Thân nhân người bị oan sai cũng được bồi thường?
UB Thường vụ Quốc hội gửi văn bản xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội về dự thảo luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước (sửa đổi), trong đó có nội dung quy định việc bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với thân nhân người bị oan oan trong hoạt động tố tụng hình sự.
Việc xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội về Dự luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước (sửa đổi) là để phục vụ cho phiên họp các đại biểu chuyên trách sắp diễn ra nhằm chuẩn bị trước nội dung cho kỳ họp thứ 3 của Quốc hội (sẽ diễn ra trong tháng 5, tháng 6).
Tại kỳ họp thứ 3 này, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua dự luật này, sau khi hoàn thành quy trình cho ý kiến tại 2 kỳ họp.
Ông Huỳnh Văn Nén – “người tù thế kỷ” 2 lần bị hàm oan – và vợ.
Thực tế đã xem xét bồi thường thân nhân
Qua thảo luận tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội, một trong những vấn đề còn ý kiến khác nhau là bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với người thân thích của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự.
UB Thường vụ Quốc hội nêu hướng ý kiến của nhiều đại biểu đề nghị bổ sung quy định bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự và chỉ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người thân thích của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết.
UB Thường vụ Quốc hội cho rằng, trên thực tế, người thân thích của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự cũng chịu những tổn thất nghiêm trọng về mặt tinh thần mà không phụ thuộc vào việc người bị thiệt hại còn sống hay đã chết. Hơn nữa, quan hệ bồi thường ở đây không thuần túy là quan hệ dân sự thông thường mà là quan hệ giữa một bên là cơ quan nhà nước với một bên là cá nhân, tổ chức, xuất phát từ hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện công vụ.
Chính bởi tính chất của mối quan hệ đó mà hành vi vi phạm pháp luật này có ảnh hưởng trực tiếp không chỉ tới người bị thiệt hại mà cả đối với người thân thích của họ. Vì vậy, quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng phải tính tới xuất phát điểm của mối quan hệ đặc thù này.
Để phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Thường trực UB Pháp luật đã có công văn gửi TAND tối cao đề nghị gửi hồ sơ bồi thường của một số vụ việc. Qua nghiên cứu hồ sơ, cơ quan này nhận xét, trong thời gian qua cũng đã có bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự.
Video đang HOT
Do còn có sự khác nhau giữa các quy định của pháp luật hiện hành với thực tiễn áp dụng và ý kiến khác nhau trong quá trình chỉnh lý, UB Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Quốc hội về việc cho phép quy định bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, cả trong trường hợp người đó đã chết hoặc còn sống.
Quyền lựa chọn cách giải quyết bồi thường
Ngoài ra, nguyên tắc bồi thường và quy trình giải quyết bồi thường nhà nước cũng là một trong những vấn đề lớn được UB Thường vụ Quốc hội đề cập trong văn bản xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội. Đây được xem là nội dung quan trọng, có tính xuyên suốt, ảnh hưởng đến kết cấu của dự thảo luật.
Thảo luận lần đầu tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016, đa số các đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên tắc bồi thường như luật hiện hành. Theo đó, bên cạnh cơ chế giải quyết bồi thường tại cơ quan quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, luật cho phép kết hợp giải quyết bồi thường trong quá trình giải quyết khiếu nại, trong quá trình tố tụng hành chính, tố tụng hình sự.
Các ý kiến cũng đề nghị bổ sung quy định người bị thiệt hại khi đã có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện tại tòa án yêu cầu bồi thường.
Nhưng cũng có một số ý kiến tán thành nguyên tắc bồi thường và giải quyết bồi thường như dự thảo luật Chính phủ trình Quốc hội, tức là thống nhất một cơ chế giải quyết bồi thường tại cơ quan quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, không cho phép kết hợp giải quyết bồi thường trong quá trình giải quyết khiếu nại, trong quá trình tố tụng.
Theo UB Thường vụ Quốc hội, bồi thường nhà nước về bản chất là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, việc giải quyết bồi thường cần bảo đảm tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Vì vậy, bên cạnh quyền yêu cầu cơ quan quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết bồi thường theo trình tự, thủ tục quy định tại luật này thì cá nhân, tổ chức bị thiệt hại cũng có quyền yêu cầu giải quyết bồi thường thông qua việc khởi kiện ra Tòa án.
Quy định như vậy nhằm bảo đảm quyền lựa chọn của người bị thiệt hại, tương tự như quy định về quyền lựa chọn giải quyết khiếu nại theo con đường hành chính hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính hiện hành.
Tuy nhiên, trước quan điểm chỉ nên thống nhất một cơ chế bồi thường, bên cạnh cho ý kiến trực tiếp, UB thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tổ chức họp lấy ý kiến các cơ quan hữu quan và có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ý kiến bằng văn bản về nội dung này.
Qua tổng hợp ý kiến, các cơ quan về cơ bản thống nhất với quan điểm của nhóm đa số đại biểu Quốc hội. UB thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật theo phương án này để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
P.Thảo
Theo Dantri
Cựu tử tù Hàn Đức Long: Gia đình khốn khổ vì những đòn thù "bẩn"
Ông Hàn Đức Long (Bắc Giang) từ khi vướng vào oan trái, nhiều năm phải mang án tử hình và ở trong phòng biệt giam, đó là nỗi khổ ghê gớm. Cũng chừng đấy năm, nơi quê nhà gia đình ông cũng phải chịu biết bao nhiêu "đòn bẩn" từ sự trả thù hèn hạ...
Đòn trả thù bẩn nơi làng quê
Vừa rót nước cho khách, ông Hàn Đức Long vừa nhìn lên trần nhà nói căn nhà này vợ chồng ông xây đã được 24 năm, ngói đã bị xô vỡ khá nhiều. "Mấy ngày trước Tết, dù sức khỏe chưa tốt nhưng tôi vẫn cố trèo lên để đảo lại một số chỗ ngói vỡ. Sửa tạm vậy chứ mùa mưa đến chưa biết thế nào" - ông Long than.
Mới đây anh Trần Thế Kiên (đại diện cho Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi HASCO) về thăm gia đình ông Hàn Đức Long. Anh Kiên cho biết, sau chuyến về thăm này có thể công ty sẽ hỗ trợ giúp gia đình ông Long lợn giống và thức ăn chăn nuôi để phát triển đàn lợn. Ảnh: Lương Kết
Nghe nói chuyện về ngôi nhà, bà Nguyễn Thị Mai (vợ ông Long) cũng ngồi xuống đầu giường góp chuyện: "Vợ chồng tôi cũng chỉ làm ruộng và đi phu hồ. Chăm chỉ làm lụng, tích cóp đến năm 1993 thì xây được ngôi nhà mái theo kiểu hiên Tây. Ở thôn Yên Lý lúc đó xây được nhà như vậy là rất "oách". 24 năm trôi qua thôn xóm ngày càng thay đổi, nhà cửa xây dựng lại rất nhiều, chỉ có nhà tôi là ngày một dột nát hơn".
Bà Mai - một người phụ nữ chất phác, nếu chỉ nhìn thoáng qua thì không ai nghĩ người phụ nữ thôn quê này lại có một sức chịu đựng thật đáng nể. Từ ngày chồng vướng vào hàm oan, một tay bà làm lụng hết việc đồng áng, rồi đi làm thuê, từ phu hồ, đổ bê tông, gánh phân bón ruộng... để có tiền nuôi hai con, rồi thăm nom và kêu oan cho chồng.
"Gian nan vất vả tôi không có sợ. Cái mà làm cho tôi ấm ức, nhiều lúc khóc không ra tiếng đó là những đòn trả thù hèn hạ cứ bất ngờ ập đến khiến mẹ con tôi điêu đứng" - bà Mai nhớ lại.
Bà Mai kể về những đòn trả thù bẩn. Ảnh: Luật sư Ngô Ngọc Trai
Bà kể, nhiều đêm ba mẹ con đang ngủ bỗng nghe tiếng gạch, đá ném lên mái nhà. Vắng bóng đàn ông ở nhà, gặp cảnh như thế ba mẹ con chỉ biết đóng chặt cửa, ôm nhau cho đỡ sợ. Việc xảy ra như thế bà cũng báo thôn, báo xã, nhưng sau đó việc ném gạch đá vào nhà vẫn cứ tiếp diễn.
"Mỗi lần như thế tôi chẳng biết đổ cho ai, lại tất tả ngược xuôi vay tiền họ hàng về để nhờ người thay lại những chỗ ngói bị ném vỡ" - bà Mai cho biết.
Mồ mả cũng không được yên
Vợ chồng ông Long dẫn chúng tôi ra thăm vườn trước nhà, giơ tay chỉ một vòng bà Mai bảo, hàng rào bao quanh nhà và vườn mới được họ hàng hỗ trợ xây cho, trước đây chẳng có tường bao hay cổng gì, lối nào vào nhà cũng được.
Chính vì nhà cửa, sân, chuồng tuềnh toàng nên gia đình cũng hay bị mất trộm. "Nhiều lần gà vừa nuôi lớn thì bị trộm bắt mất, nuôi con chó nhiều khi bị kẻ xấu lén lút đánh chết. Tôi nuôi con lợn con thả rông quanh sân. Một hôm ra ruộng rau cách nhà vài trăm mét để cắt dây khoai lang về chăn, chỉ đi có ít phút nhưng khi về đến nhà đã thấy con lợn bị đập chết nằm phơi bụng ngoài sân. Tôi đứng lặng người khóc không thành tiếng" - bà Mai kể trong nước mắt.
Có lần bà Mai bước chân xuống ruộng để vãi phân đạm, vừa đi được vài bước người phụ nữ này bỗng giật mình khi bàn chân bị vật sắc nhọn dưới ruộng cứa vào làm buốt nhói, nhấc chân khỏi mặt ruộng thì máu tứa ra. "Băng bó xong vết thương tôi phải nghỉ làm, ngày hôm sau ra kiểm tra thấy dưới ruộng có nhiều mảnh chai, mảnh thủy tinh vỡ. Tôi phải đi dò dẫm để thu nhặt từng mảnh vỡ đó lên" - bà Mai cho hay.
Một năm hai vụ lúa, đến nay bà Mai cũng chẳng nhớ bao nhiêu lần phải xuống ruộng nhặt mảnh thủy tinh vỡ. "Sau lần bị cứa chảy máu chân, tôi biết là có kẻ xấu trả thù bẩn bằng cách ném mảnh thủy vỡ xuống ruộng nhà mình. Chuyện như thế xảy ra, tôi chẳng biết kêu ai" - bà Mai nói.
Những tưởng đòn trả thù bẩn với gia đình ông Hàn Đức Long chỉ dừng lại ở những trò quấy phá người sống, chẳng ai ngờ người nhà ông Long đã dưới mộ cũng không được yên. Vào năm 2013, khi gia đình chuyển phần mộ của ông cụ thân sinh ra ông Hàn Đức Long đã phát hiện có thanh sắt dài hàng mét đâm vào giữa mộ, không biết kẻ xấu đã đóng thanh sắt đó từ bao giờ.
"Anh trai tôi mới mất tháng 3.2016, dịp Tết Đinh Dậu vừa rồi theo phong tục gia đình ra mộ thắp nhang mời hương hồn bác ấy về đón Tết. Người nhà tôi phát hiện kẻ nào đó đã đóng cả đoạn tre dài gần mét vào phần đầu mộ. Các con, các cháu trong gia đình tôi rất bức xúc, nhưng cũng tin ai rắp tâm làm điều ác như vậy sớm muộn cũng bị quả báo" - ông Long nói.
Theo Danviet
Ông Huỳnh Văn Nén được bồi thường 10 tỷ đồng Sáng nay (17/1), Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh Bình Thuận đã công bố mức bồi thường oan sai cho gia đình ông Huỳnh Văn Nén số tiền 10 tỷ đồng, liên quan đến việc ông Nén phải ngồi tù oan trong hơn 17 năm. Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận Biện Văn Hoan công bố mức bồi thường 10.001.335.000 đồng. Số tiền...