Nước NATO có bước đi ‘mang tính lịch sử’ trong chi tiêu quốc phòng
Sau Litva, một quốc gia khác thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), cũng ở khu vực Baltic là Estonia đã đồng ý tăng chi tiêu quốc phòng vào năm 2026 lên ít nhất 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Thủ tướng Estonia Kristen Michal. Anh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Ngày 18/3, hãng thông tấn nhà nước Ukraine – Ukrinform – dẫn nguồn từ Postimees cho biết thông tin tăng chi tiêu cho quốc phòng được Thủ tướng Estonia Kristen Michal tuyên bố trong cuộc họp báo.
Ông Michal nói: “Hôm nay, chính phủ đã nghe các khuyến nghị quân sự từ Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chúng tôi ủng hộ các đề xuất và sẽ tăng chi tiêu quốc phòng. Chúng tôi đã thông qua nguyên tắc rằng mức ngân sách quốc phòng cơ bản năm 2026 sẽ tăng lên ít nhất 5% GDP. Chúng tôi cần thực hiện các khoản đầu tư bổ sung. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ bắt đầu đàm phán về ngân sách quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu này”.
Thủ tướng Estonia cho biết thêm Bộ Quốc phòng nước này đang xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, dự kiến sẽ trình lên chính phủ vào tháng 4 và con số chi tiêu cho quốc phòng có thể tăng thêm trong những năm tới.
Về phần mình, theo kênh TVP ngày 19/3 của Ba Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur đã mô tả quyết định nêu trên của nước này là một bước đi “mang tính lịch sử”, nhấn mạnh rằng Estonia chưa bao giờ thực hiện một sự gia tăng chi tiêu quân sự đáng kể như vậy.
“Việc nâng ngân sách quốc phòng từ 3% lên 5% GDP chỉ trong một năm là một bước đột phá đối với nhà nước và người dân Estonia nhằm đảm bảo an ninh quốc gia của chúng ta”, ông Pevkur nói.
Video đang HOT
Theo ông Pevkur, các ưu tiên quốc phòng chính của Estonia bao gồm: Hệ thống phòng không, vũ khí tầm xa, năng lực tác chiến điện tử và thiết bị bay không người lái vốn được rút ra từ bài học về xung đột Nga-Ukraine và mở rộng lực lượng hải quân, bao gồm đặt hàng các tàu chiến mới.
Kênh TVP ngày 18/3 của Ba Lan cho biết hiện tại, Estonia dành khoảng 3,4% GDP cho quốc phòng, với 1,3 tỷ euro chi tiêu trong năm 2024 và có kế hoạch tăng lên khoảng 1,6 tỷ euro vào năm 2025.
Theo ước tính của chính phủ Estonia, việc tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP sẽ cần thêm 600 triệu euro mỗi năm.
Năm 2024, NATO ước Estonia là quốc gia có tỷ lệ chi tiêu quốc phòng so với GDP cao thứ hai trong số các thành viên của liên minh quân sự, chỉ đứng sau Ba Lan.
Tổng thống Litva Gitanas Nauseda phát biểu trong cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ ngày 21/3/2024. Ảnh: Gettty Images/TTXVN
Trước đó, trong một động thái nhằm củng cố quốc phòng, Litva (Lithuania) đã công bố kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên mức từ 5 – 6% GDP, bắt đầu từ năm 2026, đáp ứng tối hậu thư của ông Donald Trump (khi đó là Tổng thống đắc cử Mỹ).
Quyết định này được Tổng thống Litva Gitanas Nausėda xác nhận vào ngày 17/1, phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng về mức độ mạnh bạo của Liên bang Nga trong khu vực, đặc biệt khi căng thẳng với Moskva vẫn cao còn cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp tục mà chưa thấy hồi kết.
Với cam kết đạt mức chi tiêu 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng, Litva, quốc gia Baltic có biên giới giáp với tỉnh Kaliningrad của Liên bang Nga, đã trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đầu tiên đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng mới do ông Trump đề xuất.
Chính sách mới cũng sẽ biến Litva, nước hiện đã chi 3% GDP cho quốc phòng, trở thành quốc gia chi tiêu cho quốc phòng cao nhất NATO tính theo tỷ lệ phần trăm GDP, vượt qua Ba Lan – hiện đang dẫn đầu với 4,12% GDP dành cho quốc phòng trong năm 2024 và dự kiến tăng lên 4,7% trong năm nay.
Ông Trump từ lâu đã chỉ trích các thành viên NATO không đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng, gần đây tuyến bố các thành viên NATO nên chi 5% GDP cho ngân sách quốc phòng, thay vì 2% như hiện nay.
Tại cuộc họp báo hôm 7/1, ông Trump nói: “Tất cả họ đều có khả năng chi trả được, con số nên ở mức 5%, không phải 2%. Châu Âu chỉ nhận bỏ ra số tiền nhỏ so với chúng ta. Có một thứ gọi là đại dương ở giữa chúng ta và họ, đúng không? Tại sao Mỹ phải chi nhiều hơn hàng tỉ USD so với châu Âu”.
Lời kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 5% GDP của ông Trump đang gây ra làn sóng phản ứng trái chiều từ các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu.
Trong khi các nước Baltic nhiệt liệt ủng hộ, nhiều cường quốc Tây Âu cho rằng con số này “không thể đạt được”.
Gã khổng lồ quốc phòng Đức Rheinmetall vượt qua Volkswagen
Vốn hóa thị trường của tập đoàn quốc phòng Rheinmetall đã vượt qua Volkswagen, cho thấy sự chuyển dịch trong nền kinh tế Đức khi ngành quốc phòng ngày càng giữ vai trò trọng yếu hơn so với công nghiệp ô tô.
Xe tăng Leopard 2 tại căn cứ quân sự Kaufbeuren, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Politico, tính đến 16 giờ ngày 13/3 (theo giờ địa phương), vốn hóa của Rheinmetall đạt 55,7 tỷ euro, trong khi Volkswagen dừng ở mức 54,4 tỷ euro. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Rheinmetall diễn ra trong bối cảnh châu Âu đẩy mạnh tái cấu trúc và đầu tư quốc phòng, hỗ trợ Ukraine và củng cố an ninh khu vực. Đồng thời, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng đang làm dấy lên lo ngại về khả năng Washington giảm cam kết với các đồng minh châu Âu, thúc đẩy các nước trong khu vực tăng cường chi tiêu quốc phòng. Kể từ khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1, giá trị của Rheinmetall đã tăng gấp ba lần, trong khi các tập đoàn quốc phòng Mỹ lại suy giảm do bất ổn trong chính sách xuất khẩu vũ khí của Washington.
Trái ngược với đà tăng trưởng của Rheinmetall, Volkswagen đang đối mặt với nhiều thách thức. Những khó khăn tại thị trường Trung Quốc, các biện pháp thuế quan từ chính quyền Tổng thống Trump và quá trình chuyển đổi sang xe điện gặp trở ngại đã ảnh hưởng đáng kể đến tập đoàn.
Từ sau Thế chiến II, ngành công nghiệp ô tô đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Đức, giúp nước này trở thành cường quốc hàng đầu châu Âu. Tuy nhiên, khi tình hình địa chính trị biến động, ngành công nghiệp quốc phòng đang vươn lên mạnh mẽ. CEO Rheinmetall Armin Papperger nhận định châu Âu đang bước vào một thời kỳ tái vũ trang, mang lại triển vọng tăng trưởng chưa từng có cho ngành công nghiệp quân sự.
Sự chuyển dịch này được thể hiện rõ nét qua kế hoạch đóng cửa nhà máy Osnabruck của Volkswagen. CEO Rheinmetall cho biết đây có thể là một địa điểm phù hợp để xây dựng nhà máy sản xuất xe tăng mới của tập đoàn. Ông nhấn mạnh trước khi đầu tư xây dựng một cơ sở mới, ông Rheinmetall sẽ xem xét kỹ lưỡng phương án tận dụng những nhà máy hiện có.
Không chỉ tác động đến ngành công nghiệp, chính sách của chính phủ Đức cũng đang thay đổi theo hướng ưu tiên quốc phòng. Thủ tướng tương lại Đức Friedrich Merz đề xuất loại trừ chi tiêu quốc phòng khỏi các giới hạn ngân sách, một động thái chưa từng có tiền lệ. Ông khẳng định trong bối cảnh an ninh châu Âu đang bị đe dọa, nước Đức cần sẵn sàng đầu tư mọi nguồn lực cần thiết để bảo vệ lãnh thổ.
Trong bối cảnh này, Volkswagen cũng không đứng ngoài cuộc. Giám đốc điều hành Oliver Blume thừa nhận sự chuyển dịch này và tuyên bố tập đoàn sẵn sàng hợp tác và tư vấn cho các doanh nghiệp quốc phòng nếu cần thiết.
Volkswagen từng có lịch sử tham gia vào lĩnh vực quân sự khi sản xuất xe bọc thép cho Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Hiện nay, công ty con MAN Truck & Bus của tập đoàn vẫn duy trì hợp tác với Rheinmetall trong việc sản xuất xe hậu cần quân sự.
EU đề xuất kế hoạch đầu tư 'quy mô lớn' vào quốc phòng nhằm đối phó với Nga Theo tờ Potilico đưa tin ngày 14/3, Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai kế hoạch tăng cường năng lực quốc phòng nhằm củng cố ngành công nghiệp quân sự và hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh Mỹ thu hẹp cam kết an ninh tại châu Âu. Lực lượng NATO tham dự cuộc tập trận "Mùa Đông" gần Tapa, Estonia. Ảnh: Getty...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Liên bang Nga bác bỏ đề xuất Mỹ kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Động thái mới cho thấy Trung Quốc đặc biệt để tâm đến năng lượng hạt nhân

Triều Tiên lần đầu xác nhận đưa quân đến hỗ trợ Nga giành lại Kursk

Nga tuyên bố thẳng thừng về số phận nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

Ukraine tiếp tục trận chiến Kursk, Nga dồn lực xóa sổ tàn quân

Báo Mỹ: Nhà Trắng sẽ đánh giá nhân viên về lòng trung thành với ông Trump

Nghị sĩ Ukraine: Ông Trump có thể trở thành "tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ"

Ukraine được đảm bảo "lằn ranh đỏ" trong thỏa thuận đất hiếm với Mỹ

Tên lửa NASAMS của Ukraine bắn hạ 11 tên lửa hành trình Nga trong chưa đầy 2 phút

Hy vọng mới cho hoà bình ở Ukraine

Anh tích hợp UAV vào chiến thuật hiện đại sau những bài học từ Ukraine

Mark Zuckerberg cố tình kìm hãm sự phát triển của Instagram?
Có thể bạn quan tâm

Ca khúc về người lính tạo 'cơn sốt' hút hơn 1 tỷ lượt xem
Nhạc việt
13:10:59 28/04/2025
Thí sinh 'Tân binh toàn năng' bị Kay Trần, Tóc Tiên chấn chỉnh thái độ
Tv show
12:59:11 28/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 31: Mẹ lần đầu gọi điện cho Việt sau 20 năm
Phim việt
12:48:04 28/04/2025
Công an Vĩnh Long làm rõ thủ phạm vụ nổ súng bắn người rồi tự sát
Pháp luật
12:11:41 28/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 28/4 4/5: Ma Kết sung túc, Xử Nữ gánh nhiều việc, Cự Giải ảnh hưởng cảm xúc
Trắc nghiệm
12:09:59 28/04/2025
Vụ cháy nhà ở Hoàng Mai làm 3 người chết: Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn
Tin nổi bật
12:06:35 28/04/2025
Vì sao xe ô tô động cơ lai hybrid làm khách hàng Việt quan tâm
Ôtô
11:58:24 28/04/2025
Vụ bê bối lạm dụng gây chấn động: Ông trùm showbiz bị 90 phụ nữ vạch trần hành vi bệnh hoạn biến khách sạn thành "sân chơi tình dục"
Sao âu mỹ
11:53:56 28/04/2025
Yamaha TMAX560 2025 trình làng, thiết kế siêu 'ngầu' tích hợp loạt công nghệ hiện đại
Xe máy
11:51:41 28/04/2025
Chàng trai Gen Z và hành trình phục dựng gần 7.000 di ảnh liệt sĩ: Vì mỗi bức ảnh là một linh hồn, một cuộc đời, một phần máu thịt của Tổ quốc
Netizen
11:30:07 28/04/2025