bóng Hằng về là bà ta lại cất giọng chửi rủa. những lời mạt sát, Hằng đoán chừng bà ta căm giận và ghét Hằng đến thế vì số tiền mà bà ta đã phải vay mượn để "mua" Hằng về... Nghe mẹ xúi, gã chồng bạc nhược lại lôi xềnh xệch Hằng mà đấm, mà đá. Không thể chịu nổi cảnh sống không bằng chết, năm 2008, Hằng quyết tâm bỏ đi.

Vơ vội mấy bộ quần áo và số tiền 300 tệ dành dụm sau 8 năm trời, Hằng nuốt nước mắt từ biệt đứa con thơ để tìm đường trở về quê hương. Tự nhủ, nếu chuyến này bị bắt lại thì Hằng sẽ dùng cái chết để quyên sinh, chứ không chịu mãi mãi làm thân trâu chó...

Nước mắt ngày trở về

Thuê xe bỏ trốn đến cửa khẩu Chi Ma thì Hằng bị Công An bắt lại. Số tiền nhỏ dành dụm và ít quần áo tư trang cũng bị tạm giữ. Hằng bị nhốt 1 tháng chờ anh trai đến nộp phạt rồi tay trắng trở về sau 8 năm biền biệt.

Thân phận ê chề của sơn nữ &'vượt biên' mong đổi đời - Hình 2

16 tuổi ôm ước vọng đổi đời để rồi bị vùi dập ê chề. Giờ đây Hằng trở thành người đàn bà 25 tuổi "không chốn dung thân"... Ảnh minh họa

Trở về nhà, Hằng lại bị cái án phạt "treo lơ lửng trên đầu" do vượt biên trái phép và bị cắt hộ khẩu tại địa phương. 4 tháng sống "chui lủi", một lần nữa Hằng lại rời quê hương.

"Ngày nó đi, chỉ cầm tay chúng tôi mà khóc hết nước mắt, nó bảo: đời nó, ngay từ khi bước sang cái xứ người kia là đã kết thúc rồi, bây giờ không thể trở về quê hương nó sẽ khăn gói đi. Hơn một năm nay nó cũng không thư từ, gọi điện gì về cho gia đình, giờ chúng tôi cũng không biết Hằng đang sống ở đâu? Làm gì?...", giọng chị Dung lạc đi, mắt hấp háy đỏ.

Lê Trang

Theo Bưu Điện Việt Nam

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024

Tin mới nhất

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ

10:58:59 18/11/2024
Đến 4 giờ ngày 19-11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 km/giờ, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370 km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Có thể bạn quan tâm

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?

Thủ tướng Đức chia sẻ về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump

Thế giới

12:41:36 18/11/2024
Năm ngày sau cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump, Thủ tướng Scholz đã trao đổi qua điện thoại với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz trông gần 2 năm qua...

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Thời trang

12:27:10 18/11/2024
Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng tạo ấn tượng mạnh và giúp người mặc tiết kiệm thời gian phối đồ mà vẫn nổi bật và thời thượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách sành điệu...

Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời

Netizen

12:15:07 18/11/2024
Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ - là câu nói chắc hẳn chúng ta nghe ít nhất một lần trong đời.

Bắt giữ nhiều đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng

Pháp luật

12:12:59 18/11/2024
Ngày 18/11, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, đã bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lưu Xuân Kiên (1997, thường trú tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt

Ẩm thực

11:41:22 18/11/2024
Mất chưa đầy 20 phút để chuẩn bị món trứng gà ngâm tương thơm ngon này, và một khi đã làm xong, bạn sẽ có món ngon cho cả tuần!

Vì sao nên uống chanh mật ong vào buổi sáng?

Làm đẹp

11:34:48 18/11/2024
Ngoài ra, mật ong hoạt động như một chất prebiotic, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi. Sự kết hợp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón, tạo tiền đề cho một ngày thoải mái hơn.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

Sức khỏe

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Pep thay đổi bộ mặt Ngoại hạng Anh thế nào

Sao thể thao

11:01:56 18/11/2024
Từ khi Pep Guardiola đặt chân tới Ngoại hạng Anh vào năm 2016, một làn sóng thay đổi lớn đã cuốn qua giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù.

9 "tuyệt chiêu" lưu trữ giúp mẹ tôi không tốn đồng nào mà nhà vẫn luôn gọn gàng một cách không ngờ

Sáng tạo

10:48:04 18/11/2024
Sau khi đến tuổi trung niên, họ thường điềm tĩnh, nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn, nói năng dịu dàng, làm việc có nề nếp và quan trọng là luôn giữ được nhà cửa gọn gàng mà không hề tốn công sức hay tiền bạc.

Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2

Sao việt

10:27:08 18/11/2024
Hậu chia tay bạn trai thiếu gia vào giữa năm 2022, Hòa Minzy vẫn sống một mình. Cô tập trung vào công việc và chăm lo cho bé Bo - cậu con trai 5 tuổi của cô.