Thần bí tục lệ ướp xác của người Ai Cập cổ đại
Người Ai Cập cổ tin một phần tinh thần của con người sẽ gắn liền vĩnh viễn với sự tồn tại của cơ thể. Vì thế, con người phải bảo vệ cơ thể để linh hồn trường tồn ở thế giới bên kia vì nếu cơ thể phân hủy, linh hồn của người đó sẽ không toàn vẹn. Chính vì vậy, họ ướp xác những thi thể để giữ linh hồn của người chết được tiếp tục cuộc sống mới ở thế giới bên kia.
Nghi lễ ướp xác người Ai Cập cổ.
Nguồn gốc tục lệ ướp xác
Người Ai Cập cổ đại tin rằng có sự hồi sinh sau khi chết một thời gian và một cuộc sống khác trên thượng giới. Cái chết đối với họ chỉ là một sự gián đoạn tạm thời của sự sống chứ không là sự chấm dứt mãi mãi. Thế giới bên kia có thật, đó là nơi các linh hồn tồn tại. Ở thế giới đó, thể xác vẫn là “nhà” của linh hồn, nếu thể xác bị phân hủy thì linh hồn sẽ bị hủy hoại.
Trong “Tử thư Ai Cập” có ghi chép lại các kinh, thần chú và những chỉ dẫn cho người quá cố đến cuộc sống khác sau khi chết. Trong sách cũng nói về các thử thách đối với người chết trước sự phán xét của thần Phán xét Thoth. Một trong những thử thách là cân trái tim người chết với một chiếc lông đà điểu (biểu tượng của thần Matt – thần công lý, sự thật).
Nếu người chết càng nhiều tội lỗi thì sẽ càng nặng hơn chiếc lông. Nếu tội lỗi quá nhiều quỷ Ammit sẽ ăn mất quả tim bất chính đó. Trái tim là nơi chứa đựng tâm linh nên khi đó linh hồn sẽ bị lạc lõng trầm luân. Còn nếu là tâm hồn chân chính sẽ được thần Anubis phết tẩm hương thơm để sống cuộc sống vĩnh hằng. Tục ướp xác (tẩm hương thơm bảo quản xác chết) từ tín ngưỡng này mà ra đời.
Các nhà khoa học nghiên cứu những xác ướp được khai quật.
Một nghi thức tang ma tiến hành đồng thời với các công đoạn ướp xác kéo dài 70 ngày. Trước khi tiến hành ướp xác các tu sĩ sẽ làm một số lễ nghi tôn giáo suốt 7 ngày. Sau đó, các cơ quan nội tạng được lấy ra khỏi cơ thể, riêng não lấy ra vào đường lỗ mũi. Phần còn lại của thân xác được làm khô trong hỗn hợp muối natron.
Khi đã hoàn thành việc ướp xác, thi hài sẽ được quấn trong các lớp vải và phết các chất thơm, rồi đặt vào trong chiếc quan tài mang hình người. Nội tạng lấy ra trong cơ thể không bỏ đi mà cất giữ trong bốn chiếc tiểu làm bằng đất nung hay bằng đá đục. Bốn chiếc bình này có nắp chạm hình đầu người, đầu khỉ, đầu chim ưng và đầu chó rừng tương đương với 4 vị thần có nhiệm vụ bảo vệ linh hồn người chết.
Khi quấn vải cho xác ướp xong người ta còn đeo thêm cho xác ướp một chiếc mặt nạ. Theo phong tục Ai Cập, chiếc mặt nạ này phải chạm giống khuôn mặt của người đã qua đời. Họ cho rằng chiếc mặt nạ này làm linh hồn người chết thêm vững mạnh khiến ma quỷ phải sợ hãi tránh xa.
Khi thực hiện nghi thức ướp xác, vị tu sĩ phải đeo mặt nạ thần đầu chó rừng Anubis (con của thần Orisis; vị thần bảo hộ người chết và mang người chết về bên kia thế giới). Vị tu sĩ sẽ đọc những đoạn kinh nói về sự phán xét nơi bên kia thế giới, kể cả việc thần Anubis tẩm hương thơm cho vong linh người ngay thẳng.
Một xác ướp Ai Cập cổ đại.
Tiếp đến là việc bọc vải và tẩm hương vào xác ướp. Khi việc xác ướp hoàn tất, vị tu sĩ sẽ đọc những đoạn kinh nói về các vị thần trên trời nương theo tinh tú di chuyển như thế nào và hướng dẫn vong linh người chết theo đó mà lên trời. Đường di chuyển đó trọng tâm noi theo thần Mặt trời Ra vào ban ngày, và thần Isis (tức sao Sirius) vào ban đêm.
Tuổi thọ trung bình của một người Ai Cập cổ đại chỉ khoảng 40 năm. Chính vì lẽ đó, họ quan niệm, chuẩn bị cho cuộc sống dài lâu và hạnh phúc ở thế giới bên kia mới thực sự là việc đáng chú trọng.
Ướp xác ở Ai Cập cổ đại không chỉ là xu thế, mà còn thể hiện rõ đẳng cấp trong xã hội. Pharaoh được người Ai Cập cổ đại tin là hóa thân của một vị thần, tương tự như Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng hay Nữ Thần sống Kumari ở Nepal. Với vị thế tâm linh đó, lễ tẩm liệm một vị pharaoh phải do tu sĩ Ai Cập cao cấp nhất cử hành.
Kim tự tháp – đền thờ của Pharaoh
Theo sử sách, các Pharaoh ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ làm sẽ là bắt đầu xây dựng kim tự tháp cho chính mình. Kim tự tháp sẽ vừa là lăng mộ vừa là nơi thờ một vị Pharaoh. Ngoài ra, một số truyền thuyết cũng cho rằng kim tự tháp là nơi mà người Ai Cập bảo vệ các bí mật vĩ đại nhất của mình. Theo tín ngưỡng Ai Cập cổ đại, mỗi vị Pharaoh là hóa thân của một vị thần, nên kim tự tháp có cấu trúc như một đền thờ.
Đền thờ ở Ai Cập tuân thủ theo giới luật Maat, nếu không thì thần linh không ngự trị trong ngôi đền nữa vì đền thờ là trung tâm của vũ trụ và là nơi giao tiếp với thần linh. Giới luật này còn quy định ngôi đền Ai Cập phải có 2 khu: khu ngoài dành cho tín đồ và các tu sĩ cấp thấp; khu trong chỉ có các vị tu sĩ cao cấp mới được vào.
Đặc biệt phòng trong cùng chỉ có vị giáo chủ và Pharaoh mới được phép. Chính nơi phòng trong cùng đó chứa đựng nhiều thư tịch bí truyền và tượng thần linh. Con đường dẫn vào các khu là những hành lang chạm đầy hình ảnh và có các pho tượng dọc hai bên.
Thường ở hành lang kim tự tháp không có tượng thần nhưng có nhiều hình khắc mô tả cuộc sống sau cái chết cùng các kinh văn liên quan (nhất là ở các gian phòng bên trong kim tự tháp). Nó như là kim chỉ nam để các pharaoh không lạc lối khi tìm đường về trời.
Kim Tự tháp – đền thờ của các Pharaoh Ai Cập cổ đại.
Bên trong kim tự tháp cũng theo mô thức đó, cũng có tượng nhân sư phía trước như nhiều khu đền tiêu biểu là đền Luxor ở Thebes. Tuy nhiên hình thái tổng quan bên ngoài không giống đền thờ như chúng ta thấy. Kim Tự Tháp thường có hai đường ống thông chỉa thằng lên phương bắc bầu trời (bắc thiên cầu). Một đường ống đi vào phòng của hoàng hậu nằm ở dưới và một đường ống đi vào phòng xác ướp Pharaoh nằm ở trên.
Bắc thiên cầu là nơi hội tụ chòm sao Bắc Đẩu mà người Ai Cập gọi là những vì sao bất tử bởi nó luôn luôn xuất hiện chứ không lặn đi như một số tinh tú khác. Đường ống hướng đến chòm Bắc Đẩu luôn xuất phát từ phòng xác ướp Pharaoh, người Ai Cập tin rằng đó là những bậc cầu thang đưa vị Pharaoh băng hà lên trời.
Linh hồn các xác ướp Pharaon sẽ đi qua Duat – một nơi có những hồ nước sôi, sông lửa và những con rắn phun nọc độc. Đây chính là địa ngục theo trí tưởng tượng của người Ai Cập. Nếu vượt qua được tất cả và chứng minh cốt cách hoàng tộc trong mình, Pharaon sẽ được đến với thần Mặt Trời (thần Ra) – lên thiên đàng.
Sau khi băng hà, Pharaoh Ai Cập thường được chôn cất trong kim tự tháp hoặc lăng mộ “khủng”. Bên trong nơi an nghỉ vĩnh hằng của nhà vua là vô số bảo vật giá trị như vàng bạc, châu báu, vật dụng hàng ngày như ghế, xe ngựa…
Để bảo vệ các Pharaoh, các thầy tu đã lập lời nguyền xung quanh khu vực chôn cất để bảo vệ xác ướp và hành trình tâm linh của họ sau khi chết. Niềm tin này hình thành nên ý tưởng gọi là “lời nguyền của các Pharaoh” – bất kỳ ai dám bước vào hoặc làm xáo trộn ngôi mộ của xác ướp, đặc biệt là lăng mộ của một Pharaoh, sẽ gặp những điều xui xẻo và khó tránh khỏi cái chết.
Hiểu lầm 'tai hại' về lực lượng xây kim tự tháp Ai Cập
Kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng thế giới với 'tuổi đời' hàng ngàn năm tuổi và đứng vững trước nhiều thảm họa thiên nhiên, chiến tranh... Trong nhiều năm, không ít người hiểu sai về lực lượng tạo nên các kim tự tháp trường tồn với thời gian.
Mỗi năm, hàng triệu du khách đến Ai Cập để chiêm ngưỡng, khám phá những di sản văn hóa nổi tiếng của nước này. Trong số đó, kim tự tháp Ai Cập hấp dẫn du khách bởi những điều huyền bí.
Người Ai Cập cổ đại xây dựng kim tự tháp từ hàng ngàn năm trước. Nhiều người không khỏi tò mò tầng lớp nào tham gia vào quá trình thi công công trình khổng lồ này.
Một quan điểm cho rằng lực lượng nô lệ là những người xây dựng kim tự tháp kỳ vĩ của người Ai Cập thời cổ đại. Điều này được nhà sử học Hy Lạp Herodotus nhắc đến trong những ghi chép của mình từ thế kỷ 5 trước Công nguyên.
Thêm nữa, trong nhiều bộ phim về Ai Cập cổ đại, các nhà làm phim thường xây dựng hình ảnh các nô lệ làm việc cật lực suốt ngày đêm để xây dựng kim tự tháp cho pharaoh Ai Cập.
Chính những điều này khiến một số người thực sự tin rằng nô lệ là lực lượng chính, thậm chí là duy nhất trong việc xây dựng kim tự tháp ở sa mạc của Ai Cập.
Thế nhưng, điều này không chính xác. Các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã tìm được những bằng chứng cho thấy kim tự tháp không phải là nô lệ.
Điều này xuất phát từ việc các nhà khảo cổ tìm được một số ngôi ngộ gần các kim tự tháp ở Giza. Chúng có niên đại hơn 4.500 năm tuổi. Những người chôn cất trong những ngôi mộ đó thuộc về lực lượng từng xây dựng kim tự tháp.
Những người được chôn cất gần pharaoh Ai Cập luôn là những người có vai trò quan trọng và địa vị cao trong xã hội. Do đó, không bao giờ có việc nô lệ được chôn cất gần nhà vua.
Trên vách của những ngôi mộ có những hình vẽ và chữ viết do những người công nhân xây dựng kim tự tháp tạo nên. Những người này tự gọi mình là "những người bạn của vua Khufu".
Trên vách của những ngôi mộ có những hình vẽ và chữ viết do những người công nhân xây dựng kim tự tháp tạo nên. Những người này tự gọi mình là "những người bạn của vua Khufu".
Mời độc giả xem video: Phá kim tự tháp hơn 2.000 tuổi để lấy đá làm đường. Nguồn: VTC14.
Kim tự tháp Ai Cập là di sản người ngoài hành tinh? Kim tự tháp là kiến trúc kỳ vĩ của người Ai Cập cổ đại trường tồn đến ngày nay khiến hậu thế kinh ngạc. Kỹ thuật xây dựng kim tự tháp hoàn hảo đến mức một giả thuyết cho rằng đây là di sản của người ngoài hành tinh. Quần thể kim tự tháp ở Giza, Ai Cập là những công trình khổng...