Tham vọng tàu đổ bộ 40.000 tấn của Trung Quốc bị “dội nước lạnh”
Nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc nên khởi đầu với các tàu có lượng giãn nước khoảng 20.000 tấn và không nên quá tham vọng.
Tờ China News (Trung Quốc) dẫn lời chuyên gia quân sự Zhang của nước này nhận định dự án đóng tàu đổ bộ 40.000 tấn là một dự án rất có lợi và hoàn toàn khả thi với Trung Quốc
Cụ thể, theo Zhang, về mặt chi phí và kỹ thuật, đóng một tàu đổ bộ tấn công sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc đóng một tàu sân bay. Đối với Trung Quốc, quốc gia đứng hàng đầu về công nghiệp đóng tàu, việc này sẽ không quá khó khăn.
Zhang cho hay, mặc dù trông giống tàu sân bay nhưng các tàu đổ bộ tấn công không cần tốc độ nhanh, các tàu lớp Wasp hay lớp Mistral chỉ có tốc độ tối đa 22 hải lý/giờ và đây là tốc độ tiêu chuẩn của tàu đổ bộ hiện đại. Hiện nay, Trung Quốc đã chế tạo được động cơ có công suất tương tự động cơ tuốc bin khí LM2500 lắp đặt trên các tàu đổ bộ lớp Wasp của Mỹ.
Bên cạnh đó, chi phí đóng một tàu đổ bộ sẽ thấp hơn rất nhiều, kể cả khi so sánh với chi phí đóng một tàu khu trục. Trong những năm 90, chi phí đóng một tàu đổ bộ cỡ lớn của Mỹ vào khoảng 700 triệu USD, rẻ hơn nhiều so với đóng một tàu khu trục lớp Arleigh Burke vào lúc đó và càng rẻ hơn so với chi phí 4 tỷ USD để đóng một tàu sân bay lớp Nimitz.
Theo Zhang, tàu tấn công đổ bộ 40.000 tấn sẽ là “vũ khí tối thượng” để Trung Quốc thực hiện tham vọng bành trướng trên biển.
Video đang HOT
Dự án tàu đổ bộ 40.000 tấn của Trung Quốc lần đầu tiên được công khai vào năm 2012. Trong chương trình phát sóng trên kênh truyền hình CCTV-4 vào ngày 13-11-2012, Chuẩn Đô Đốc Yin Zhuo của Trung Quốc cho biết nước này đang phát triển mẫu tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn tương tự như các tàu cùng loại của Hải quân Mỹ.
“Chúng tôi hiện đang phát triển thế hệ tàu đổ bộ tấn công mới với lượng giãn nước hơn 40.000 tấn và các loại trực thăng vũ trang như loại Z-10 và Z-19 sẽ được trang bị cho loại tàu này” – Ông Yin Zhuo nói.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều sự hoài nghi về dự án phát triển lớp tàu đổ bộ tấn công mới của Trung Quốc. Người Mỹ phải mất đến hơn 30 năm kinh nghiệm mới đóng được các tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn như các tàu lớp Wasp, trong khi Trung Quốc chỉ mới bắt đầu thiết kế các tàu tương tự như vậy. Nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc nên khởi đầu với các tàu có lượng giãn nước khoảng 20.000 tấn và không nên quá tham vọng.
Theo Tri Thức
Pháp không giao, Nga có thể tự chế tạo tàu sân bay trực thăng Mistral
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nga Denis Manturov tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình "Nước Nga 24 rằng, Nga có thể tự sản xuất tàu sân bay trực thăng tương tự như "Mistral" của Pháp.
Ông Manturov cho biết, việc Pháp không bàn giao tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga sẽ "không làm thay đổi học thuyết quân sự của Nga", tuy hiện nay nước này đã xây dựng cơ sở hạ tầng để đón nhận.
Đồng thời ông cũng khẳng định, với mục tiêu là xây dựng các tàu đổ bộ trực thăng (hay còn gọi là tàu sân bay trực thăng) có tính năng tương tự như Mistral, Nga hoàn toàn có thể làm được điều đó. Trong hạng mục hợp tác quốc tế này, các chi tiết bên trong và hệ thống điều khiển là sản phẩm nội địa, còn vỏ tàu Nga hoàn toàn đủ khả năng chế tạo được.
Trước đó, Chủ tịch Tổng công ty đóng tàu nhà nước Nga (USC) Alexey Rakhmanov nói rằng, USC sẽ không bị thiệt hại nghiêm trọng từ sự cố có thể xảy ra với hợp đồng mua sắm 2 tàu sân bay trực thăng "Mistral" , có giá trị hợp đồng là 1,2 tỷ euro (khoảng 1,66 tỷ USD).
Chiếc đầu tiên là "Vladivostok" sẽ trang bị cho Hải quân Nga vào cuối năm nay, chiếc thứ hai "Sevastopol" sẽ được bàn giao vào năm 2015. Hoa Kỳ phản đối việc xuất khẩu loại phương tiện đổ bộ tối tân này. Ngược lại, hãng DCNS của Pháp khẳng định rằng biện pháp trừng phạt của Mỹ không thể ngăn chặn việc xây dựng và chuyển giao các tàu này.
Tàu sân bay trực thăng lớp Mistral của Pháp
Hôm 3-9, Pháp lại một lần nữa đe dọa đình chỉ việc xuất khẩu máy bay trực thăng "Mistral" cho Nga, liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine, mà theo phía Pháp (do những sức ép từ Hoa Kỳ) là Moscow có liên quan trực tiếp.
Sau đó người phát ngôn của điện Elysee cho RIA Novosti biết rằng, về pháp lý, việc cung cấp các máy bay không bị đình chỉ, tổng thống Francois Hollande chỉ nêu lên quan điểm chính trị của ông rằng ông sẽ không chấp nhận việc chuyển giao máy bay trong tháng mười một, nếu tình hình ở Ukraine không được cải thiện.
Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công mới của hải quân Pháp, cũng còn gọi là tàu sân bay trực thăng. Đây là loại tàu đổ bộ tấn công, chỉ huy và cơ động nhanh thế hệ mới của Hải quân Pháp. Chúng sẽ được dùng làm tàu chỉ huy, đổ bộ tấn công, hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thực hiện các sứ mệnh tác chiến hải quân khác.
Mistral có chiều dài 199m, chiều rộng 32m và lượng giãn nước là 21.600 tấn, có kết cấu khoang đáy khá lớn, được chia làm nhiều khoang, mỗi khoang chứa đều được lắp đặt 1 hoặc 2 thang máy phục vụ việc vận chuyển xe cơ giới và trực thăng.
Khoang đầu tiên là boong phóng máy bay. Khoang này có một sân bay rộng khoảng 6.400 m2, được bố trí 6 vị trí cho 6 máy bay trực thăng có thể cất cánh cùng một lúc. Khoang chứa máy bay có thể chứa 16 máy bay trực thăng hạng nặng hoặc 35 máy bay trực thăng hạng nhẹ.
Máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng Yak-38 trên tuần dương hạm Kiev lớp "Đô đốc Gorshkov" của Liên Xô
Tàu đổ bộ lớp Mistral còn có khoang chứa chuyên dụng với diện tích 2.650 m2, có thể chở một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, hoặc 13 xe tăng hạng nặng Leclerc và 46 xe các loại khác. Các tàu Mistral có thể vận chuyển tới 450 quân, với các chiến dịch ngắn hạn có thể tăng gấp đôi lên 900 quân.
Ở đuôi tàu được thiết kế với một cửa lớn, bên trong khoang đó có thể làm ngập nước trợ giúp hoạt động của tàu đổ bộ đệm khí. Khoang chứa này rộng 885 m2 có thể triển khai được 4 tàu đổ bộ thông thường loại CMT. Các tàu Mistral có thể mang 2 đổ bộ đệm khí loại LCAC.
Nếu được trang bị thêm một modul dốc kiểu cầu bật dài 15-20m, Mistral có thể đảm nhiệm vai trò của một chiếc tàu sân bay hạng nhẹ, có thể bố trí triển khai các máy bay cất hạ cánh thẳng đứng và hạ cánh trên đường băng ngắn (V/STOL) kiểu AV-8 Harrier II hay F-35B.
Kiểu thiết kế này Nga hoàn toàn có thể làm được, vì trước đây Liên Xô từng chế tạo các tuần dương hạm hạng nặng lớp "Đô đốc Gorshkov" (chính là tàu sân bay Ấn Độ INS Vikramaditya hiện nay), có khả năng đổ bộ trực thăng và máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng Yak-38.
Theo An Ninh Thủ Đô
Pháp sắp giao tàu đổ bộ Mistral đầu tiên cho Nga Dựa theo hợp đồng đã được ký kết, Nga sẽ tiếp nhận chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral đầu tiên trong tháng 10-11/2014. "Pháp sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận song phương về việc chế tạo 2 tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral cho Nga", Phó Chủ tịch Tập đoàn đóng tàu thống nhất...