Tham vọng và khả năng của Trung Quốc
Chiều 4-9, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G-20 lần thứ 11 ở thành phố Hàng Châu.
Với chủ đề “Hướng tới một nền kinh tế thế giới đổi mới, năng động, liên kết và tổng thể”, Trung Quốc hy vọng hội nghị có thể đưa G-20 trở thành đầu tàu, phá vỡ những khó khăn và thách thức mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt nhằm chuyển hướng sang “tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và đồng đều”. Lãnh đạo các nước G-20 tập trung thảo luận 4 vấn đề lớn, đó là phát triển phương thức tăng trưởng sáng tạo, quản trị tài chính kinh tế toàn cầu, thương mại và đầu tư quốc tế mạnh mẽ, năng động và kết nối có hiệu quả cao hơn.
Đánh bóng hình ảnh
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G-20 và cũng là lần đầu tiên vấn đề “tăng trưởng theo hướng đổi mới” trở thành chủ đề then chốt của chương trình nghị sự diễn ra trong 2 ngày 4 và 5-9. Hội nghị thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế bởi đây được coi là cơ hội tạo đà phục hồi cho nền kinh tế toàn cầu hiện đang chật vật sau cuộc khủng hoảng tài chính, đồng thời tái định hình nền kinh tế thế giới. Các nhà lãnh đạo thế giới mang theo nhiều kỳ vọng tới G-20 và bên lề hội nghị này có hàng loạt cuộc gặp song phương nhằm giúp các nước giải quyết căng thẳng và tìm tiếng nói chung cho nhiều điểm nóng xung đột hiện nay. Tổng kim ngạch ngoại thương và GDP của các nước G-20 lần lượt chiếm hơn 80% và 85% toàn cầu, nên có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Giới bình luận cho rằng, Trung Quốc muốn thông qua việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G-20 (với quy mô lớn nhất từ trước đến nay) để nâng cao vị thế của Bắc Kinh trên trường quốc tế. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, Hội nghị Thượng đỉnh G-20 sẽ đạt được nhiều kết quả cụ thể. Trước đó, tờ South China Morning Post dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông khẳng định, Hội nghị Thượng đỉnh G-20 sẽ không thảo luận các vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt là tình hình Biển Đông, chỉ tập trung vào kinh tế. Bắc Kinh từng lo ngại phương Tây và các nước đồng minh sẽ sử dụng tranh chấp lãnh thổ và bảo hộ mậu dịch để phá Hội nghị Thượng đỉnh G-20. Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì từng kêu gọi Nhật Bản “đóng vai trò xây dựng” tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20, bởi Bắc Kinh lo ngại Tokyo sẽ can dự vào tranh chấp ở Biển Đông.
Không giải quyết tranh chấp bằng “cơ bắp”
Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G-20, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi G-20 nhắm tới mục tiêu mang lại lợi ích tăng trưởng và phát triển cho các quốc gia trên thế giới. Và đã có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20. Trong cuộc tiếp Tổng thống Barack Obama tối 3-9, ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ để đảm bảo mối quan hệ song phương trở lại đúng hướng. Và kêu gọi 2 nước tuân thủ nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi trong hợp tác, quản lý và kiểm soát sự khác biệt một cách xây dựng. Ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi Trung – Mỹ cần hợp tác và phấn đấu để đạt được một thỏa thuận đầu tư song phương “tương hỗ và cùng thắng” sớm nhất có thể và phản đối Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc, yêu cầu Washington tôn trọng những lợi ích an ninh chiến lược của Bắc Kinh, hối thúc Mỹ “đóng vai trò xây dựng” trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh, nếu Bắc Kinh muốn gia tăng ảnh hưởng trên thế giới, phải gia tăng trách nhiệm, tránh phô diễn sức mạnh cơ bắp với các nước nhỏ trong tranh chấp ở Biển Đông. Đồng thời khẳng định, Washington sẽ có những biện pháp cứng rắn nếu Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế trên bất kỳ lĩnh vực nào. Tổng thống Barack Obama cho rằng, Bắc Kinh nên tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Haye (Hà Lan) và tái khẳng định quan điểm của Mỹ – sẽ làm việc với tất cả các nước trong khu vực để duy trì những nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tự do thương mại và tự do hàng hải cũng như hàng không. Ông Barack Obama cho biết, Biển Đông là 1 trong 3 chủ đề chính được đề cập tại Hàng Châu. Nhà Trắng cũng tuyên bố, Biển Đông là nội dung chính trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Trung bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G-20.
Trước khi lên đường tới Trung Quốc, Tổng thống Barack Obama đã thúc giục Trung Quốc kiềm chế và nhấn mạnh tới những lợi ích của việc tôn trọng các chuẩn mực quốc tế. Và không quên cảnh báo Trung Quốc về hậu quả của chính sách gây bất ổn ở Biển Đông. Ông chủ Nhà Trắng còn nhấn mạnh, Trung Quốc phải có trách nhiệm hơn trong các công việc quốc tế. Giới truyền thông cho biết, trước và trong cuộc gặp ông Tập Cận Bình, ông Barack Obama luôn kêu gọi Trung Quốc hành xử có trách nhiệm và tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài. Trước đó (31-8), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Washington liên kết với các nước đồng minh trong việc duy trì các quyền tự do hàng hải ở Biển Đông sau phán quyết hôm 12-7 của Tòa Trọng tài. Và cũng nhấn mạnh, không có giải pháp quân sự để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.
Video đang HOT
Buộc phải lựa chọn
Ông Tập Cận Bình cũng đã gặp Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachit, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long… Trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G-20, Trung Quốc đã “rỉ tai” các nước hữu quan, chỉ bàn về kinh tế, không đi sâu vào an ninh, nhất là không bàn tới thất bại của Trung Quốc trong vụ kiện “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. Hãng Sputnik từng dẫn lời của Tổng thống Nga Putin cho rằng, G-20 là nền tảng để thảo luận các vấn đề kinh tế, không nên đề cập đến chính trị.
“Trong 3 năm qua, tôi nghĩ rằng mọi thứ ở Trung Quốc đều thụt lùi và đó là lý do tại sao Canada sử dụng mọi cơ hội để bày tỏ quan điểm với Trung Quốc”, nhận xét của Đại sứ Canada tại Trung Quốc Guy Saint-Jacques được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Thủ tướng Justin Trudeau kết thúc cuộc họp với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Ngoài ra, ông Guy Saint-Jacques cũng mâu thuẫn với Thủ tướng Lý Khắc Cường về thương mại tự do. Và đánh giá thẳng thừng của Đại sứ Guy Saint-Jacques được coi là điều bất thường.
Tiến sĩ Sam Bateman thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore cho rằng, Trung Quốc sẽ cố gắng phản đối bất kỳ thảo luận nào về tình hình Biển Đông, nhưng các nước muốn thúc đẩy vấn đề này chiếm ưu thế như Mỹ, Nhật Bản, Australia và hầu hết các nước châu Âu – Bắc Kinh không thể trốn tránh việc thảo luận tình hình Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20. Bởi các bên tranh chấp ở Biển Đông muốn tìm kiếm con đường giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Và nội dung này từng được một số thành viên như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức, Italia và Canada nêu rõ trong tuyên bố sau cuộc họp G-7 tại Nhật Bản hồi tháng 5 vừa qua. Còn theo nhận định của ông Gerhard Will, chuyên gia của Viện Chính trị và An ninh quốc tế Đức, cho đến nay chưa có nước nào thuộc G-20 ủng hộ Trung Quốc sau khi Bắc Kinh phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng tài.
Ngày 3-9, cả Mỹ và Trung Quốc đều chính thức tham gia Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu – văn kiện quốc tế quan trọng có tính ràng buộc pháp lý trong việc kiểm soát khí thải sau năm 2020. Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã cùng trao cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon văn kiện chứng thực Mỹ và Trung Quốc đã phê chuẩn Hiệp định Paris. Giới phân tích cho rằng, việc Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn Hiệp định Paris hôm 3-9 và được đưa ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G-20 cho thấy, Bắc Kinh đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho vấn đề này. Theo đó, Trung Quốc muốn thể hiện với thế giới rằng, Bắc Kinh đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc giải quyết một trong những thách thức lớn của thế giới là biến đổi khí hậu, cho dù nước này là quốc gia phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới.
Khi Tổng thống Barack Obama đáp máy bay xuống Hàng Châu hôm 3-9, một quan chức an ninh Trung Quốc đã hét vào mặt một nữ nhân viên Mỹ “Đây là đất nước của chúng tôi. Đây là sân bay của chúng tôi”. Kể cả khi Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice và nhân viên cấp cao Nhà Trắng Ben Rhodes tìm cách đến gần Tổng thống Barack Obama, quan chức này cũng tìm cách ngăn cản, buộc mật vụ Mỹ phải can thiệp. Quan chức 2 nước còn tranh cãi về số lượng người được phép vào trong nhà khách chính phủ ở Hàng Châu – chỉ 10 phóng viên Mỹ được vào trong, cho dù còn nhiều không gian trống.
Hồng Thất Công
Theo NTD
G20: Kinh ngạc Hàng Châu 9 triệu người hóa "thành phố ma"
Theo Guardian, trong những ngày qua, các phóng viên nước ngoài đã hết sức ngạc nhiên và bối rối về cách mà chính quyền Trung Quốc biến đô thị nhộn nhịp với 9 triệu dân trở thành một "thành phố ma".
Thành phố Hàng Châu vắng lặng trong thời điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Người dân thành phố Hàng Châu, Trung Quốc được đề nghị rời khỏi nhà trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 7 ngày, nhà máy đóng cửa, an ninh được thắt chặt để Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra một cách tốt đẹp.
Một phần ba số dân ở Hàng Châu được khuyến khích rời khỏi thành phố trong kỳ nghỉ lễ 7 ngày. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc gọi đây là cuộc di cư khổng lồ.
Hàng ngàn người dân được yêu cầu phải tạm thời dọn ra khỏi căn hộ chung cư cao chót vót xung quanh khu vực diễn ra hội nghị G20, nơi các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp để tránh một đợt tấn công bất ngờ từ trên cao.
Người dân Trung Quốc chờ đợi ở ga tàu để rời khỏi Hàng Châu.
Toàn bộ khu phố bị "bỏ hoang" sau khi người lao động bị buộc phải rời thành phố bởi các nhà máy, tòa nhà họ làm việc được lệnh đóng cửa để giảm thiểu ô nhiễm.
Các phóng viên nước ngoài trải qua nhiều ngày dạo bước trên đường phố vắng tanh mà rất may mắn mới có thể tìm kiếm được người dân để phỏng vấn.
Wu Yuhua, một người bán hàng nói rằng ông đã quyết định rời khỏi thành phố, sau khi các khách hàng, đa số là người lao động đã trở về nhà trước ngày diễn ra hội nghị G20. "Công việc kinh doanh đình trệ. Nhưng chúng tôi vẫn phải trả tiền thuê nhà".
Khung cảnh thường thấy ở Hàng Châu trong thời gian diễn ra hội nghị G20.
Li Yindeng, chủ cửa hàng bán phở nói trên New York Times rằng bà được yêu cầu phải đóng cửa hàng. "Họ nói với chúng tôi, đây là sự kiện diễn ra một lần duy nhất trong cả đời người. Nếu có điều gì xảy ra khi Obama đang ở đây, quan chức có thể bị cách chức".
Buộc người dân rời thành phố không phải là cách duy nhất mà chính quyền Trung Quốc áp dụng để tổ chức hội nghị G20 đầu tiên. Hội nghị được coi là cơ hội để Bắc Kinh quảng bá hình ảnh cường quốc thế giới của mình.
Lực lượng an ninh hùng hậu cũng đã được triển khai. Các binh sĩ đặc nhiệm canh gác ở cửa ngõ vào thành phố trong khi đội phản ứng nhanh tập trung tại các nút giao thông chính. Cảnh sát thành phố được trang bị thêm nhiều xe mới, có gắn máy quay an ninh để tuần tra mọi tuyến đường. Các cảnh vệ áo đen được điều động tuần tra nghiêm ngặt.
Cảnh sát tuần tra trên con phố gần khu trung tâm mua sắm ở Hàng Châu.
Khoảng 760.000 người tình nguyện, đa số là người cao tuổi, đeo băng đỏ để hỗ trợ an ninh ở thành phố.
Thậm chí ở Bắc Kinh, cách phía bắc Hàng Châu khoảng 1.200 km, một nhóm những người cao tuổi đóng vai trò là "tình nguyện viên an ninh công cộng", có thể được nhìn thấy ở các điểm chờ xe buýt hoặc ẩn nấp trong các bụi cây. Kể từ khi các nhà lãnh đạo thế giới đến Trung Quốc tuần trước, họ đã trải qua những ngày theo dõi kẻ khủng bố hoặc gián điệp tiềm năng.
Tối ngày 5.9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình tuyên bố nỗ lực của chính phủ đã thành công vang dội. "Các phóng viên đã ghi lại những khoảnh khắc thú vị ở G20. Các bạn đã truyền đạt cho thế giới thấy sự thành công của hội nghị và công việc chăm chỉ của các bạn đã giúp tạo nên hội nghị G20 mang thương hiệu Trung Quốc", ông Tập phát biểu
Theo Danviet
Bên trong khu tác nghiệp của phóng viên tại hội nghị G20 Trụ sở tiếp đón phóng viên từ khắp thế giới đến với hội nghị G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc, có tổng diện tích 15.000 m2, được phủ sóng wifi miễn phí. Theo QQ, trung tâm tin tức của Hội nghị thượng đỉnh G20 (20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) nằm ở tầng một trung tâm triển lãm quốc tế Hàng...