“Thần chết” sinh ra từ việc kết hợp thuốc sai cách
Nhiều người lại có thói quen không đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc, không có toa kê đơn của bác sỹ.
Đặc biệt là trường hợp một người mắc nhiều bệnh đã đồng thời kết hợp các loại thuốc với nhau để “đẩy” bệnh nhanh hơn. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm bởi có nhiều loại thuốc khi kết hợp lại có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng liên quan tới sức khỏe, tính mạng con người.
Thuốc chống trầm cảm kết hợp với thuốc giảm đau tăng nguy cơ đột quỵ
Theo một nghiên cứu của Hàn Quốc, những người sử dụng đồng thời thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau có nguy cơ bị xuất huyết não cao hơn 4 lần những người chỉ sử dụng thuốc trầm cảm. Xuất huyết não hay còn gọi là xuất huyết nội sọ (ICH) là một loại của đột quỵ có thể dẫn tới tử vong.
Thuốc chống trầm cảm khá “lành tính”.Theo kết quả nghiên cứu của Canada được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Western thì số trường hợp tử vong do tai biến mạch máu não vì sử dụng thuốc chống trầm cảm là 1/10000 ca.
Tuy nhiên, 65% số người lớn bị trầm cảm có dấu hiệu đau mãn tính. Vì thuốc giảm đau là dược phẩm không cần ghi toa (thuốc OTC) được bán phổ biến ở các hiệu thuốc. Để trị những cơn đau nhức, bệnh nhân trầm cảm thường tự ý mua thuốc giảm đau mà không nói rõ tình trạng bệnh trầm cảm cho người bán thuốc. Điều đó đã dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường.
Thuốc giảm đau cũng là nguyên nhân dẫn tới việc xuất huyết đường tiêu hóa và bệnh tâm lý như trầm cảm
Theo các chuyên gia y tế, trong thuốc giảm đau có chứa tramadol hydrochloride tác dụng lên não làm thay đổi cảm giác và phản ứng của cơ thể để “đánh lừa” cơn đau. Thuốc chống trầm cảm cũng có tác dụng tương tự, thành phần của thuốc làm tăng lượng serotonin (hay còn gọi là “hormone hạnh phúc”) trong não để làm cải thiện trạng thái trầm cảm. Khi dùng chung thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau sẽ gây ra việc cộng hợp cùng chiều làm tăng lượng serotonin quá mức dẫn đến kích động, làm nhiệt độ cơ thể cao, nhịp tim đập nhanh hơn và thở gấp.
Lạm dụng thuốc với liều cao sẽ dẫn tới tình trạng các tiểu huyết cầu bị chèn ép, ức chế gây tổn thương não nghiêm trọng.
Video đang HOT
Thuốc dạng sủi, thuốc thông mũi làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp
Đối với những người bị cao huyết áp, bác sĩ nghiêm cấm họ sử dụng những loại thuốc như viên sủi, thuốc thông mũi, giảm đau,… Bởi những loại thuốc trên có thể làm người bệnh không kiểm soát được huyết áp mặc dù vẫn uống thuốc hạ huyết áp đều đặn…
Người cao huyết áp nên cẩn trọng khi sử dụng các dược phẩm không kê toa của bác sĩ
Đối với thuốc dạng sủi, tá dược bao gồm một số chất tạo sủi là natri bicacbonat hoặc natri bicarbonat và acid hữu cơ như vitamin C. Khi bỏ viên sủi vào trong nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa chất kiềm và acid tạo thành muối ăn và các bọt khí CO2 trong dung dịch thuốc. Như vậy, thuốc viên sủi sau khi cho vào nước sẽ tạo ra thành phần là muối ăn sẽ gây tăng huyết áp đối với người có sẵn bệnh lý này.
Còn trong thuốc thông mũi có chất pseudoephedrine làm co mạch, giúp giảm sưng và ngừng chảy nước mũi. Nhưng chất trên lại làm co thắt các mạch máu trong cơ thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, chống lại thuốc trị huyết áp và nguy hiểm cho người có huyết áp cao.
Vì thế, đối với người có tiền sử bị cao huyết áp mà mắc các chứng bệnh thông thường nên tìm đến các cơ sở y tế để nhận sự tư vấn của bác sĩ về loại thuốc phù hợp.
Nguy hại từ việc kết hợp thuốc Đông y – Tây y
Đông y và Tây y là một hướng điều trị kết hợp mang lại nhiều hiệu quả tích cực đối với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên việc kết hợp giữa hai loại thuốc trên cần có sự tư vấn từ người có chuyên môn, bởi việc kết hợp sai cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp, khi kết hợp thuốc Đông y- Tây y có thể gây ra sự đối kháng với giữa thành phần thuốc
Ví dụ như các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitrilglycoside nếu uống cùng với các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê có thể gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan. Các thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis nếu uống cùng với các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh có thể gây rối loạn nhịp tim.
Ngoài ra, các vị thuốc bắc như ngưu hoàng, phèn chua, chu tằng, hoạt thạch, mẫu lệ,… đều có chứa ion kim loại như canxi, magiê, nhôm,… Vì vậy khi uống thuốc Đông y với thuốc Tây sẽ gây ra phản ứng của ion kim loại với các hoạt chất trong thuốc Tây hình thành các thành phần khó hấp thu, làm giảm tác dụng của cả hai loại.
Lời khuyên cho việc sử dụng thuốc đúng cách, có lợi cho sức khỏe
Trong điều trị, việc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc là điều có thể xảy ra. Nhưng việc làm trên phải có sự can thiệp của bác sĩ, bởi mỗi một loại thuốc đều có công hiệu riêng, mang tính chất và phản ứng khác nhau.
Nên khi có những triệu chứng như sốt, cảm cúm, đau bụng,… các chuyên gia khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám để nhận sự điều trị từ bác sĩ. Đặc biệt, việc thăm khám như vậy có thể giúp bạn phát hiện được những căn bệnh nguy hiểm. Bởi, ngày nay có nhiều bệnh nguy hiểm nhưng lại mang biểu hiện ban đầu như những bệnh cấp tính khiến người bệnh thờ ơ mà coi nhẹ, khi bệnh trở nặng có triệu chứng rõ ràng thì mọi thứ đã quá muộn.
Đối với những loại dược phẩm không cần kê toa, khi đến hiệu thuốc bạn nên nói rõ tình trạng sức khỏe của mình để các dược sĩ có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp cho bạn.
Ngoài ra, mỗi người cũng cần trang bị kiến thức về các loại thuốc và thói quen đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để biết những thông tin cần thiết, như: thông tin thuốc, đối tượng sử dụng, những tương tác bất lợi của thuốc,… để tránh những phản ứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Tuy nhiên, lạm dụng thuốc có thể dẫn tới tình trạng xuyết huyết dạ dày. Vì vậy, việc làm có lợi cho sức khỏe nhất là bạn nên xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Theo các chuyên gia, việc rèn luyện những thói quen tốt, thực hiện hành vi lối sống có lợi cho sức khỏe có thể giảm thiểu được bệnh tật. Mỗi người chỉ cần thực hiện những việc đơn giản như: Ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh, giảm tiêu thụ đồ uống có cồn, hạn chế đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn, giảm lượng muối trong chế biến thức ăn… Và mỗi người cần duy trì bền bỉ, đều đặn chế độ luyện tập thể dục, thể thao hằng ngày, nhất là thói quen đi bộ. Vì việc đi bộ có thể phòng ngừa, giảm đáng kể nguy cơ về bệnh béo phì, xương khớp, tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư…
Theo anninhthudo.vn
Cảnh báo bệnh béo phì có thế làm giảm 15 năm tuổi thọ
Nhân Ngày thế giới chống bệnh béo phì (11/10), Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng LB Nga đã cảnh báo căn bệnh béo phì và các bệnh do hậu quả của béo phì có thể giảm tuổi thọ của con người tới 15 năm.
Người mắc bệnh béo phì tại Gaithersburg, Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan trên cho biết, theo nghiên cứu, bệnh béo phì mức độ nhẹ giảm trung bình 3 đến 5 năm tuổi thọ của con người, còn nếu ở mức độ nặng, con người sẽ mất đi 15 năm sống. Theo thống kê, cứ 3 trường hợp tử vong thì có 2 trường hợp nguyên nhân do những bệnh liên quan đến rối loạn trao đổi chất béo và bệnh béo phì.
Cũng theo báo cáo của Cơ quan trên, hiện tại đa số các nước châu Âu có khoảng 15-25% người lớn mắc bệnh béo phì. Ngoài ra, tỷ lệ mắc béo phì trong trẻ vị thành niên cũng gia tăng: đến 25% trẻ tại các nước phát triển bị thừa cân, và 15% mắc bệnh béo phì. Trong đó, thừa cân khi còn bé là nhân tố đáng kể ảnh hưởng đến nguy cơ béo phì ở lứa tuổi lớn. Theo thống kê, đến 50% trẻ bị thừa cân lúc 6 tuổi đều bị béo phì khi trưởng thành, còn tỷ lệ này đối với trẻ thừa cân khi thiếu niên là 80%. Béo phì dẫn đến các bệnh phi truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh tim mạch, ung bướu, tiểu đường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo đến năm 2030, khoảng 41% dân số thế giới sẽ mắc chứng thừa cân. Nhân Ngày thế giới chống bệnh béo phì, nhiều chính phủ khuyến cáo người dân nên giảm tỷ lệ thực phẩm tinh chế, đồ ăn nhanh, tăng hoạt động thể chất, đặc biệt là đưa thực đơn lành mạnh vào trường học và công sở.
Tâm Hằng
Theo TTXVN
Bé gái 7 tuổi bị dậy thì sớm sau khi để đèn đi ngủ liên tục trong 3 năm Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm, sinh lý của trẻ - cha mẹ tuyệt đối không được xem nhẹ. Nếu con cái trong nhà thích để đèn đi ngủ vì sợ... ma - chị em nên trấn an, dỗ chúng đi ngủ và nhớ tắt đèn. Vì sao cần làm như vậy? Hãy lắng nghe câu chuyện...