Tham vọng vàng che đậy đích Con đường Tơ lụa trên biển
Tung Quốc vừa quyết định thành lập một quỹ vàng nhằm phục vụ cho các dự án khai thác vàng trên Con đường Tơ lụa.
Theo Tân Hoa xã, quỹ này do Sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE) đứng đầu với nguồn vốn dự kiến khoảng 100 tỷ nhân dân tệ.
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Trong số 65 quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa trên bộ và Con đường Tơ lụa trên biển, có rất nhiều quốc gia châu Á sở hữu những quặng vàng lớn. Nhiều nước đã được Trung Quốc chào mời góp vốn vào quỹ.
Thông qua chuỗi hệ thống khai thác và thị trường tiêu thụ từ châu Á sang Âu theo Con đường Tơ lụa, Bắc Kinh tham vọng trở thành bá chủ về vàng
Tang Xisheng thuộc Quản lý Quỹ Công nghiệp cho rằng: “Trung Quốc không có tiếng nói lớn đối với giá vàng bởi vì nó chiếm một phần nhỏ trong thương mại vàng quốc tế. Vì vậy, chính phủ Trung Quốc tìm cách tăng cường ảnh hưởng đối với giá vàng bằng cách mở cửa thị trường vàng trong nước cho các nhà đầu tư quốc tế”.
Cũng theo ông Tang, quỹ vàng sẽ đầu tư thăm dò, khai thác vàng ở các nước dọc theo con đường tơ lụa, đặc biệt là Afghanistan và Kazakhstan.
Như vậy, với việc thành lập quỹ vàng, Trung Quốc không che giấu tham vọng khống chế thị trường này. Hồi tháng 3/2015, Trung Quốc cũng đã thông báo sẽ đưa vào hoạt động một hệ thống định giá vàng với tham vọng thay thế Hiệp hội Thị trường vàng (LBMA) tại London (Anh). Có nhiều ngân hàng Trung Quốc tham gia hệ thống định giá này nhằm giúp cho Bắc Kinh có trọng lượng hơn trong việc định giá.
Mục đích đằng sau Con đường Tơ lụa
Liên quan đến Con đường Tơ lụa trên biển, trước đó giới chuyên gia đã cảnh báo toan tính của Trung Quốc. Theo đó, Robert Kaplan, nhà nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ, từng dự báo cuộc chiến tranh thế giới thế kỷ 21 sẽ diễn ra trên biển. Dự án Con đường Tơ lụa trên biển sẽ đảm bảo các điều kiện hậu cần và an ninh cho việc vận chuyển hàng, đảm bảo nguồn cung dầu thô cho Trung Quốc.
Video đang HOT
Hệ thống cảng biển dọc Con đường Tơ lụa trên biển sẽ cho phép lực lượng hải quân Trung Quốc vượt ra khỏi những hạn chế địa lý của chuỗi đảo phía Tây Thái Bình Dương và áp lực quân sự từ chính sách tái cân bằng của Mỹ.
“Nó tạo “danh chính, ngôn thuận” và điều kiện thuận lợi cho sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ra các vùng biển ngoài Trung Quốc, trước hết là khu vực Biển Đông, eo biển Malacca, từ Biển Đông vươn sang Ấn Độ Dương, giúp cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên biển và tăng cường hiện diện quân sự trên biển. Cái đích là Ấn Độ Dương – vì Trung Quốc muốn thành cường quốc toàn cầu, trước hết phải đặt chân vững chắc tại Ấn Độ Dương”, Robert Kaplan phân tích.
Còn Tiến sỹ Đỗ Minh Cao, Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) nhận định trên Dân trí, việc xây dựng cái gọi là Con đường Tơ lụa trên biển nằm trong một kế hoạch rất nguy hiểm đối với Việt Nam. Nó là hiện thân của con đường do Trịnh Hòa (người Trung Quốc) đã đi từ thế kỷ XV. Mà Trịnh Hòa được Trung Quốc nói là người đã khám phá ra những vùng đất mới trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc thực hiện như vậy thể hiện tham vọng chính trị rất lớn.
Nếu các nước vì lợi ích trước mắt mà tham gia vào Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 thì rất nguy hiểm. Bởi vì như vậy sẽ vô hình chung công nhận con đường do Trịnh Hòa khai phá, vướng vào hàm ý sâu xa của Trung Quốc muốn nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa do họ phát hiện.
“Nếu không tính toán, chủ động nhìn xa, trông rộng, các nước sẽ mắc phải mưu của họ. Trong thời điểm hiện tại, trước tham vọng chính trị trong việc xây dựng đảo của Trung Quốc, Việt Nam cần cực kỳ thận trọng và xem xét kỹ, ngẫm lại những bài học lịch sử…”, ông Cao lưu ý.
Theo An Nhiên (tổng hợp)
Đất Việt
Việt Nam: "Món mồi ngon" đang bị các nước lớn tranh giành ảnh hưởng
Mặc dù là một nước nhỏ trong khu vực Đông Nam Á, nhưng với vị trí chiến lược hết sức đặc biệt, với bờ biển dài 134km ở phía Đông, Việt Nam đang là "con mồi ngon" bị các nước lớn tranh nhau "xâu xé".
Mỹ và Nga tranh nhau giành giật Vịnh Cam Ranh
Cam Ranh là một cảng biển nước sâu ở Việt Nam, được đánh giá là cảng biển nước sâu tốt nhất Đông Nam Á với vị thế chiến lược quan trọng, do đó hiện nay Vịnh Cam Ranh đang trở thành miếng mồi ngon mà hai cường quốc Nga và Mỹ tranh nhau giành lấy.
Một số nguồn tin cho rằng, gần đây Nga đang được Việt Nam cho phép sử dụng căn cứ Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom tại khu vực Thái Bình Dương. Trước việc này, Mỹ đã lên tiếng yêu cầu Việt Nam từ chối Nga với lý do "những hoạt động này có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực".
Tại sao Mỹ lại chọn Cam Ranh? Cam Ranh là một căn cứ quân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Mỹ để tái bố trí lực lượng của họ ở Biển Đông nằm trong chiến lược chuyển trục sang Châu Á. Vì một khi nắm được Cam Ranh, Mỹ có thể khống chế được toàn bộ Biển Đông và kênh đào Kra.
USS Salisbury Sound (AV-13) và thủy phi cơ P5M Marlins (Patrol Squadron 40) trong vịnh Cam Ranh năm 1966.
Đối với Nga cũng vậy, tầm quan trọng chiến lược của Cam Ranh cũng không hề nhỏ đối với chính sách của Nga ở Thái Bình Dương. Hiện nay các tàu chiến Nga buộc phải cập bến Cam Ranh để bổ sung thực phẩm và nước uống trên hành trình từ vùng Viễn Đông của Nga đến Vịnh Aden. Sự hiện diện của các máy bay chở dầu Il-78 là một trong những điều khoản trong hiệp định song phương Nga - Việt, theo đó Nga có quyền sử dụng căn cứ quân sự này.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các máy bay chở dầu Il-78 và tàu chiến Nga tại nơi thuận tiện nhất trong vịnh sâu tại Thái Bình Dương chắc chắn khiến Mỹ không vừa mắt, bởi vì điều này làm ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ trong khu vực. Đây là lý do dễ hiểu khi Mỹ và Nga đều muốn giành chiếm cơ hội sở dụng Vịnh Cam Ranh của Việt Nam.
Cho dù là ai trở lại Cam Ranh đi nữa, rõ ràng điều này sẽ chỉ làm cho tình hình xung quanh vấn đề tranh chấp ở Biển Đông thêm phức tạp và căng thẳng. Bởi lẽ điều này sẽ dẫn đến số lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định tăng lên, cộng thêm cái giá từ sự phức tạp của các chiến dịch bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông cũng sẽ đẩy mạnh. Việc đánh giá mức độ đe dọa đối với Việt Nam theo đó cũng trở nên khó khăn hơn.
Trung Quốc lôi kéo Việt Nam vào "Con đường tơ lụa trên biển"
Gần đây trong cuộc gặp với TBT Nguyễn Phú Trọng, ông Tập Cận Bình có đề cập tới vấn đề mời Việt Nam tham gia sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc. Dĩ nhiên là người kêu gọi sự tham gia của các nhà đầu tư, Bắc Kinh không ngừng đề cao "Con đường tơ lụa trên biển" là "một sáng kiến phục vụ thương mại và phát triển, với mục đích chiến lược của nó là cải thiện quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng Châu Á".
Với bản tính "bá quyền" vốn có của Trung Quốc, chắc chắn lời đề nghị "mật ngọt" này không đơn giản như nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã nói. Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương: "một cái gì đó rất không rõ ràng và mục tiêu của nó (Trung Quốc) là làm lẫn lộn, để tiến tới một bước cao hơn là để hợp lý hóa cái đường Lưỡi Bò 9 khúc - bây giờ là 10 khúc".
Cần thận trọng với sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển của TQ
Cảng Hải Phòng là điểm nối đầu tiên, nếu có xây dựng, đường xe lửa Vân Nam - Hải Phòng nếu được thiết lập lại, thì rõ ràng lợi ích kinh tế thì không thu được, mà nguy cơ bị xâm lược lãnh thổ lại càng nâng cao. Chưa kể, khi tham gia dự án của Bắc Kinh sẽ kéo theo sự hiện diện ngày càng lớn của các tàu lớn Trung Quốc. Rõ ràng bất kỳ một yếu tố Trung Quốc nào được đưa vào Việt Nam dường như đều ẩn chứa một âm mưu bành chướng đã ăn sâu trong bộ não của các vị lãnh đạo Bắc Kinh.
Việt Nam đứng giữa ngã ba đường
Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc của thế giới về một vịnh nhỏ của Việt Nam, hay việc Trung Quốc tìm cách mời Việt Nam tham gia vào dự án lớn của mình, cho cả Nga, Mỹ và Trung Quốc nhìn thấy được một thực tế mới - một thế giới đa cực. Bây giờ, khi những nước không phải lớn nhất và mạnh nhất đang ở trọng tâm chú ý của các cầu thủ lớn, họ vẫn phải tiếp tục hành động độc lập trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Tức Việt Nam phải biết cân bằng quan hệ trên các lĩnh vực với Nga, Trung Quốc và cả Mỹ.
Đối mặt với một Trung Quốc đầy tham vọng, một nước Mỹ luôn muốn vươn cánh tay dài sang Châu Á - Thái Bình Dương, hay một nước Nga đang tìm mọi cách để tranh giành sức ảnh hưởng, Việt Nam sẽ phải làm gì dưới sức ép lớn từ ba bên?
Việt Nam cần phải tỉnh táo để có lựa chọn khôn ngoan nhất
Việt Nam luôn mong muốn hợp tác cùng có lợi với tất cả các nước, chứ không phải là đứng về một bên để chống lại bất kỳ thế lực nào. Do đó, để có thể cân bằng trong hợp tác, cũng như đưa ra được những sách lược đủ mạnh để chống chọi trước những con mắt hau háu nhòm ngó, chỉ trực xâu xé đất nước, Việt Nam cần lắm một nhà lãnh đạo tài ba!
Mai Phạm
Theo Dantri
Chủ tịch Trung Quốc "vác" chục tỷ USD đi thăm Pakistan Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Islamabad hai ngày, bắt đầu từ ngày 20/4, với cam kết đầu tư vào Pakistan hàng chục tỷ USD. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ ký kết nhiều giao dịch về cơ sở hạ tầng và năng lượng ước tính lên tới 45 tỷ USD để thực hiện "mắt...