Thằn lằn đuôi xoăn trở thành “kỷ lục gia” về khả năng bị… táo bón
Một nhóm các nhà sinh vật học ở Florida vừa công bố trên tạp chí Herpetological Review kết quả chụp CT cho thấy một con thằn lằn đuôi xoăn đã lập kỷ lục về việc bị táo bón ở động vật sống.
Thằn lằn đuôi xoăn Leiocephalus carinatus nổi tiếng là loài ăn tạp trong thế giới động vật. Chúng ăn bất kể cứ thứ gì trong quá trình di chuyển và thậm chí cả một số thứ không có giá trị dinh dưỡng.
Nhóm nghiên cứu gồm các nhà nghiên cứu từ Đại học Florida và Bảo tàng Florida đã tìm thấy con thằn lằn đặc biệt này trong khi lấy mẫu tại bãi biển Cocoa lúc nó đang kiếm ăn gần một thùng mỡ ở một nhà hàng pizza.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra bụng con thằn lằn xem có mang thai thực sự hay không. Tuy nhiên khi kiểm tra kỹ hơn bằng CT scan đã phát hiện ra rằng khối u kì lạ trong bụng nó thực tế là một khối phân khổng lồ chiếm đến 78,5% khối lượng toàn bộ con thằn lằn.
Phát hiện này được chú ý bởi nó vượt qua các kỷ lục trước đây về các loài bò sát bị táo bón, danh hiệu mà trước đó được giữ bởi một con trăn Miến Điện, với một khối phân chiếm 13% khối lượng cơ thể của nó.
Theo báo cáo, một cuộc mổ xẻ sau khi con thằn lằn chết cho thấy các cơ quan nội tạng của nó đã bị teo rõ rệt, đáng chú ý là gan và buồng trứng.
Phát hiện nhiều lọ đựng lưỡi người ở nhà một giáo sư
Cảnh sát ở thành phố Gainesville (bang Florida, Mỹ) đã mở cuộc điều tra nhằm vào giáo sư đại học, sau khi phát hiện nhiều lọ đựng lưỡi người tại nhà cũ của ông.
Các lọ đựng lưỡi người được phát hiện tại nhà cũ của giáo sư Baughman CHỤP TỪ CLIP
Tờ New York Post ngày 20.2 đưa tin các lọ đựng lưỡi người đã được tìm thấy cất giấu dưới nền một ngôi nhà ở Gainesville, trước đây thuộc sở hữu của giáo sư Ronald Baughman - một nhà nghiên cứu từng giảng dạy tại Đại học Florida.
Một số lọ đựng lưỡi người có từ những năm 1960, theo các nhà điều tra Mỹ.
Giới điều tra Mỹ đang xem xét khả năng giáo sư Baughman - người từng công bố nhiều công trình nghiên cứu trong hai thập niên qua, có thể đã đem các lọ lưỡi về nhà để nghiên cứu. Ông Baughman hiện là giáo sư danh dự tại Đại học Florida.
Theo các thông tin được đăng trên trang nghiên cứu y học ScienceDirect, giáo sư Ronald A. Baughman là một nha sĩ liên quan đến việc điều trị một trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy khoang miệng ở cặp song sinh vào năm 1988.
Ngôi nhà cũ của giáo sư Baughman CHỤP TỪ CLIP
Phát biểu trên kênh truyền hình địa phương WCJB, tiến sĩ Baughman khẳng định rằng ông đã thu thập được những chiếc lưỡi người trong quá trình nghiên cứu vào thập niên 1960-1970 và giữ các mẫu vật dưới nền nhà để đảm bảo chúng được lưu trữ trong khu vực mát mẻ.
Mary Baughman, vợ cũ của giáo sư Baughman, cũng nói rằng các chiếc lưỡi người trên dùng trong nghiên cứu khoa học.
Giải mã bí ẩn: Cách cứu lấy bản thân kỳ lạ ở loài bọ cạp - tự "rụng" hậu môn Trên đời này có ít nhất một sinh vật có thể tự cứu mình bằng cách... vứt bỏ hậu môn. Đó là loài bọ cạp Nam Mỹ (Ananteris balzani ), loài vật sở hữu hậu môn ngay gần mũi chích độc ở đuôi. Nếu bị tấn công, bọ cạp có khả năng rụng đuôi, giống như một số loài thằn lằn có thể...