Thằn lằn rơi vào tình yêu say đắm với bướm
Không ăn thịt bươm bướm như mọi khi, thằn lằn máu lạnh rơi vào tình yêu với một con bướm đẹp rực rỡ.
Erni Wijaya, một người phụ nữ ở Indonesia trong khi cho thú cưng của mình là một con thằn lằn đi dạo ngoài trời đã ghi lại được những cảnh tượng thú vị. Thú cưng của cô vốn là một con thằn lằn máu lạnh lại say mê nụ hôn nhẹ nhàng của một con bướm đẹp rực rỡ.
Con thằn lằn của cô Erni Wijaya có tên là Toby, không giống như các đồng loại thằn lằn săn giết côn trùng khác của mình, Toby không hề bài xích con bướm nhỏ xinh.
Khi con bướm có vẻ ngoài lộng lẫy vỗ cánh đậu trên cơ thể, thằn lằn Toby rất thích thú. Như để đáp lại sự thoải mái của Toby, con bướm đặt một nụ hôn nhẹ nhàng lên phần miệng của Toby trước khi lượn vài vòng xung quanh và vỗ đôi cánh xinh đẹp biến mất.
Cô Erni Wijaya cho biết, biểu cảm của thằn lằn cưng Toby giống như say mê với nụ hôn của con bướm xinh đẹp.
Những con bướm thực sự đa tình, cho dù vòng đời ngắn ngủi hơn nhiều loài côn trùng khác nhưng vào thời đẹp rực rỡ nhất trong cuộc đời, chúng sẽ đi “phân phát tình yêu” khắp nơi, không e ngại kể cả các loài khác.
Hành động thân mật của những con bướm này được các nhà khoa học lý giải là để bổ sung dinh dưỡng cho mình.
Chúng thường xuyên đậu lên đầu, lên mắt của một số loài bò sát để tranh thủ uống nước mắt của những động vật này. Việc uống nước mắt sẽ bổ sung những dinh dưỡng còn thiếu (chủ yếu là natri) cho sự sinh tồn của loài bướm.
Thông thường, bạn sẽ thấy những cảnh hành động vô tình như thế này trong tự nhiên, một con thằn lằn phóng lưỡi săn giết bướm, chuồn chuồn… để ăn chứ không phải những cảnh lãng mạn giống như các ảnh trên.
Bên cạnh việc tiếp cận các loài bò sát và mê hoặc, loài bướm cũng được ghi nhận là tiếp cận cả những mãnh thú đỉnh cao trong vương quốc động vật, điển hình là sư tử.
Tại Vườn quốc gia Chobe, Botswana, nhiếp ảnh gia William Steel đã ghi lại được cảnh tượng sư tử đắm đuối nhìn một con bướm bay trước mặt.
Thậm chí ngay cả khi con bướm đậu lên đầu, sư tử vẫn như say mê không hề biết gì, để mặc cho con bướm tự tung tự tác.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Chó phát hiện hóa thạch ở Anh, nghi của thằn lằn cá 65 triệu năm tuổi
Hai con chó đi dạo cùng chủ trên bờ biển Anh bất ngờ đánh hơi được hóa thạch có thể là từ loài thằn lằn cá sống vào 65 triệu năm trước.
Jon Gopsill, 54 tuổi, nhà khảo cổ học nghiệp dư đang đi dạo trên bờ biển Stolford, hạt Somerset, cùng hai chú chó cưng Poppy và Sam của mình thì tình cờ phát hiện bộ xương hóa thạch dài gần 2 m. Bộ xương hiện rõ trên bề mặt do những cơn bão gần đây làm lộ ra.
Ông Gopsill cho rằng hóa thạch có từ thời kỳ kỷ Jura và nó thuộc về loài bò sát biển có hình thù giống cá heo, gọi là thằn lằn cá (ichthyosaur).
"Tôi thường ra bãi biển đi dạo cùng những chú chó của mình. Lần này, khi thủy triều rút, chúng tôi ra tới bãi đá vì chúng thích chơi ở đó", ông Gopsill cho biết. "Tôi là thợ săn hóa thạch nghiệp dư. Tôi đã tìm thấy nơi có khả năng cao có hóa thạch cúc đá (ammonites) và để mắt tới nó".
Hai chú chó Poppy và Sam. Ảnh: Caters News Agency.
"Khi nhìn thấy nó (hóa thạch thằn lằn cá) tôi khá ngạc nhiên và nghĩ rằng rõ ràng đó là một sinh vật biển hóa thạch, có thể là một loài ichthyizard. Nó không có đầu, tôi đã tìm xung quanh nhưng không thấy. Nó đã ở đây ít nhất 65 triệu năm", theo Telegraph.
Sau đó, ông Gopsill nhanh chóng báo cáo phát hiện của mình cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Di sản Somerset. Ông mong muốn mọi người đều có thể nhìn thấy nó.
Các vịnh phía bắc West Somerset nổi tiếng với các khối đá Jurassic và Triassic, nơi có thể có những hóa thạch.
Năm ngoái, một phần xương hàm dưới của con ichthyosaur dài tới 26 m được tìm thấy ở làng Lilstock của Somerset. Con thằn lằn đá này được cho là xuất hiện cách đây 235-200 triệu năm tuổi.
Theo news.zing.vn
Khi "mãnh thú" sư tử say đắm với vẻ đẹp của bướm Nhiếp ảnh gia William Steel ghi lại cảnh tượng sư tử nhìn đắm đuối một con bướm bay trước mặt trong vườn quốc gia Chobe, Botswana. Sư tử cái nhìn chăm chú con bướm đang lượn lờ trước mặt nó trong vườn quốc gia Chobe, Botswana. (Nguồn: Daily Mail) Cảnh tượng hiếm thấy này được nhiếp ảnh gia William Steel ví như một...