Thân nhân MH17 lần đầu thấy mảnh vỡ máy bay
Gia đình của các nạn nhân thiệt mạng trên chuyến bay MH17 hôm qua lần đầu được chứng kiến tận mắt mảnh vỡ của chiếc phi cơ sau khi nó rơi xuống miền đông Ukraine.
Thân nhân xem xác phi cơ MH17 tại căn cứ Gilze-Rijen ở Hà Lan. Ảnh: EPA
BBC cho hay các thân nhân đã đến căn cứ quân sự Gilze-Rijen ở Hà Lan để chứng kiến những gì còn sót lại sau thảm họa ngày 17/7/2014.
Những mảnh vỡ được đưa đến căn cứ ở phía nam Hà Lan vào cuối năm ngoái để phục vụ cuộc điều tra do nước này dẫn đầu. Chúng đã được vận chuyển qua ba nhà chứa máy bay và bao gồm cánh, bánh xe, các mảnh thân và các khoang hành lý phía trên.
Những khóm cỏ xanh đâm qua thân của chiếc Boeing 777. Nhiều lỗ thủng hiện rõ trên cánh trái. Một số mảnh vỡ đã cháy xém trong khi những phần khác bị trầy xước, tơi tả và xoắn lại.
Mỗi mảnh vỡ được dán nhãn cẩn thận. Những phần được xem là “phù hợp nhất” với cuộc điều tra về vụ việc sẽ sớm được dựng thành một cấu trúc 3D.
Theo yêu cầu của các công tố viên, các phóng viên không được quan sát phần buồng lái. Đây có thể là những bằng chứng quan trọng giúp các nhà điều tra làm sáng tỏ sự thật.
Video đang HOT
Khoảng 500 thân nhân dự kiến đến nơi để xác phi cơ MH17 trong tuần này.
Những bức ảnh chụp lại quá trình vận chuyển các mảnh vỡ. Ảnh: BBC
Toàn bộ 298 người trên chuyến bay đi từ Amsterdam, Hà Lan đến Kuala Lumpur, Malaysia đều thiệt mạng. Các nhà điều tra nghi ngờ tên lửa đất đối không Buk đã bắn hạ máy bay.
Báo cáo điều tra sơ bộ cho hay các vật thể đã đâm vào chiếc Boeing ở tốc độ cao trên lãnh thổ do phe ly khai Ukraine kiểm soát.
Kiev và phương Tây cáo buộc Moscow cung cấp cho các phiến quân loại tên lửa trên. Trong khi đó, Moscow bác bỏ và cho rằng quân đội Ukraine phải chịu trách nhiệm.
Silene Fredriksz-Hoogzand, người có con trai là Bryce và bạn gái của cậu trên máy bay, sẽ đến xem các mảnh vỡ vào cuối tuần này. “Đó là nơi chúng trải qua những giờ phút cuối cùng”, bà nói.
Ủy ban An toàn Hà Lan, cơ quan đang dẫn đầu cuộc điều tra dân sự, cho hay báo cáo cuối cùng dự kiến được công bố vào tháng 10.
Anh Ngọc
Theo VNE
Thân nhân bức xúc vì Malaysia tuyên bố MH370 là 'tai nạn'
Người thân của các nạn nhân trên chuyến bay mất tích MH370 bức xúc trước việc giới chức Malaysia tuyên bố bí ẩn này là một "tai nạn" dù không đưa ra được bằng chứng nào xác thực.
Người nhà của các nạn nhân trên MH370 phát biểu tại cuộc họp báo ở Kuala Lumpur hôm qua. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi không mong chờ kiểu tuyên bố này. Ngay từ đầu, chúng tôi đã được họ đảm bảo rằng sẽ cho biết moi thông tin nhưng giờ chúng tôi lại được báo tin cùng với phần còn lại của thế giới. Nhẽ ra không nên như thế", Asiaone dẫn lời Jacquita Gonzales, vợ của giám sát viên chuyến bay Patrick Gomes, nói.
Gonzales cho hay gia đình cô vẫn chưa thể chấp nhận cách giới chức đưa ra kết luận MH370 la "tai nan" khi không có bằng chứng nào cụ thể và cuộc tìm kiếm ở Ấn Độ Dương vẫn đang diễn ra.
Gonzales nằm trong số những "khách không mời mà đến" tại cuộc họp báo hôm 29/1 của Cơ quan Hàng không dân dụng Malaysia (DCA), khiến ban tổ chức phải hủy sự kiện này. Thay vào đó, tổng giám đốc DCA, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman, đọc một thông báo được phát trên sóng truyền hình.
Grace Subathirai, con gái của hành khách Ann Daisy, nói rằng cô từ chối nhận tiền bồi thường.
"Họ nói họ đưa ra tuyên bố đó là vì lợi ích của các gia đình để chúng tôi có thể nhận bồi thường", cô nói. "Nhưng cách họ xử lý cuộc họp báo, khi chúng tôi được xem là khán giả chính, cho thấy họ không thực tâm mong muốn lợi ích tốt nhất cho chúng tôi".
American Sarah Bajc, người có bạn trai là Philip Wood trên chuyến bay, cũng đặt câu hỏi DCA đã làm cách nào để rút ra kết luận MH370 là một "tai nạn".
"Vài tháng trước, họ vẫn tin rằng nguyên nhân của vụ việc là do không tặc. Sao bây giờ đó lại là tai nạn?", Bajc nói.
Lee Khim Fatt, chồng của một tiếp viên trên chuyến bay, chỉ trích DCA là vô cảm khi công bố tin sốc này gần dịp Tết Nguyên đán.
"Nhiều hành khách là người Trung Quốc và việc đưa ra thông tin là thiếu tôn trọng với họ vào thời điểm này", anh nói. "Họ có thể giảm nhẹ nỗi đau bằng cách nói trước với chúng tôi".
Ông Azharuddin khẳng định tuyên bố của DCA không có nghĩa là một dấu chấm hết và cho biết quá trình tìm kiếm phi cơ mất tích vẫn diễn ra với sự hỗ trợ của Trung Quốc và Australia tại Ấn Độ Dương.
DCA dự kiến công bố báo cáo tạm thời về quá trình điều tra vụ việc vào ngày 7/3, một ngày trước dịp kỷ niệm một năm xảy ra thảm họa MH370. Chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines mất tích khi đang trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh với 239 người trên khoang.
Anh Ngọc
Theo VNE
Vì sao thân nhân MH370 biểu tình phản đối họp báo bất thường của Malaysia? Thân nhân hành khách Trung Quôc trên chuyến bay mất tích số hiệu MH370 của Malaysia vào hôm 28.1 đã tụ tập tại Bắc Kinh để biểu tình phản đối cuộc họp báo bất thường, dự kiến diễn ra vào ngày 29.1 vì họ sợ sẽ có thông báo không thể tìm ra máy bay. Thân nhân hành khách Trung Quốc trên chuyến...