Thân nhân hành khách vụ chìm tàu biểu tình, xô xát với cảnh sát
Thân nhân hành khách mất tích sau vụ chìm tàu Sewol tỏ ra vô cùng tức giận trước số lượng thi thể bên trong tàu được đưa ra ngày càng nhiều.
Người Hàn Quốc cầu nguyện cho các hành khách mất tích sau vụ tai nạn tàu Sewol
Các thợ lặn Hàn Quốc đã phát hiện thêm 16 thi thể trong khoang tàu trong sáng 20/4, nâng số nạn nhân thiệt mạng lên tới 49 người, Reuters đưa tin.
Trong khi đó, hàng trăm thân nhân hành khách đã tập trung tại đảo Jindo, phía tây nam Hàn Quốc và diễu hành qua một cây cầu nối vào đất liền để thực hiện cuộc biểu tình tại thủ đô Seoul. Cảnh sát đã phân thành hai luồng để ngăn chặn họ tiến tới cây cầu. Tuy nhiên, những thân nhân giận giữ đã xô đẩy các cảnh sát.
“Hãy mang thi thể con tôi về đây”, bà Bae Sun Ok gào khóc khi hai cảnh sát cố gắng an ủi bà.
Hàng trăm thân nhân trong trạng thái tuyệt vọng đã tập trung tại một phòng thể dục ở thành phố cảng Jindo, phía tây nam Hàn Quốc trong 4 ngày qua để chờ đợi tin tức của những người thân yêu.
Video đang HOT
Vụ đắm tàu là thảm họa hàng hải tồi tệ nhất tại Hàn Quốc trong vòng 21 năm qua. 339 người trong số 476 hành khách trên tàu là giáo viên và học sinh của trường trung học Danwon, thành phố Ansan, ngoại ô thủ đô Seoul.
Ông Kang Min Gyu – hiệu phó trường trung học Danwon, 52 tuổi, được phát hiện đã chết trong tư thế treo cổ lúc ở gần phòng tập thể dục trên đảo Jindo hôm 18/4.
Hôm 19/4, cảnh sát bắt giữ 3 thành viên trong thủy thủ đoàn gồm thuyền trưởng 69 tuổi. Một nhân chứng cho biết thuyền trưởng Lee Joon Seok và một thành viên khác của thủy thủ đoàn đã rời khỏi tàu đang chìm trước nhiều hành khách trong khi họ không đưa ra lệnh sơ tán.
Theo ông Lee, vì lo ngại rằng hành khách bị cuốn trôi bởi dòng nước dữ dội nếu họ nhảy xuống biển nên ông đã yêu cầu họ đứng yên khi con tàu đang dần chìm. Tuy nhiên, ông không giải thích lý do ông rời con tàu vào thời điểm nguy cấp đó.
Theo Xahoi
Chìm phà ở Seoul: Một phụ nữ Việt mất tích trên phà chìm
Một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc có mặt trên phà Sewol mất tích, và chính là mẹ của em bé 5 tuổi được cứu sống.
Bé Kwon con của người phụ nữ Việt mất tích
Cô tên là Phan Ngọc Thanh, sinh năm 1985, đến từ Cà Mau. Hiện gia đình cô Thanh từ Việt Nam đang trên đường đến Seoul, dự kiến sáng sớm mai họ sẽ có mặt ở hiện trường vụ tai nạn, ông Dương Chính Chức, tham tán phụ trách Lãnh sự và bảo hộ công dân của sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, trao đổi với chúng tôi.
Cô Phan Ngọc Thanh chính là mẹ ruột của bé gái Kwon Chi-yeon, 5 tuổi, được cảnh sát cứu sống khỏi chiếc phà chìm hôm 18/4. Cô Thanh lúc đó đang cùng chồng và hai con đi trên chuyến phà chìm ở Sewol đến tới đảo Jeju định cư. Bé Kwon Chi-yeon đã được trao trả lại cho người thân, là em gái bố cô bé. Cảnh sát Hàn Quốc chưa công bố họ tên chồng cô Thanh.
Trước đó, báo Korea Times cho biết gia đình bé Kwon Chi-yeon, gồm cha mẹ và anh trai 6 tuổi lên chuyến phà Sewol để đến đảo Jeju lập nghiệp. Cha cô bé định trở thành nông dân trồng quýt chuyên nghiệp tại Jeju, rời xa cuộc sống đô thị. Chiếc phà chở theo đồ nội thất gia đình và cả hy vọng về một cuộc sống nông thôn tại hòn đảo nơi người cha từng sống.
Các y tá ở bệnh viện Hankuk ở thành phố Mokpo cho biết bé Kwon khi được cấp cứu ở trong tình trạng hoảng loạn. Bé không bị thương, nhưng những dấu hiệu về vết thương tâm lý rất rõ, y tá cho hay. Lời kể duy nhất của Kwon cũng đủ để mô tả khoảnh khắc kinh hoàng.
"Mẹ và anh mặc cho con một chiếc phao và đẩy con lên", bé nói.
Một hành khách tên Kim nhớ lại rằng bé Kwon ở một mình khi ông thấy bé ở một cabin trên phà. Kim ôm chặt bé gái khi trèo lên chiếc phà đang bị nghiêng. Bé được chuyền tay qua 4 người đàn ông khi họ tìm đường thoát khỏi phà chìm.
Ông Dương Chính Chức cho biết thêm, ngay từ khi biết thông tin có người Việt trên phà hôm 18/4, sứ quán đã cử cán bộ đến hiện trường vụ tai nạn để phối hợp với các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc nhằm xác minh danh tính nạn nhân. Các cán bộ này vẫn có mặt ở cảng Jindo để hỗ trợ gia đình cô Thanh từ Việt Nam sang vào sáng mai.
Đại sứ quán Việt Nam cùng với Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Bộ Bình đẳng giới nước này sẽ tổ chức đón gia đình cô Thanh tại sân bay và đưa ra gas Seoul, từ đó đi đến cảng Jindo. Hiện trường vụ tai nạn cách thủ đô Seoul khoảng 700 cây số.
Cô Phan Ngọc Thanh mới nhập quốc tịch Hàn Quốc năm ngoái. Hiện tổng số cô dâu Việt lấy chồng Hàn là hơn 60.000 người, theo ông Chức.
Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc sáng nay phát hiện những thi thể đầu tiên trong khoang hành khách trên phà Sewol. Con phà chìm nghỉm vào chiều qua, làm tăng thêm lo ngại về khả năng sống sót của người mất tích và khiến lực lượng cứu hộ khó tiếp cận thân phà.
Hiện 29 trong số hơn 400 người trên phà Sewol được xác nhận đã thiệt mạng, còn gần 270 người mất tích.
Theo Xahoi
Có một nữ hành khách gốc Việt trên chuyến phà xấu số Hôm 18-4, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội thông báo cho Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam biết về việc phía Hàn Quốc đã giải cứu được một cháu gái là con một gia đình (có 4 người) có cha là người Hàn Quốc (chưa rõ họ tên) và mẹ là người Việt Nam. 3/4 thành viên còn...