“Thần dược” yến sào chỉ là… đồn thổi
Với trị giá từ 30-50 triệu đồng/kg, yến sào hay chính xác hơn là tổ yến, bên cạnh là một trong 8 món ăn “cao lương mỹ vị” hay “ bát trân” còn được coi như “thần dược” khi chống chất phóng xạ, tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, làm giảm bệnh cúm, thậm chí điều trị HIV…
Tuy nhiên, thực tế công dụng của yến có đúng như vậy?
Kết tinh từ… nước dãi
Vào những mùa sinh sản trong năm, chim yến thường xây tổ cho mình để chuẩn bị “nằm ổ” và xây khoảng 35 ngày thì xong. Khi “xây”, chim yến dùng nước dãi được tiết ra từ cặp tuyến dưới lưỡi “dệt” thành những phiến mỏng sau đó bện chúng vào nhau như hình cái bát rồi “dính” trên những vách đá cheo leo hay mỏm núi hiểm trở. Chính vì vậy mà việc khai thác tổ yến tự nhiên rất nguy hiểm. Mỗi tổ yến nặng trung bình 7-8g.
Món ăn được chế biến từ dãi yến
Trên thế giới, các “cường” quốc về yến là Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam… Trong đó, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia mạnh nhất không chỉ về yến sào tự nhiên mà cả yến sào do con người tự nuôi. Sau khi khai thác, người ta nhận ra rằng, không phải tổ yến nào cũng giống nhau mà tùy theo “nguyên liệu” làm tổ sẽ phân loại các tổ yến. Tổ yến màu trắng (bạch yến) do chim yến “hàng” tạo nên Cả chim yến bố và chim yến mẹ cùng làm tổ thì gọi là yến đen do có lẫn 10% lông chim. Còn yến sào được xây từ cả dãi và rác thì gọi là “yến rêu”.
Ở Trung Quốc mới phát hiện ra loài yến “hông trắng” có tổ rất lớn nhưng đến 90% là tạp chất, 10% phần trăm còn lại là yến sào. Tại các hang yến ở tỉnh Vân Nam, người ta vẫn thường thu hoạch tổ chim yến này. Cứ một tổ yến thu được 10g sợi bọt yến sào. Tuy nhiên, giá trị thực của nó chưa biết cụ thể như thế nào nên khi đưa ra thị trường người tiêu dùng rất dễ bị nhầm lẫn khi chọn mua phải yến sào này.
Đối với yến sào 100% nguyên chất được lấy từ nước dãi của chim yến mẹ mà không có tạp chất hay lông chim, lại được phân loại theo màu sắc, kích thước và tất nhiên từ sự phân loại đó, giá trị của từng loại cũng khác nhau. Yến loại 1 được gọi là yến “quan” nặng 8-15g có giá từ 35-40 triệu đồng/kg yến “thiên” nặng 6-7g, giá khoảng 30-35 triệu đồng/kg yến “bài” nặng 3-5g giá 25-30 triệu đồng/kg. Yến “vụn” và “yến địa” là rẻ nhất chỉ 8-15 triệu đồng/kg vì có nhiều tạp chất nhất.
Nhưng đắt nhất vì nhiều dinh dưỡng nhất là yến “huyết” và yến “hồng” có giá tới 50 triệu đồng/kg. Những màu sắc này của yến người ta cho rằng, do vị trí làm tổ mà tạo nên màu sắc của tổ yến. Theo các nhà khoa học và giới khai thác yến sào, yến “huyết” và yến “hồng” chỉ chiếm 10% tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng hai loại yến này không cao.
Chỉ có giá trị dinh dưỡng
Video đang HOT
Trung tâm Công nghệ sinh học, ĐH Thủy sản và Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ quốc gia đã công bố thành phần dinh dưỡng của yến sào. Trong đó có 18 loại acidamin, một số hàm lượng rất cao serine, tyrosine, phenylalanine, proline, acid aspartic…
Ngoài ra, có các khoáng chất rất cần cho cơ thể. Với thành phần dinh dưỡng như vậy, Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ cao cấp Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam và bác sĩ Hoàng Đình Lân, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương khẳng định: yến sào chỉ có giá trị duy nhất về dinh dưỡng, đặc biệt ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng.
Vì yến sào giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng và giúp con người có những giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, cũng phải dựa trên thể trạng của từng người để sử dụng chứ không phải người nào cũng ăn được yến. Bác sĩ Hoàng Đình Lân cho biết, đã có nhiều trường hợp ăn không đúng cách, ăn quá nhiều đã dẫn đến rối loạn tiêu hóa, phát phì đến nỗi phải đi cấp cứu.
Còn những công dụng như điều trị HIV, chống chất phóng xạ, làm giảm các triệu chứng dị ứng, “cải lão hoàn đồng”… theo ông và Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng chỉ là… đồn thổi. Bác sĩ Hoàng Đình Lân lập luận, nếu cho rằng yến sào giảm các triệu chứng dị ứng, vậy tại sao trong thời gian qua Bệnh viện Y học cổ truyền đã phải tiếp nhận nhiều ca dị ứng chỉ vì… ăn yến sào.
Ngay gần đây nhất, cả một gia đình đã phải đến Bệnh viện Y học cổ truyền để điều trị dị ứng. Nguyên nhân là do nhân trong chuyến du lịch sang Thái Lan, gia đình đó đã mua “yến huyết” để “bồi bổ”.Nhưng không hiểu vì sao chưa ăn hết số yến cả gia đình bị dị ứng đầy mình? Bởi vậy, theo bác sĩ Hoàng Đình Lân, đối với những người có nhu cầu sử dụng yến sào, nên nhờ bác sĩ tư vấn để đạt hiệu quả cao lại không xảy ra biến chứng.
Hiện nay, rất nhiều người sử dụng yến sào, ngay cả những người kinh tế chưa khá giả cũng cố “nặn” hầu bao để mua món “thần dược” này bồi bổ. Đáng thương nhất là những bệnh nhân ung thư đang truyền hóa chất hoặc trị xạ dù đã tốn kém do kinh phí điều trị nhưng cũng cố mua yến sào với hy vọng ngăn cản sự phát triển của ung thư và chống đỡ với hóa chất, phóng xạ. Lợi dụng “niềm tin” này cũng như trào lưu ăn yến sào đang ngày một phổ biến, kẻ xấu đã làm giả tổ yến để bán cho người tiêu dùng. Để phân biệt tổ yến giả và thật, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra các thông tin để trên cơ sở đó người tiêu dùng biết cách phân biệt.
Tổ yến giả thường chỉ màu trắng do “chế biến” bằng chất aga (rau câu) hoặc bằng keo agenat trộn lẫn với tinh bột mì. Còn mùi vị thì không thể như yến thật là có vị tanh, mùi ẩm mốc từ gió biển, hơi nước, rêu phong của đá… mà có mùi hăng hắc, lạ rất khó ngửi. Một cách thử nữa là lấy một ít yến sào ngâm với nước. Nếu nó nhão nhoét, nhã ra nghĩa là yến đó được làm từ tinh bột trộn lẫn với các chất kết dính. Trong khi yến thật chỉ tách từng sợi nguyên vẹn nếu ngâm trong nước.
Đối với yến “huyết”, yến “đỏ” muốn biết thật hay không người tiêu dùng có thể nhúng một ít yến vào nước chè xanh hoặc trà mạn. Nếu gặp yến nhuộm phẩm màu, màu đỏ hoặc huyết đó sẽ phản ứng hóa học, biến thành màu đen sẫm. Còn yến thật dù có nấu chín trong nước sôi 100oC vẫn giữ nguyên màu sắc. Nói tóm lại, người sử dụng phải rất tinh tường, nhạy cảm mới chọn được yến thật.
Để sử dụng yến hiệu quả, GS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết: Với yến sào tự nhiên, sau khi sơ chế và làm sạch, có thể chưng với đường phèn hoặc sau khi hấp chín, đổ nước dùng gà và một chút thịt gà vào ăn để vừa ngon vừa bổ dưỡng. Và phải dùng vào lúc đói hoặc trước khi ăn sáng và buổi tối trước khi ngủ. Đối với người già, người bệnh nếu dùng yến đều đặn chỉ nên với liều lượng 70ml/ngày. Đối với bệnh nhân tiểu đường nếu muốn bồi bổ yến một cách đều đặn, lâu dài nhất thiết phải theo tư vấn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng đề phòng trường hợp biến chứng xảy ra.
Xuân Bách
Theo Dân trí
"Ma thuốc độc": Lời đồn phải nghiêm trị
Liên tục thời gian qua, tại Bắc Giang và Hà Tĩnh xuất hiện tình trạng người dân chỉ ốm nhẹ, người mệt mỏi nhưng đã bị kẻ xấu lừa gạt, đồn thổi do bị "ma làm". Vì "ma làm" cho mệt, ốm nên cần phải uống thuốc để "gỡ bả"...
Tuy đã được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị bệnh nhưng một số người dân trên địa bàn xã Biển Động, Lục Ngạn, Bắc Giang vẫn dùng thuốc giải độc.
Biển Động vì sao... động?
Chúng tôi về xã Biển Động, huyện Lục Ngạn, cách trung tâm tỉnh Bắc Giang gần 70km, với gần 50% dân số là đồng bào Tày, Nùng, Hoa và Cao Lan - nơi xảy ra căn bệnh mà người dân gọi là do bùa độc, đúng thời điểm đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang vừa hoàn thành đợt kiểm tra sức khỏe nhân dân trong vùng để kết luận về việc này.
Câu chuyện về bùa độc được đồn thổi rằng, từ năm 2011, một số người dân ở thôn Thùng Thình và các thôn lân cận như Đồng Man, Biển Trên, Biển Dưới... xã Biển Động bỗng dưng mắc bệnh với biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, đau người, ho kéo dài... từ đó nhiều người đồn thổi cho rằng trúng bả độc, nếu không "gỡ bả" sẽ chết dần, chết mòn.
Cùng thời điểm đó, trên địa bàn lại xuất hiện các thầy lang vườn, tự nhận có khả năng phát hiện và "gỡ bả", trong khi họ không có chuyên môn về y dược, chưa hề có chứng chỉ hành nghề. Trong số đó có bà Năng Thị Tẩy, thôn Trại Mật, xã Tân Quang tự cho rằng chỉ cần nhìn trán và lòng bàn tay có thể phát hiện được người bị trúng bả độc. Tiếp xúc với bà Tẩy, bà này kể, khi ngủ nằm mơ có một ông già râu tóc bạc phơ ban cho bà khả năng thần bí. Tuy nhiên, bà chỉ có thể phát hiện trúng bả độc chứ không biết "gỡ bả". Cùng lúc, ở thôn Thùng Thình, xã Biển Động có bà Lý Thị Tần cũng tự nhận có khả năng giải độc từ bài thuốc gia truyền.
Vậy là người dân truyền miệng nhau, hễ thấy một trong các triệu chứng nghi ngờ là nghĩ đến chuyện bị bỏ bùa độc. Cứ như vậy, không khí hoang mang, lo lắng bao trùm lên mỗi nóc nhà của người dân Biển Động vốn trước kia yên bình.
Cũng từ cuối năm 2011, hàng chục người ở Thùng Thình, Đồng Man, Biển Trên, Biển Dưới... tự nghi bị nhiễm độc tìm đến bà Tẩy nhờ phát hiện bệnh người nào bị bà "phán" trúng độc lại được bà giới thiệu đến bà Tần "tháo độc", với bài thuốc dùng rễ cây rừng (không biết tên) giã nát ngâm với nước vo gạo khoảng 30 phút cho người trúng độc uống, người bệnh sẽ nôn ra chất độc. Số tiền khám, tháo bả độc từ 100-400 nghìn đồng/người. Cùng hành nghề phát hiện, giải độc hiện nay còn có ông lang Chiến, thôn Đồng Cún, xã Giáo Liêm ông Thanh Minh, thôn Đồng Bang, xã Chiên Sơn, huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang). Theo thống kê của cơ quan chức năng, thời điểm này, Biển Động có khoảng hơn 60 người nghi bị bỏ bùa độc đã đến khám, chữa bệnh tại các địa chỉ nêu trên.
Tại huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, vợ chồng anh Phạm Văn Dần và chị Nguyễn Thị Vinh ở thôn Đông Thái, xã Cẩm Bình bị đau bụng, người uể oải, mệt nhọc. Anh Dần đã đến trạm y tế xã để truyền đạm nhưng ngay tối hôm đó khi về nhà thấy mọi người bàn tán về việc mắc "ma thuốc độc", lo sợ nên ngay sáng hôm sau, hai vợ chồng anh cùng với 6 cặp vợ chồng bên xóm đã tìm đường vào "thầy" ở Kỳ Anh để được khám bệnh. Kết quả, cả 2 vợ chồng đều "bị mắc" với mức độ khác nhau, vợ nặng hơn và chồng nhẹ hơn. Để giải thuốc độc, thầy đã kê đơn và cắt cho 2 vợ chồng 4 thang thuốc. Hiện tại, đã sắc uống được 3 thang. Sau khi thấy chính quyền và y tế tuyên truyền trên loa truyền thanh thì một thang còn lại anh Dần và chị Vinh không sắc nữa. Anh Dần nói: "Bản thân tôi cũng không tin vào chuyện ma thuốc độc nhưng vì thấy người ta đồn thổi nhiều nên cũng phải đi xem sao".
Cán bộ y tế xóa tan tin đồn nhảm
Để "gỡ bả", người dân phải uống 2 thang thuốc không rõ chất lượng, nguồn gốc như thế này. Ảnh: Nguyễn Tâm
Tìm hiểu người dân đã đến các ông lang vườn để bốc thuốc, chúng tôi đều biết đó là do bà con thiếu hiểu biết. Người đang khỏe nhưng bỗng nhiên sốt cao, mệt mỏi là cứ nghĩ mình ốm do... ma làm! Thậm chí, có người vẫn tỉnh táo để đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, được thầy thuốc ở trạm y tế xã cấp thuốc, khám, động viên nhưng về đến nhà, nghe theo lời nhỏ to của không ít người thiếu hiểu biết khác bỏ thuốc của trạm y tế xã cấp để tìm đến thầy lang vườn!?
Tình trạng này đã gây hậu quả xấu đối với sức khỏe người dân. Nhiều người mắc bệnh thông thường nhưng hoang mang, nghĩ bị bùa độc không đến cơ sở y tế để khám, điều trị mà chỉ lo gom góp tiền đi "tháo độc" dẫn đến bệnh càng nặng, giảm sút tinh thần và thể lực. Lo ngại hơn, tình trạng này xảy ra trong thời gian dài dẫn tới mối nghi ngờ, mâu thuẫn giữa các gia đình, dòng họ gia tăng nhiều người còn bỏ sản xuất, ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ cộng đồng và tình hình KT-XH, an ninh trật tự trên địa bàn.
Trước tình hình đó, mới đây, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã phối hợp với y tế địa phương tổ chức khám bệnh, điều tra yếu tố dịch tễ làm rõ sự việc. Được biết tại Bắc Giang, trong buổi khám bệnh, có hơn 60 người tự nghi bị trúng bả độc, đã có 46 người đến khám. Trong đó có 27 người được các bà lang chẩn đoán trúng bả độc và đã uống thuốc "tháo độc" nhưng vẫn mệt mỏi, đau người, đau khớp, ho...
Ông Trương Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết: "Kết quả khám bệnh và chẩn đoán của đoàn công tác cho thấy có 11 trường hợp mắc bệnh đường hô hấp, 9 người bị các nhóm bệnh về khớp, 8 ca mắc bệnh đường tiêu hóa, 3 trường hợp mắc nhóm bệnh tim mạch, 2 trường hợp suy nhược cơ thể, số còn lại khỏe mạnh bình thường. Những ca phát hiện bệnh đã được kê đơn điều trị, một số trường hợp được giới thiệu, hướng dẫn kiểm tra, điều trị tại các chuyên khoa tuyến trên. Trong quá trình khám và điều tra dịch tễ học, đoàn công tác không phát hiện dấu hiệu, yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh truyền nhiễm hay biểu hiện bị ngộ độc".
Cán bộ y tế của Trung tâm YTDP huyện Cẩm Xuyên và Trạm y tế xã Cẩm Bình đã đến tận nhà những trường hợp mà họ cho rằng bị mắc "ma thuốc độc" để thăm khám sức khỏe. Kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ và trường học. Tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh để nâng cao nhận thức cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Định, Trạm trưởng Trạm y tế xã Cẩm Bình cho biết: "Sau khi có tin đồn, cán bộ y tế đã tham mưu với chính quyền địa phương thành lập Ban chỉ đạo. Qua việc thành lập đoàn cùng với Trung tâm y tế dự phòng huyện điều tra, xem xét cụ thể thấy rằng, do thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng nên người dân mắc các bệnh cảm cúm, bị nhiễm virut. Chúng tôi đã tuyên truyền và vào cuộc điều trị kịp thời".
Nói về vấn đề này, ông Trần Văn Thùy, Chủ tịch UBND xã Biển Động, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang khẳng định: "Quá trình điều tra và xác minh của các cơ quan chức năng cho thấy tất cả các ông (bà) lang trên đều chưa qua lớp đào tạo về y dược cổ truyền, không có chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện khám, chữa bệnh. Hoạt động của họ là vi phạm pháp luật, mang màu sắc mê tín dị đoan và có yếu tố trục lợi...".
Qua sự việc trên, thiết nghĩ chính quyền địa phương và y tế cơ sở cần quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, đẩy mạnh hoạt động giám sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để tuyên truyền, vận động, ổn định tư tưởng cho nhân dân và tăng cường công tác quản lý nhà nước về hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, góp phần răn đe, cảnh báo, giữ vững an ninh, trật tự, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng nhân dân.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Các mẹ nên dùng hồng xiêm để trị táo bón nhé! Miền Bắc gọi là hồm, bà con miền Nam gọi là sa-pô-chê. Quả hồm khi xanha tanin (nhưng khi chín thì không còn), 2-3% dầu acid cyanhydric. Hạa nhựa dầu vỏa 20% dầu béo 1% saponin 0,08% đắng sapotinin. Ngưi cao tuổi, trẻ em, ngưi yếu mệ mi ốm dậy ăn đều tố. Ngoài giá dinh dưỡng, hồm còn được dùng làm thuốc...