Thăm ‘vương quốc’ ô tô cổ Cuba
Với 2,2 triệu dân và diện tích trên 600 km2, sự hiện diện của hàng chục ngàn chiếc xe cổ thực sự tạo nên một bản sắc cho thủ đô La Habana của Cuba.
Ngay khi chiếc Lada không rõ “niên đại” xuất hiện với vai trò taxi trước chiếc Boeing 787 lừng lững của hãng hàng không Air France, hàng chục chiếc máy ảnh liền nháy lên loang loáng. Hình ảnh chiếc xe biểu tượng một thời làm chúng tôi rộn cảm sau quãng đường dài Hà Nội – Paris – La Habana.
Thưởng thức taxi ‘chuồng gà’
Sân bay quốc tế Rose Marti – Habana dù đã được phủ lớp bụi thời gian song vẫn toát lên nét kiêu sa. Trong khuôn viên trước sân bay, cỏ cây hoa lá xanh mượt được nhuộm thêm lớp nắng óng ả của buổi hoàng hôn.
Ấn tượng đầu tiên là những chiếc taxi hiệu Lada không cửa kính, màu sắc te tua, rồi những chiếc Ford dài ngoẵng với cái sườn xe thuôn nhọn như hai quả hỏa tiễn.
Lúc khởi động xe, có cả một tá thanh niên đẩy cật lực. Khi chiếc ống xả ục ra những cục khói đen sì cũng là lúc họ sảng khoái bu kín thùng xe làm chộn rộn khách đường xa.
Những “siêu xe” một thời hút hồn du khách.
Đêm đầu tiên tại Cuba, anh Tùng, một lưu học sinh có 6 năm trên đất khách, cho cả nhóm thưởng thức món “taxi dù” bằng xe cổ. Gọi là taxi chứ thực ra là những cái “chuồng gà”, không mào, không lô gô thương hiệu, và làm gì có đồng hồ tính tiền…
Chiếc Lada đời 1970 trên phần táp lô không có bộ phận nào còn hoạt động, ngoại trừ một cái đầu đĩa cũ mèm được níu lại bằng sợi dây thép. Bộ ghế da rách tả tơi như tàu chuối khô.
Trên các cánh cửa, chỉ còn phần vỏ thép méo mó bên ngoài làm công tác đối ngoại. Mặt cửa phía trong lộ ra những khung xương thép dằng dịt. Loại cửa này khi đóng vào, khách chỉ còn biết ngồi im vì lần sờ mỏi tay cũng chẳng tìm được cái chốt nào để có thể mở được.
Video đang HOT
Tôi ngồi ghế đầu, đằng sau là nhà báo Thành Chung của VOV và Tùng. Khi chiếc xe rung bần bật chuẩn bị lùi ra khỏi chỗ đỗ thì anh tài xế hốt hoảng, tay nắn hết túi áo lại đến túi quần…
Cuối cùng, anh ta cũng lôi ra được cái thiết bị đặc chủng trông giống cái choòng chữ T. Mở các cánh cửa, anh ta ốp cái thiết bị đó vào một cái lỗ nào bên trong cánh cửa rồi quay. Cánh cửa kính ken két được đẩy lên… Anh ta bảo, làm thế cho đỡ ồn, vả lại tẹo qua bờ biển, gió to, xe đi nhanh sợ hành khách ngạt gió.
Chiếc xe vặn mình qua đoạn đường xấu rồi nhao đến con đường ven biển đẹp nhất nhì thủ đô La Habana. Tiếng sóng biển du dương đã bị cày nát bởi âm thanh hỗn tạp từ chiếc Lada cổ.
Tiếng gằn của máy mỗi khi sang số quyện với tiếng xoàng xoạc xé gió. Đặc biệt, mớ âm thanh hỗn tạp lúc ken két, lúc phành phạch của dàn hợp xướng âm thanh ghế, táp lô, trần, sàn và tiếng lách cách của kim loại rung phát ra khi xe chạy…
Thấy chúng tôi hào hứng, bác tài cố phô ra sự điêu luyện của nghệ thuật ôm vô lăng. Xe rướn lao lên như con ngựa què vừa cố cất vó nhưng cũng lại chực khuỵu xuống mỗi khi chân ga quá đà. Chở 4 người dường như là quá sức với chiếc xe già nua.
Thứ cảm giác lâng lâng, sờ sợ nhưng thích thú, tò mò đến với chúng tôi, nhưng nỗi sợ hãi lại bao trùm ập đến ngay sau đó. Nhà báo Thành Chung đập cửa xe “stop”, “stop”.
Gã lái xe ngoái lại bắt gặp bộ dạng thất thần của chúng tôi liền về số nhấn phanh, miệng liến thoắng: “o key’, “o key”… Cái hàm răng trắng loáng trong đêm của gã tài xế cứ làm chúng tôi nhớ mãi chuyến “taxi dù” ở Cuba. Mười CUC (đồng tiền đối ngoại của Cuba, tương đương khoảng 230.000 đồng) cho 4 cây số, hai anh tài xế kỳ kèo thêm 10 đô la gọi là tiền tip…
Nơi một nửa ô tô lên chức ‘cụ’
Hai ngày ít ỏi, Tùng và anh Hoạch phóng viên TTXVN tại Cuba đã dẫn tôi đi thâm nhập thủ phủ xe cổ. Khu vực Capitolio (tòa nhà Quốc hội cũ của Cuba trước ngày giải phóng – 1959), là nơi hội đủ các loại xe cổ và “quái”.
Đây là khu vực tựa khu Bờ Hồ ở thủ đô ta, cách khu phố mới 10 km. Khách du lịch tứ xứ tụ về khu vực này và không thể không ghi lại những hình ảnh đắt giá về “vương quốc xe cổ” và trải nghiệm trên những chiếc xe sản xuất từ đầu thế kỷ trước để ngỡ mình là minh tinh Hollywood.
Rodrigo, 30 tuổi, có thâm niên lái xe gần mười năm, giới thiệu chiếc Dodge đời 1953 đầy vẻ tự hào. Chiếc xe màu hồng nhạt, mui trần được độ màu sơn mới, ốp mui bằng inox tự chế sáng loáng.
Nó rực giữa quảng trường. Anh cho biết, chiếc xe có giá 30.000 đô la, hiện được khai thác chở khách du lịch. Bên trong vẻ ngoài hào nhoáng đó, chiếc xe lộ bộ ghế da nguyên bản sờn rách. Hầu như các phụ tùng nội thất trong xe vẫn nguyên bản.
Đặc biệt, cái vô lăng to như cái vành xe đạp cũng là hàng nguyên bản. Hầu hết những chiếc xe dùng chở khách du lịch đều được tân trang kỹ ở lớp sơn, ốp la-zăng, hay vài chi tiết bên ngoài. Còn bên trong hầu như còn nguyên vẹn, phần vì không có đồ thay thế, phần vì để vậy cho nó “xịn”.
Lái xe Zoano 41 tuổi cùng tác giả bên chiếc Ford sản xuất năm 1951.
Anh Miguel, 48 tuổi, khi biết chúng tôi từ Việt Nam đến tỏ ra cởi mở và nhắc đi nhắc lại: “Việt Nam”, “Việt Nam”.
Anh lái xe cho công ty du lịch khai thác xe cổ chở khách. Lương của anh khoảng 450 peso/tháng (tương đương khoảng 400.000 đồng). Chiếc xe anh lái là một “cụ” Ford sản xuất năm 1928.
Anh bảo, nó cũ nhưng chưa bao giờ có vấn đề gì. Cứ sau mười ngàn cây số anh lại bảo dưỡng, và rằng “cụ” xe ăn ít nhiên liệu lắm, mỗi lít xăng cũng chạy được 5-6 cây số! Chiếc Ford U 90 cũng là dạng mui trần. Nó được chủ nhân độ thêm cái mui có khung bằng tuýp nước và vải bạt.
Hiện xe cổ tại Cuba được quản lý dưới hai dạng. Xe do nhà nước sở hữu có biển số màu xanh, số xe này thường được dùng vào việc kinh doanh du lịch. Xe có biển số màu vàng là xe của tư nhân.
Xe nhà nước được đầu tư, nâng cấp nhiều hơn, còn lại xe tư nhân hầu như không được đầu tư, chúng đều cũ kỹ, và giữ nguyên bản trừ những thứ phụ tùng hỏng phải bỏ đi.
Chị Maria vừa là tài xế chiếc Chevorolet đời 1949 vừa là người quản lý của Cty du lịch quốc doanh cho biết, công ty đang sở hữu khoảng 50 xe tuổi “cụ”. Chiếc xe mới nhất của công ty cũng có tuổi đời U60, trong đó có nhiều xe đạt “thượng thọ”, “thượng thượng thọ” và cả … “đại thọ”.
Theo chị, giá của mỗi xe dao động từ 10.000 đô la đến 30-40.000 đô la. Trung bình, lương của lái xe dao động từ 20 đến 35 đô la/tháng.
Xe cổ đang hiện diện tại Cuba đều có tuổi trẻ nhất là 53 tuổi – U60. Tức chúng được sản xuất ít nhất từ năm 1959 trở về trước (thời điểm Cuba giành độc lập). Hầu hết các xe này có nguồn gốc từ Mỹ, châu Âu, một số đến từ các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.
Sau hàng chục năm bị cấm vận, số lượng xe này vẫn thủy chung gắn bó với đất nước Cuba, vì không có xe nhập khẩu thay thế. Tuy nhiên, để có sự độc đáo của dòng xe cổ tại Cuba có lẽ do chính phủ Cuba không cho phép những chiếc xe này “xuất ngoại”.
Và nhà nước cũng “bật đèn xanh” để những chiếc xe cổ được trung tu, đại tu, hoán cải để tồn tại trở thành một di sản độc đáo. Hiện trên đường phố Cuba đã có thêm nhiều dòng xe hiện đại đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… song những chiếc xe cổ duyên dáng vẫn là thứ hút hồn mang bản sắc Cuba.
Theo Tiền Phong
Lexus - thương hiệu đáng tin cậy nhất năm 2013
Năm thứ hai liên tiếp, Lexus được JD Power vinh danh là thương hiệu xe hơi đáng tin cậy nhất.
Lexus RX là dòng xe mắc ít lỗi nhất.
Trong khi các vị trí dẫn đầu lần lượt thuộc về Lexus, Porsche, Lincoln, Toyota và Mercedes-Benz thì Land Rover, Dodge, Mitsubishi, Volkswagen chia nhau các vị trí cuối bảng xếp hạng.
Theo kết quả của cuộc khảo sát năm nay, chất lượng của toàn ngành công nghiệp ô tô đã được cải thiện đáng kể với số lỗi trung bình là 126 lỗi/100 xe (đã sử dụng được 3 năm).
"Có quan điểm cho rằng những mẫu hoàn toàn mới mới hoặc các mẫu xe thiết kế lại có nhiều vấn đề hơn," David Sargent - Phó chủ tịch mảng ô tô toàn cầu của J.D Power cho biết. "Dữ liệu từ cuộc khảo sát độ tin cây năm 2013 đã chỉ ra rằng điều đó đã thay đổi. Độ tin cậy của những chiếc xe mới đang được cải thiện nhanh chóng qua từng năm."
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng, chất lượng cải thiện khiến các chủ xe ngày càng trung thành hơn với thương hiệu mà mình đã lựa chọn.
"Bằng cách kết hợp dữ liệu trong nghiên cứu của chúng tôi với các dữ liệu thương mại, có thể nhận thấy mối tương quan giữa độ tin cậy và sự trung thành," Sagent cho biết thêm.
Thương hiệu lừng danh của Anh quốc cần phải sớm cải thiện chất lượng của mình.
Theo GD&TĐ
10 thay đổi đáng chú ý của xe hơi trong 15 năm qua Hơn một thập kỉ đã qua là khoảng thời gian ngành công nghiệp xe hơi thế giới có nhiều thay đổi, chuyển biến. Một số công nghệ trở nên phổ biến, trong khi một số hãng xe đã biến mất khỏi thị trường. Sau khi tổng hợp lại các số liệu và tình hình thực tế của ngành công nghiệp ô tô thế...