“Thần dược” từ nhau thai bà đẻ”: Cực kỳ nguy hiểm
Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì còn nguy cơ rất nhiều bệnh khác như gây đột biến, ung thư.
Sau khi đăng tải loạt bài: “Thực hư thần dược từ nhau thai bà đẻ”, nhiều độc giả đã điện thoại đến tòa soạn mong được cung cấp thêm thông tin về nguy cơ lây truyền bệnh qua việc sử dụng nhau thai khô không rõ nguồn gốc xuất xứ. PV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Tuấn – Giám đốc Bệnh viện 09, nơi chuyên điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS có hoàn cảnh đặc biệt ở Hà Nội, về nguy cơ lây nhiễm từ loại “thần dược” này.
Ông Trần Quốc Tuấn – Giám đốc Bệnh viện 09. Ảnh: LX
Nói là cái gì cũng được!
Cảm quan bề ngoài, ông nhận định thế nào về những bánh nhau khô được bày bán công khai?
- Về nguyên tắc, khi đưa bất kỳ sản phẩm nào ra thị trường thì đều phải có thông tin đầy đủ về sản phẩm, phải có cấp phép, kiểm nghiệm. Nhưng bánh nhau này không nhãn mác, không có bất kỳ thông tin nào về sản phẩm mà chỉ đưa ra một gói nilon trong đó có một cục như thế này thì người bán hàng bảo là cái gì thì biết là thế. Sản phẩm như thế này thì ai nói là cái gì cũng được.
Nếu bánh nhau này thực sự được chế biến từ nhau thai bà đẻ thì có nghĩa đó là vị thuốc có thể tin tưởng?
- Không! Điều đó rất nguy hiểm. Ngay cả khi đó là bánh nhau bà đẻ thật đi chăng nữa thì chúng ta cũng phải nắm được công nghệ sản xuất nó như thế nào, có được khử trùng trong nhiệt độ đảm bảo không hay chỉ phơi khô hay sấy qua loa. Mà nhau thai chỉ phơi khô hoặc sấy qua loa thì khó mà diệt được vi khuẩn, virus…
Video đang HOT
Như vậy virus HIV và các virus bệnh lây truyền khác vẫn còn trong bánh nhau và hoàn toàn có khả năng truyền bệnh cho người sử dụng?
- Nếu có thông tin về nhiệt độ sấy khô trên bao bì thì mới có thể khẳng định là virus, vi khuẩn có bị tiêu diệt hay không? Còn nếu như chỉ lấy nhau thai ra thái rồi phơi bình thường hoặc sấy ở nhiệt độ không đảm bảo thì nguy cơ lây truyền bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Như virus HIV ở trong dịch lỏng chỉ bị bất hoạt trong nhiệt độ 560C, còn trong môi trường khô thì virus có thể tồn tại tới một tuần. Việc sử dụng nhau thai không rõ nguồn gốc, xuất xứ, phương pháp chế biến… hoàn toàn có khả năng bị lây truyền virus HIV, viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác.
Nguy cơ nhiễm vi khuẩn, nấm…
Ngoài HIV và viêm gan B, việc sử dụng bánh nhau không rõ nguồn gốc, chất lượng còn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh nào nữa không, thưa ông?
- Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì còn nguy cơ rất nhiều bệnh khác như gây đột biến, ung thư. Trong bánh nhau của sản phụ bệnh có rất nhiều hoạt chất, thành phần có thể gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhiễm vi trùng, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… có thể ở tất cả các sản phẩm chế biến không đảm bảo. Hoặc khi chế biến nhau thai đó, liệu họ có cho hóa chất vào không và hóa chất đó có gây hại không, có được phép sử dụng không, nếu có gây hại thì gây hại như thế nào v.v…
Nói chung, khả năng lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra như nhiễm virus HIV, virus viêm gan B, nhiễm các vi khuẩn, nấm… Vì thế, phải biết được quy trình sản xuất, cấp phép, kiểm nghiệm như thế nào thì mới được dùng.
Nếu dùng để uống độc vị bằng cách hòa trực tiếp với nước thì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Nhưng nếu được chế chung và sắc theo thuốc Bắc trong nhiệt độ cao nhiều giờ thì mọi tác nhân gây bệnh sẽ bị loại bỏ?
- Nếu sử dụng bánh nhau bằng cách sắc thuốc trong thang thuốc Bắc thì có thể diệt được một số vi khuẩn, virus nhưng nếu có những thành phần hóa chất người ta cho vào khi chế biến nhau thai thì những thành phần hóa chất đó không thể khử được. Thậm chí khi tương tác với nhiệt, chúng có thể chuyển hóa thành chất khác nguy hiểm hơn nhiều.
Không thể tiêu diệt được vi khuẩn trong kén
Trong trường hợp nhau thai của sản phụ bị nhiễm HIV thì ở điều kiện nào virus HIV trong nhau thai đó mới bị tiêu diệt hết, thưa ông?
- Thời gian để bất hoạt được virus HIV trong nhiệt độ 1000C thì phải mất vài tiếng đồng hồ. Nhưng để chế biến được nhau thai đó thành sản phẩm cho người khác sử dụng thì phải hàng trăm độ C và trong thời gian dài hơn nhiều. Virus gây viêm gan B cũng vậy, chỉ bị bất hoạt trong nhiệt độ cao, thời gian dài.
Có loại vi khuẩn, virus nào không thể bị bất hoạt mà luôn tồn tại trong bánh nhau không, thưa ông?
- Có chứ. Một khi đã tồn tại trong kén thì để tiêu diệt được không hề dễ. Có những loại ký sinh trùng nằm trong kén thì kể cả sử dụng hóa chất, cho vào nhiệt độ cao cũng không xâm nhập được vào trong kén. Sau đó, ký sinh trùng này mới chui ra và xâm nhập vào cơ thể mới.
- Xin cảm ơn ông
Lương y Nguyễn Khắc Bảo: “Khả năng bánh nhau giả là rất cao”
Trao đổi với PV, lương y Nguyễn Khắc Bảo (TP Bắc Ninh) cho hay, trước đây ông thường đến các trạm xá xin nhau thai của các sản phụ trông khỏe mạnh rồi về chế biến kỹ càng, sau đó mới ngâm cùng mật ong thành vị thuốc bổ. Hoặc chế biến trực tiếp qua xào, nấu để bổ dưỡng cho những người huyết yếu, suy kiệt. Nhưng những năm gần đây, do chế độ dinh dưỡng tốt hơn, có nhiều vị thuốc thay thế nên ông không sử dụng nhau thai tươi làm thuốc nữa. Riêng bánh nhau khô có tên “tử hà sa” của Trung Quốc thì ông không dùng để kê đơn cho bệnh nhân do sản phẩm không rõ xuất xứ, nguồn gốc. “Bánh nhau là thứ rất nhạy cảm vì ở đó lượng prôtít rất nhiều nên trong môi trường đó vi khuẩn, vi trùng, virus sống ở đó nhiều.
Các virus HIV, viêm gan B, các vi trùng gây bệnh, các tác nhân gây bệnh giang mai… đều trú ngụ ở đó nên khả năng truyền bệnh rất cao. Một khi nhau thai đã nhiễm khuẩn thì việc sử dụng nhau thai đó sẽ gây tác hại, không những không giúp bổ dưỡng mà còn khiến người ta nhiễm bệnh. Khi đi lấy thuốc trên phố Lãn Ông, tôi cũng thấy họ bán nhiều “tử hà sa” của Trung Quốc nhưng lại không có nhãn mác gì cả, sản phẩm như vậy rất vô trách nhiệm. Thuốc của Trung Quốc chính danh bao giờ cũng có đầy đủ mã số, mã vạch, đầy đủ thông tin về hạn sử dụng, ngày sản xuất, thành phần, chế biến v.v… Ví như hãng Đồng Nhân Đường chuyên về cao đơn hoàn tán nổi tiếng của Trung Quốc, sản phẩm của họ luôn đầy đủ thông tin”, lương y Bảo nói.
Lương y Nguyễn Khắc Bảo còn cho rằng, với kiểu dáng và bao bì không rõ ràng như vậy thì khả năng bánh nhau khô là giả rất cao, bởi các hãng sản xuất thuốc thật của Trung Quốc bao giờ cũng có đầy đủ thông tin nhãn mác, địa chỉ sản xuất. “Người dân không nên dùng loại bánh nhau khô không rõ xuất xứ này, lợi chưa thấy đây mà có khi lại rước hại, rước bệnh vào thân”, lương y Nguyễn Khắc Bảo khuyên.
Theo PNO
Phụ nữ trẻ dễ mắc HIV nhất
Các cô gái trẻ là đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cao nhất, không phải vì cơ thể họ vốn như vậy mà xuất phát từ sự bất bình đẳng giới. Do vậy chống HIV/AIDS không chỉ là vấn đề chuyên môn mà liên quan trực tiếp với vấn đề xã hội.
Tại Hội nghị Đại hội đồng LHQ tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm Tuyên bố cam kết phối hợp hành động chống HIV/AIDS, Tổ chức phụ nữ LHQ đề xuất những chiến lược mạnh mẽ hơn để trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ trong cuộc đấu tranh chống đại dịch thế kỷ này. Đề nghị này xuất phát từ thực tế là những phụ nữ trẻ là những người "nhạy cảm" nhất với căn bệnh này - có những khu vực 72% những người đang phải chung sống với HIV là những phụ nữ trẻ.
41% ca nhiễm bệnh mới thuộc về giới trẻ trong đó 60% là nữ giới. Ảnh minh họa.
Theo số liệu của LHQ, hàng năm 41% ca nhiễm bệnh mới thuộc về giới trẻ trong đó 60% là nữ giới. Ở một số vùng như cận sa mạc Sahara tỷ lệ này lên tới 72%. Bản báo cáo viết "Điều đó nói lên một cách rõ ràng rằng có mối liên quan giữa sự bất bình đẳng về giới và nguy cơ nhiễm bệnh".
Tình hình chung trên thế giới là số những ca nhiễm bệnh mới thực tế đang giảm dần "song không có nghĩa là khoảng cách bị lây nhiễm HIV ở hai giới đang thu hẹp, mà ngược lại tình hình tiêu cực nói trên vẫn duy trì. Nếu không có giải pháp hữu hiệu, phụ nữ luôn luôn là những người bị thiệt thòi".
Bà Michelle Bachelet, Chủ tịch điều hành của Tổ chức phụ nữ LHQ cho rằng, cuộc đấu tranh chống HIV/AIDS không đơn thuần là chuyện chuyên môn của ngành y tế mà liên quan đến cả việc giải quyết các vấn đề xã hội - việc bất bình đẳng giới. Cần có tiếng nói của những người phụ nữ trê bị dương tính với HIV, để chính họ đưa ra được những giải pháp có hiệu quả trong việc thực hiện những cam kết chung chống HIV/AIDS trên toàn thế giới.
Theo VNN
Tỷ lệ người chết vì thuốc lá nhiều hơn TNGT và đại dịch AIDS Tại Việt Nam khói thuốc "giết" khoảng 40.000 người mỗi năm. So với số ca tử vong do HIV/AIDS là 48.000 ca kể từ ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên (năm 1992), hay so với TNGT, mỗi năm 13-14.000 ca tử vong, thì số người chết do khói thuốc gây ra khủng khiếp hơn rất nhiều. Hút 7000 chất độc vào người Không chết...