“Thần dược phòng the” xứ Bắc bén rễ trên quê nghèo ở Quảng Ngãi
Có diện tích trồng hiện trên 1,5 ha, đến thời điểm này ông Phạm Trung Trường (70 tuổi), ở xã Bình An, huyện Bình Sơn là người sở hữu vườn trồng cây ba kích lớn nhất tỉnh này.
Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử DANVIET.Vn, ông Trường kể: Từ kết quả tìm hiểu, nghiên cứu trước đó của nhóm kỹ sư ở trường đại học và một doanh nghiệp chuyên trồng cây ba kích ở tỉnh Quảng Nam cho thấy, cây ba kích có thể phát triển được ở vùng đất Bình An. Bên cạnh đó được sự khuyến khích, hỗ trợ từ phía chính quyền huyện Bình Sơn, nên ông đã quyết định trồng thử.
Vào tháng 3 vừa qua, ông Trường đã chọn khu vực thích hợp (có bóng cây) trong trang trại của mình để trồng thử 200 cây ba kích bằng hình thức “giao cho trời”. Dù để mọc và phát triển tự nhiên, không chăm sóc nhiều nhưng số lượng ba kích trồng thử nghiệm còn sống, phát triển khá tốt tại đây nên đến gần cuối tháng 8, ông Trường tiếp tục đầu tư để nhân rộng.
“Tuy ba kích quá quen thuộc ở các tỉnh phía Bắc và hiện đã được trồng tại một số tỉnh thành miền Trung, nhưng đây vẫn là loại cây mới, đặc biệt là Quảng Ngãi. Giá trị kinh tế mang lại cao, thị trường tiêu thụ lớn, cách trồng không quá khó và đòi hỏi nhiều như một số loại cây khác vì vậy nếu thành công, cây ba kích sẽ mang lại thu nhập khá cho người dân nơi đây”, ông Trường chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN.
Video đang HOT
Có tổng số lượng cây giống đã và đang trồng là 25.000 cây (do địa phương hỗ trợ) trên diện tích 1,5 ha, đến thời điểm này ông Trường là người sở hữu vườn trồng cây ba kích lớn nhất ở tỉnh này.
Có thể còn khá sớm để nói về hiệu quả mang lại, nhưng sự mạnh dạn đầu tư trên 200 triệu đồng để trồng ba kích, một loại cây quá mới ở Quảng Ngãi của ông Trường là điều không phải ai cũng dám làm và đáng được khuyến khích, ghi nhận. Bởi lẽ việc làm của ông Trường góp phần thực hiện chủ trương đa dạng hóa cây con trồng của tỉnh. Đặc biệt là ở vùng đất núi thôn Thọ An, xã Bình An, một trong những nơi nằm trong “top” nghèo của Quảng Ngãi
Củ ba kích (ảnh Internet)
Một người dân ở tỉnh phía Bắc thu hoạch ba kích (ảnh Internet)
Theo một số tài liệu, cây ba kích có khá nhiều tên gọi ruột gà, nhàu thuốc… tên khoa học là Morinda officinalis stow, thuộc chi Nhàu, họ Cà phê. Ba kích là cây mọc leo thành bụi, ven rừng, đồi núi ở nhiều tỉnh phía bắc như Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hòa Bình…Đây là loại thảo dược quý có tác dụng tráng dương, bổ thận, kiện gân cốt, bài trừ phong thấp, rất tốt cho sinh lý cơ thể. Dược liệu này được sử dụng rộng rãi trong Đông y và Y học hiện đại.
Theo Danviet
Dân "kêu trời không thấu" vì mùi hôi từ nhà máy bột cá, nước bị ô nhiễm
Người dân xã Bình An, H.Châu Thành, Kiên Giang đang phải đối mặt ngày đêm với tình trạng ô nhiễm môi trường do các xí nghiệp chế biến hải sản gây ra.
Nhà máy chế biến bột cá nằm trong khu dân cư ấp An Bình gây mùi hôi thối quanh năm
Chỉ cần đi qua 2 cây cầu Cái Bé, Cái Lớn (xã Bình An), mùi hôi thối từ các nhà máy bột cá "xộc" thẳng vào mũi không thể chịu nổi.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất
Không chỉ xã Bình An phải chịu đựng cảnh ô nhiễm từ các nhà máy bột cá, một số xã lân cận như Hưng Yên, Tây Yên A (H.An Biên), ngay cả người dân ở Tà Niên, Vĩnh Phú, Vĩnh Hòa Hiệp (H.Châu Thành) và người dân sinh sống ven biển khu vực P.An Hòa - khu lấn biển Phú Cường (TP.Rạch Giá) cũng bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối từ các nhà máy bột cá ở xã Bình An.
Ông Nguyễn Hưng Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã Bình An, cho biết hiện nay cả ngàn hộ dân trên địa bàn xã hằng ngày phải sống chung với mùi hôi khó chịu từ những nhà máy bột cá, xí nghiệp chế biến hải sản. Tình trạng ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người dân. Những ruộng lúa, rau màu, cây dừa, cây dứa... là thu nhập chính của bà con nhưng do hứng chịu tro bụi của các nhà máy thải ra nên năng suất giảm. Nguồn nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước đây, ngoài trồng trọt, người dân còn có mô hình nuôi cá nước ngọt, nhưng do nước bị ô nhiễm nên cá không thể sống được.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp An Bình (xã Bình An), nhiều năm qua bà con chỉ biết kiến nghị, cầu cứu chính quyền địa phương để có ý kiến lên tỉnh. Rất nhiều lượt kiến nghị nhưng đến nay vẫn vậy. Bà Nguyễn Thị Hoa (ngụ ấp An Bình) bức xúc: "Khói từ các nhà máy bột cá thải ra hằng đêm gây ô nhiễm. Nghiêm trọng nhất là mùi bốc ra hôi thối không chịu đựng được. Trẻ con, người lớn đều bị bệnh về đường hô hấp".
Xử phạt xong vẫn tiếp tục vi phạm
Chưa dừng lại đó, các xí nghiệp xả nước thải ra ao, rạch làm dòng nước đen ngòm, gây mùi hôi thối. Ngay đầu lộ dẫn vào ấp văn hóa An Phước, xã Bình An là một doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất mực, cá khô, nhưng không có hệ thống xử lý nước thải mà xả thẳng xuống con rạch phía trước - nơi có hàng trăm người dân sinh sống hai bên bờ rạch. Con rạch có chiều dài gần 2 km, nối liền với kênh Xà Xiêm.
Trước kia, rạch này dùng để lưu thông vận chuyển hàng hóa và nước vẫn được nhiều hộ dân sử dụng sinh hoạt. Hơn 5 năm nay, trên con rạch này dừng hẳn việc lưu thông, thay vào đó là nước bẩn, rác thải được tập kết về, khiến dòng nước đen ngòm, bốc mùi nặng nề. Bà Thị Sóc (ngụ ấp An Phước, xã Bình An) cho biết vào đầu mùa mưa, ruồi muỗi nhiều vô kể, mùi hôi thối nồng nặc suốt ngày đêm. Ông Danh Đa Ra, hàng xóm bà Sóc, cho biết người dân bức xúc, khi cầu cứu lên chính quyền địa phương, vài hôm thấy xuống kiểm tra, nhưng khi cán bộ về thì đâu lại vào đấy.
Ông Nguyễn Hưng Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã Bình An, cho rằng chính quyền địa phương rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, nhưng địa phương không có chức năng kiểm tra xử lý, mà chỉ "tháp tùng" theo đoàn của cấp huyện hoặc tỉnh, sau đó cùng với người dân theo dõi, giám sát các doanh nghiệp vi phạm có khắc phục hay không. Trên địa bàn xã có 6 nhà máy bột cá (hiện đã ngưng 1) và 14 doanh nghiệp chế biến hải sản. Đa số đều sai phạm về môi trường khi có đoàn đến kiểm tra. Khi xử phạt thì họ hứa khắc phục nhưng rồi tình trạng này vẫn tái diễn, dù số tiền phạt rất cao, từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng.
Theo Thanhnien
Quảng Nam: Loài chè mọc hoang ở đất vàng sa khoáng quý hiếm thế nào? Từ một loại cây vô danh mọc hoang trong rừng, nay chè dây Ra Zéh đã trở thành sản phẩm độc quyền của huyện Đông Giang (Quảng Nam). Với những lợi ích kinh tế mà loại chè này mang lại, huyện Đông Giang đang chủ động đẩy mạnh xây dựng thương hiệu chè dây Ra Zéh trở thành động lực phát triển kinh...