“Thần dược” núi rừng loạn giá, muốn mua bỏ túi những mẹo sau
Nắm trong tay những mẹo này, bạn chắc chắn sẽ mua được “thần dược” núi rừng chuẩn xịn.
Dạo một vòng chợ mạng, mật ong bạc hà thời gian này được rao bán khá nhiều với nhiều mức giá khác nhau. Có loại hơn 100 nghìn đồng/lít, cũng có loại 700-800 nghìn đồng/lít. Đa số người bán đều trưng hình ảnh chai mật ong có màu hơi xanh xanh và giải thích là do mật được tạo từ những con ong chuyên lấy phấn hoa của cây bạc hà mọc dại trong rừng. Vì vậy, người tiêu dùng không biết đâu là hàng xịn, đâu là “ hàng fake”.
Mật ong bạc hà được biết đến với công dụng cao hơn hẳn so với các loại mật ong nguyên chất khác. Nó được ví như “lộc trời” mà thiên nhiên đã ban tặng. Mật ong bạc hà chứa nhiều vitamin C, B2, B3, B5, B6, B9 và khoáng chất Canxi, sắt, Magie, kẽm… cùng với đặc tính chống oxi hóa, kháng khuẩn, chống viêm. Vì vậy mật ong bạc hà có giá trị kinh tế rất cao nhưng hay bị làm giả, pha trộn.
Một cốc mật ong bạc hà có tác dụng giải nhiệt khá tốt
Anh Nguyễn Văn Thắng, một tay buôn mật ong vùng Tây Bắc bật mí, nhiều người đã làm giả mật ong bạc hà hoặc qua Trung Quốc mua loại mật ong giả có màu xanh ô liu bắt mắt, đặc quánh, vị ngọt khé về bán kiếm lời. “Mặc dù loại mật ong này ngửi có mùi bạc hà rất đậm nhưng chủ yếu là do hương liệu. Giá thành của loại này rất rẻ, chỉ bằng một nửa hoặc bằng 1/3 so với mật ong bạc hà Hà Giang nguyên chất”, anh Thắng cho biết thêm.
Mật ong bạc hà là đặc sản của vùng cao nguyên đá gồm 4 huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ. Mỗi vùng có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khác nhau. Tuy nhiên, từ tháng 9, người dân của vùng bắt đầu đưa những thùng ong về nơi có hoa để tìm mật. Hoa bạc hà là loài hoa dại mọc khắp vùng cao nguyên đá. Hoa bắt đầu nở rộ vào tháng 10 hằng năm và tàn hết cuối tháng 12. Đây cũng là khoảng thời gian bầy ong tạo mật bạc hà.
Mật ong bạc hà xịn có màu vàng chanh hoặc xanh ô liu trông khá đẹp mắt
Anh Thắng cho biết sau khi đặt tổ thì khoảng 2-3 tuần là có thể thu hoạch được mật bạc hà. Vì vậy, mật bạc hà được bán nhiều nhất trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm. “Trong năm có hai tháng 6-7 là không có hoa nên phải dùng đường nuôi giữ ong. Vì vậy, không nên vì tin vào lời người bán mà mua nguyên tổ trong khoảng thời gian này”.
Video đang HOT
Một số dấu hiệu nhận biết hàng thật người tiêu dùng có thể bỏ túi khi mua mật ong bạc hà được anh Thắng chia sẻ như sau:
- Về màu sắc: Mật ong bạc hà có màu vàng chanh hoặc xanh ô-liu rất đẹp. Khi rót mật ong sẽ tạo bọt trắng xóa. Để mật ong trong chai, ta quan sát thấy mật ong có các bọt khí sủi tăm lăn tăn.
Nếu bạn nghĩ mật ong bạc hà phải có mùi của cây bạc hà, mùi kẹo bạc hà thì hoàn toàn sai lầm. Mùi của mật ong bạc hà thơm đặc trưng, thoang thoảng, không nồng.
- Độ ngọt: Ngọt thanh, tạo cảm giác mát dịu chứ không ngọt khé. Khi đưa mật ong vào miệng sẽ có cảm giác thanh mát từ khoang miệng tới cổ họng. Đặc biệt, mật ong bạc hà không bao giờ gây tê tê lưỡi, khoang miệng như khi ta ăn bạc hà.
- Độ đậm đặc: Không cao. Độ đặc loãng của mật phụ thuộc vào thời điểm quay mật, mật độ hoa nở nơi ong hút mật. Khối lượng trung bình của mật ong bạc hà là 1.33kg/lít. Thời tiết càng lạnh thì mật ong bạc hà càng đặc.
Nếu thời tiết quá lạnh, mật ong bạc hà kết tinh như mỡ, thậm chí kết tinh cả chai luôn. Tới khi mùa hè, thời tiết nóng thì nó sẽ tan ra một phần nào đó, những tảng tinh thể này sẽ lơ lửng, nổi hoặc chìm dưới đáy chai một phần.
Về U Minh Hạ săn "lộc rừng" đặc sánh, bán chơi cũng có tiền triệu
Vào những ngày đầu năm, những người thợ ăn ong (gác kèo ong lấy mật) ở rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau) lại tất bật với công việc của mình. Từ khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch là chính vụ ăn ong, mật có màu vàng ươm, sánh đặc, thơm ngon nhất năm.
Mật ong U Minh Hạ nổi tiếng khắp nơi bởi chất lượng mật hảo hạng, để lâu năm không đổi màu, không biến chất và không bị đọng đường, mang hương vị đặc biệt của hoa tràm. Mật ong ở rừng U Minh Hạ được người dân ví như "lộc rừng" quý giá mà thiên nhiên ưu ái ban tặng.
Gác kèo ong là nghề truyền thống ở Cà Mau vửa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Chúc Ly.
Tại đây, nhờ điều kiện sinh trưởng tốt nên các tổ ong thường rất to, có tổ dài hơn 1m, mỗi tổ ong có trung bình từ 3-5 lít mật, có khi cả chục lít. Đây cũng là nguồn lợi tự nhiên mang lại thu nhập cao cho nhiều người thợ chuyên nghề gác kèo ong.
Mới đây, nghề truyền thống gác kèo ong thuộc huyện U Minh được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Vào những ngày này, những người theo nghề càng phấn khởi khi giá mật ong được bán với giá cao.
Dụng cụ để đi lấy mật ong trông rừng gồm một chiếc gùi, thùng, thau, đuốc, hộp quẹt, dao. Ảnh: Chúc Ly.
Người dân di chuyển vào rừng lấy mật bằng xuồng máy - một phương tiện di chuyển trên sông nước. Ảnh: Chúc Ly.
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử DANVIET.VN, ông Trần Văn Nhì (thành viên hợp tác xã 19/5, ngụ ấp 2, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh), người có hơn 44 năm kinh nghiệm trong nghề ăn ong, chia sẻ: "Việc ăn ong lấy mật là nghề truyền thống của nhiều xã viên. Nhờ có kinh nghiệm nên việc ăn ong lấy mật đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ. Tại đây, mật ong lấy về được bán lại ngay, có khi không đủ bán, nên chúng tôi không cần phải pha loãng mật".
Việc gác kèo để ong đến làm tổ nhiều hay ít đều do kinh nghiệm. Khi xác định được kèo ong có mật, người ăn ong đốt đuốc để ong say khói và lấy mật. Ảnh: Chúc Ly.
Một tảng ong chứa đầy mật vừa được cắt xuống từ tổ ong. Ảnh: Chúc Ly.
Theo ông Nhì, mật ong mùa này là thơm ngon nhất năm, mật có màu vàng sậm, đặc sánh; còn ở mùa mưa do hoa tràm dính nước nên mật loãng hơn.
Thông thường, sau khoảng 15-20 ngày kể từ khi ong xuống làm tổ sẽ cho đợt mật đầu tiên. Sau đó, cứ khoảng hơn 10 ngày lấy được 1 đợt mật. Mật ong rừng U Minh Hạ có 2 mùa, mùa nước (mua mưa) và mùa hạn. Mật ở mùa nước bắt đầu từ cuối tháng 5 đến khoảng tháng 8 âm lịch, mùa hạn bắt đầu từ khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch.
Ông Nhì người có hơn 44 năm kinh nghiệm trong nghề ăn ong cho biết, những người thợ ăn ong ở U Minh luôn trân trọng và gìn giữ thương hiệu mật ong rừng U Minh Hạ. Ảnh: Chúc Ly.
Mật ong lấy về được vắt ngay. Ảnh: Chúc Ly.
Nhờ chất lượng mật hảo hạng, sánh đặc, vàng ươm hiện mật ong được bán với giá khoảng 500.000 đồng/lít mùa mưa, 600.000 đồng/lít ở mùa hạn. Ảnh: Chúc Ly.
Hiện, mỗi năm ông Nhì có thể thu về từ 500-600 lít mật ong. Mật trong mùa nước thường loãng hơn mùa khô nên có giá thấp hơn với khoảng 500.000 đồng/lít, còn mùa hạn thì có giá 600.000 đồng/lít. Từ nghề gác kèo ong mỗi năm gia đình ông Nhì thu về hàng trăm triệu đồng.
Theo Danviet
Gần Tết, nơm nớp từng ngày bên 3 cây 'quái thú' bị bỏ rơi tại Huế Đến Tết Canh Tý 2020 này, vậy là bà Đặng Thị Lan (ngụ phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế), cùng các thành viên gia đình lại thêm một năm nữa - năm thứ ba sống mỏi mòn chờ người chủ đến "rước" các cây "quái thú" đi nơi khác, sau khi bà nhỡ cho họ mượn đất ven...