Thằn lằn độc dị Việt Nam gây khiếp đảm vì giống rắn
Còn được gọi là rắn có chân, loài thằn lằn chân ngắn khiến con người khiếp sợ bởi dáng vẻ giống hệ loài rắn của mình.
Thằn lằn chân ngắn tên khoa học là Lygosoma quadrupes là một loài thuộc chi Thằn lằn chân ngắn (Lygosoma) của họ Thằn lằn bóng (Scincidae). Loài thằn lằn chân ngắn này chỉ được tìm thấy ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Nó gây ấn tượng bởi vẻ ngoài giống hệt loài rắn, ngay cả ở cách trườn, bò cũng giống hệt loài bò sát khiến nhiều người ghê sợ nhất thế giới. Chính vì ngoại hình không hề giống thằn lằn một chút nào của thằn lằn chân ngắn, nó còn được gọi là rắn có chân hay rắn bốn chân.
Chân của loài thằn lằn độc dị ở Việt Nam này mọc ra chỉ để làm cảnh, có vẻ là sai lầm của tạo hóa khi cả bốn chiếc chân của nó đều rất yếu, không đủ sức nâng đỡ cơ thể vừa dài vừa nặng của chúng. Vì vậy, thằn lằn chân ngắn trườn nhanh hơn bước, trông giống hệt cách di chuyển của loài rắn.
Video đang HOT
Làn da của loài này được bao bọc bởi một chiếc áo giáp sừng bóng lộn, chắc chắn với hàng ngàn chiếc vảy nhỏ li ti. Có đuôi dài 7 cm, tổng chiều dài 15cm.
Cả hai đôi chân trước và sau tuy rất nhỏ, chỉ dài 2cm nhưng vẫn có có năm ngón, chỉ có một giác bám và không có phần trên mũi, có lẽ bởi vì chúng nối với vảy trên mũi. Thằn lằn chân ngắn sống trong hang, chúng thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục ăn thức ăn là mối và ấu trùng.
Nhiều người không nhìn kỹ sẽ hoảng hồn bởi hình dáng giống rắn của loài thằn lằn chân ngắn kỳ quặc này.
Tuy có vẻ ngoài quái dị nhưng thằn lằn chân ngắn thực sự vô hại đối với con người. Chúng khá hiền lành, nhút nhát, khi có tiếng động liền chủ động trốn tránh cực nhanh.
Ngoài ngoại hình và cách di chuyển gây ác mộng thì thằn lằn chân ngắn hoàn toàn không có bất cứ cơ sở nào để đe dọa con người. Chúng không có nọc độc, răng không đủ gây tổn thương cho con người, chân siêu yếu không thể cào xước da người, không có kỹ năng cuốn, siết.
Cho dù có kỹ năng cuốn, siết, lực siết của thằn lằn chân ngắn cũng chẳng thấm tháp vào đâu, con người có thể dễ dàng thoát khỏi sự phiền nhiễu của loài động vật này.
Cận cảnh đôi chân nhỏ xíu, yếu ớt, gần như vô dụng của loài thằn lằn chân ngắn.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Đại bàng chân ngắn ngậm chặt rắn hổ mang trước khi xơi ngấu nghiến
Đại bàng chân ngắn ngậm chặt con mồi trong miệng rồi dần nuốt chửng sau pha rình bắt ngoạn mục.
Đại bàng chân ngắn nuốt dần con mồi trong miệng.
Với con rắn hổ mang dài 1,2 mét nằm gần như trong miệng, đại bàng chân ngắn dần xé xác con mồi một cách dễ dàng.
Những hình ảnh về cảnh săn mồi ngoạn mục do Gowathaman Ganesan, 48 tuổi, chụp ở hồ Theneri, Ấn Độ.
"Đó là một buổi sáng nhiều mây ở ngoại ô Kanchipuram, Ấn Độ, khi một con đại bàng chân ngắn bay lượn dọc bờ hồ để săn mồi. Sau một hồi tìm kiếm, con đại bàng bắt đầu bay lơ lửng ở độ cao 300 mét trong vài giây trước khi khóa chặt con mồi. Chúng tôi tới gần con đại bàng thì nó bắt đầu sà xuống phía con mồi. Khi tới gần hơn, con đại bàng đã bắt được con rắn hổ mang Ấn Độ dài 4 ft", anh Ganesan kể lại.
Theo Ganesan, sau khi cắn đầu con rắn, đại bàng xé bữa ăn của nó thành hai mảnh và bắt đầu ăn ở phần dưới. " Thật kinh hãi khi chứng kiến", Ganesan nói.
Đại bàng chân ngắn nổi tiếng là kẻ săn mồi quyền năng.
Đại bàng chân ngắn là loài chim săn mồi thường ăn các loài bò sát, gồm cả rắn và thằn lằn. Chúng sẽ nuốt chửng con mồi. Không có gì ngạc nhiên khi đại bàng chân ngắn được coi là kẻ săn mồi quyền năng.
Tuy nhiên, đôi khi đại bàng chân ngắn có thể gặp những con mồi là loài rắn lớn nên khá vất vả để nhai.
Những con đại bàng không có khả năng miễn dịch với nọc độc rắn nhưng chúng có kỹ năng nuốt con mồi mà không bị cắn. Chất độc sau đó được tiêu hóa trong ruột.
Theo saostar.vn
Chân ngắn đôi lúc lại là một lợi thế Đừng có chê chân ngắn nhé, đôi lúc nó sẽ là lợi thế trong một số trường hợp đấy. Còn chân dài thì lại gây cho chủ nhân 1 vài rắc rối không thể ngờ tới được. Theo dân việt