Thân nhân hành khách tưởng niệm 6 tháng MH370 mất tích
Người thân tại Trung Quốc của các hành khách đi trên chuyến bay xấu số MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines hôm nay đã tập trung tại một ngôi đền để tưởng niệm 6 tháng chuyến bay mất tích.
MH370 đã mất tích được 6 tháng. (Ảnh minh họa)
Khoảng 30 thân nhân đã tập trung tại một trong những ngôi đền Phật giáo nổi tiếng nhất tại Bắc Kinh vào sáng nay. Một số người bật khóc khi một người đàn ông đọc thơ và một số người giận dữ khi cảnh sát cố gắng di chuyển họ đi chỗ khác.
Không dấu hiệu nào về chiếc máy bay đi Bắc Kinh được tìm thấy cho tới nay kể từ khi chiếc máy bay của Malaysia Airlines mất tích hôm 8/3, chở 239 người trên khoang.
Dự vào phân tích dữ liệu vệ tinh, MH370 được tin là đã kết thúc hành trình trên biển, ngoài khơi phía tây thành phố Perth của Úc.
Tuy nhiên, các nhân viên điều tra không biết điều gì đã xảy ra với chuyến bay và việc tìm hộp đen được xem là chìa khóa để giải mã những bí ẩn đằng sau sự mất tích của MH370.
Các đội tìm kiếm giờ đây chuẩn bị rà soát một khu vực rộng 60.000 km2 tại Ấn Độ Dương, sử dụng các thiết bị chuyên dụng được trang bị hệ thống định vị dưới nước, máy dò âm thanh và camera hình ảnh để tìm máy bay.
Hiện tại, mặt biển đang được vẽ bản đồ để mở đường cho chiến dịch tìm kiếm dưới nước, dự kiến sẽ bắt đầu trong tháng này.
Cơ quan điều phối cuối cuộc tìm kiếm vẫn tỏ ra “lạc quan thận trọng” rằng máy bay sẽ được tìm thấy.
Ông Judith Zielke, người hiện đang tạm đứng đầu cuộc tìm kiếm MH370, cho biết các chuyên gia vẫn đang cố gắng khoanh vùng khu vực tìm kiếm ưu tiên, dựa vào phân tích dữ liệu.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng này, Úc cho hay trọng tâm sẽ chuyển sang phía nam khu vực, sau một phân tích về một nỗ lực gọi điện thoại qua vệ tinh bất thành thành từ MH370 cho thấy máy bay có thể đã rẽ sang phía nam sớm hơn dự kiến trước đó.
Đợt tìm kiếm mới dự kiến sẽ kéo dài khoảng 12 tháng, với tổng phi chi lên tới 112,5 triệu USD. Chi phí cho đợt tìm kiếm sẽ do Úc và Malaysia cùng chia sẻ.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Mọi chuyện sẽ ra sao nếu không tìm thấy MH370
Cuộc tìm kiếm MH370 đã kéo dài gần hai tháng nhưng chưa phát hiện được điều gì khả quan, nhiều người đặt câu hỏi" sẽ ra sao nếu không tìm thấy phi cơ mất tích".
Một thành viên của Không quân Hoàng gia New Zealand (RNZAF) tìm kiếm mảnh vỡ của MH370 trên Ấn Độ Dương. Ảnh: Reuters.
Đó là một ý nghĩ có thể bị bác bỏ ngay lập tức bởi làm thế nào chiếc phi cơ chở theo 239 hành khách cùng phi hành đoàn lại có thể biến mất mà không để lại dấu vết? Tuy nhiên, trên thực tế, hiện lực lượng tìm kiếm vẫn chưa tìm thấy bất kỳ mảnh vỡ, vệt dầu loang hay thi thể nào liên quan đến MH370 cả.
1. MH370 sẽ trở thành một trong những bí ẩn của thế giới
Vụ mất tích của chuyến bay MH370 sẽ được đặt ngang hàng với câu chuyện về nữ phi công Amelia Earhart, được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bà Earhart bắt đầu chuyến bay đầu tiên vòng quanh thế giới, khởi hành từ Equator, vào tháng 6/1937. Sau khi hoàn thành khoảng hai phần ba quãng đường, bà cùng hoa tiêu Frederick Noonan mất tích.
Cuộc tìm kiếm diễn ra sau đó không phát hiện bất cứ dấu vết nào về Earhart, Noonan hay chiếc máy bay. Một số người tin rằng phi cơ đã hết nhiên liệu rồi rơi xuống biển, tương tự một giả thiết trong trường hợp MH370.
Giả thiết tiếp theo được đưa ra liên quan tam giác Bermuda. Nhiều tàu, máy bay và người đã biến mất trong khu vực Bermuda trên Đại Tây Dương. Khu vực này được xác định từ ba điểm gồm thành phố Miami, bang Florida; San Juan trên đảo Puerto Rico và quần đảo Bermuda.
Mỹ cho rằng sự xuất hiện bất ngờ của các cơn cuồng phong, bão, dòng hải lưu mạnh Gulf Stream cùng với những vùng cạn trong biển Caribbean là nguyên nhân khiến tàu bè mất tích ở khu vực này.
Vị trí khu vực tam giác Bermuda. Đồ họa: How Stuff Works.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có lời giải thích hợp lý nào về sự biến mất của MH370 nhưng không phải mọi bí ẩn đều kéo dài mãi mãi. Lực lượng tìm kiếm từng phải mất hai năm mới trục vớt được hộp đen trên chuyến bay 447 của hãng hàng không Air France gặp nạn ở Đại Tây Dương ngày 1/6/2009, khi đang bay từ Rio, Brazil tới Paris, Pháp.
Con tàu RMS Titanic gặp nạn ở Bắc Đại Tây Dương năm 1912, thời điểm chưa có hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cũng như hải đồ, và phải đến tận năm 1985 nó mới được tìm thấy. 73 năm là một khoảng thời gian chờ đợi dài nhưng có những vấn đề cần nhiều thời gian để đưa ra câu trả lời.
2. Nỗi đau của gia đình hành khách không bao giờ nguôi
Sự thống khổ hiện rõ trên khuôn mặt các thân nhân của 153 hành khách người Trung Quốc có mặt trong chuyến bay định mệnh. Họ đang là khách của hãng hàng không Malaysia Airlines tại một khách sạn ở Bắc Kinh trong lúc quá trình tìm kiếm diễn ra. Họ không mong chờ điều kỳ diệu. Cái họ cần là thông tin về sự việc.
"Theo thời gian, chúng tôi biết rằng khả năng con trai mình cùng những người thân khác trên chuyến bay còn sống ngày càng thấp", người đàn ông họ Wen với mái tóc lốm đốm bạc, gần như không giữ được sự bình tĩnh, nói. Bên cạnh đó là một nhà ngoại giao Malaysia chăm chú lắng nghe. "Sống phải thấy người, chết phải thấy xác. Đó là tất cả những gì tôi muốn".
Việc Malaysia công bố ít thông tin cùng với những lần trì hoãn lặp lại đã làm dấy lên sự giận dữ. "Hãy thực hiện cam kết! Không trì hoãn nữa! Không dối trá nữa!", các thân nhân vừa giơ cao nắm đấm vừa hô. Sự đau khổ như được tăng thêm khi họ không tìm được thi thể để chôn cất bởi làm sao có thể để mọi chuyện qua đi nếu họ không được nói lời từ biệt với người thân.
3. Có thêm những thông tin rồi lại thất vọng
Sau vài tháng hoặc vài năm, một số người sẽ lại đưa ra một giả thuyết mới về việc máy bay mất tích như thế nào hoặc thông báo phát hiện thứ gì đó nghi là mảnh vỡ phi cơ. Khoảnh khắc hy vọng chỉ thoáng qua sau đó rồi nhường chỗ lại cho đau khổ.
Không quân các nước tham gia tìm kiếm MH370 hôm quatập trung tại căn cứ Không quân Hoàng gia Australia ở thành phố Perth,sau khi chính phủ Australia quyết định chấm dứt tìm kiếm trên không và chuyển sang một giai đoạn mới. Ảnh: Reuters.
4. Sẽ có những khoản bồi thường lớn
Thông tin về khoản tiền Malaysia Airlines phải bồi thường cho thân nhân hành khách hiện chưa có con số cụ thể nhưng nó sẽ rất lớn. Theo một số luật sư, dựa trên kinh nghiệm trước đó, số tiền bồi thường cho mỗi hành khách dao động từ 400.000 USD đến 10 triệu USD.
Mức bảo hiểm mà các hãng hàng không mua cho phi cơ của họ thường ở mức từ 2 đến 2,5 tỷ USD một máy bay, tương đương khoảng 10 triệu USD một hành khách, luật sư Dan Rose cho biết. Theo Công ước Montreal, hãng hàng không phải bồi thường thân nhân hành khách thiệt mạng số tiền ban đầu khoảng 150.000 - 175.000 USD.
Gia đình các nạn nhân còn có thể kiện đòi bồi thường cho những thiệt hại khác. Nhà sản xuất máy bay - Boeing, cũng có thể trở thành mục tiêu của vụ kiện. Nhưng một khi xác chiếc máy bay chưa được trục vớt, các gia đình nạn nhân khó theo đuổi việc kiện tụng bởi nó giống như cố chứng minh một vụ giết người trong khi không phát hiện thấy xác.
5. Sẽ có những quy định được thay đổi
Các quy định thường sẽ được thay đổi sau mỗi thảm họa. Nhưng nếu không biết nguyên nhân, nhà chức trách khó có thể tìm ra hướng điều chỉnh.
Thời gian phát tín hiệu của hộp đen kéo dài lên 90 ngày làm tăng khả năng tìm thấy máy bay mất tích, dù nó chìm sâu dưới biển. Tuy nhiên, thời gian pin hộp đen của MH370 chỉ là 30 ngày và dường như nó đã ngừng hoạt động khi lực lượng tìm kiếm bắt đầu phát hiện được một vài tín hiệu. Nếu nó có thể kéo dài thêm 60 ngày nữa, khả năng tìm thấy phi cơ mất tích là rất cao.
Dự tính đến năm 2015, Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) sẽ yêu cầu tất cả các máy bay mới phải theo "tiêu chuẩn 90 ngày". Thời hạn đối với các phi cơ cũ là năm 2020.
Theo VNE
Úc tính triển khai thiết bị định vị mạnh hơn tìm MH370 Thủ tướng Úc Tony Abbott cho biết việc chưa thể tìm thấy manh mối chuyến bay MH370 tại vùng biển nghi vấn sẽ không khiến chiến dịch bị chấm dứt. Các quan chức đang tính tới việc sử dụng thiết bị định vị dưới nước mạnh hơn để tìm máy bay dưới đáy biển. Theo thông báo từ trung tâm điều phối hoạt...