Tham vọng tạo ra nước trên sao Hỏa của NASA

Theo dõi VGT trên

Một công cụ mới từ cơ quan vũ trụ có thể tạo ra khí đốt và cả nước, hoàn thành bước kế tiếp trong hành trình chinh phục sao Hỏa. Bài viết của tác giả Max G. Levy, một nhà báo khoa học tự do sống tại Los Angeles (California) sẽ giúp hé lộ một tham vọng mới của NASA.

4 câu hỏi mở về sao Hỏa

NASA đã khởi động xe tự hành Perseverance trong chặng bay 1 chiều đến bề mặt hành tinh Đỏ. Nằm trong số nhiều dụng cụ đi kèm chuyến bay, cỗ xe này mang theo một dụng cụ thử nghiệm mà có thể giúp cho các phi hành gia vũ trụ trong tương lai thực hiện các chuyến bay khứ hồi lên sao Hỏa.

Theo đó, Thử nghiệm sử dụng tài nguyên nước trong ô xy sao Hỏa (viết tắt MOXIE) là một dụng cụ kích thước nhỏ bằng cỡ cục pin xe hơi. Nó được thiết kế nhằm minh họa cho loại công nghệ có thể chuyển đổi carbon dioxide thành ô xy trong một quá trình được gọi là điện phân. Lớp khí quyển mỏng manh của Hỏa tinh chiếm 95% carbon dioxide, và việc gửi bất kỳ thứ gì bay ngược lại vũ trụ đòi hỏi phải dùng nhiên liệu, mà đốt cháy nhiên liệu lại phải cần ô xy.

Tham vọng tạo ra nước trên sao Hỏa của NASA - Hình 1

Bức họa mô phỏng cảnh xe tự hành Perseverance hoạt động trên sao Hỏa.

NASA có thể chở ô xy lỏng lên sao Hỏa, nhưng dung tích cần mang theo mới là vấn đề gây tranh cãi. Và MOXIE có thể là một giải pháp hiệu quả. Nếu thành công, một phiên bản công nghệ tạo khí ô xy quy mô lớn của MOXIE có thể được sử dụng để phóng tên lửa.

Ông Michael Hecht, phó giáo sư phụ trách MOXIE tại MIT, cho hay rằng kể từ thập niên 1990, những cuộc thảo luận về thám hiểm sao Hỏa luôn quay lại một danh sách gồm 4 câu hỏi mở. Hai vòng quay xung quanh chứng minh sao Hỏa đủ an toàn cho các sứ mạng con người, và lớp khí quyển trần trụi của hành tinh Đỏ đe dọa bất kỳ thứ gì trên bề mặt nó với các cơn bão bụi và bức xạ.

Sứ mạng tàu vũ trụ Mars Odyssey 2001 đã đo bức xạ trên và khắp hành tinh Đỏ kịp thời thông báo cách thức tạo khiên che chắn cho các phi hành gia. Sau năm 2007, tàu đổ bộ Phoenix đã lập hồ sơ thành phần hóa học và bụi của sao Hỏa, đồng thời phát hiện ra các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ cho cây cối trên trái đất. Một câu hỏi khác là làm thế nào để các cỗ xe lớn có thể hạ cánh trên bề mặt sao Hỏa.

Mối bận tâm đó đã được xử lý khi 4 cỗ xe tự hành của NASA đã hạ cánh an toàn trên hành tinh Đỏ từ giữa năm 1996 và năm 2011. Vẫn còn lúng túng là câu hỏi thứ 4: làm thế nào chúng ta có thể mang tất cả nguồn lực thiết yếu lên sao Hỏa? Theo PGS Michael Hecht thì nguồn lực lớn nhất đó là một chất đẩy cần thiết cho một chuyến bay hồi gia. PGS Hecht giải thích: “Thứ mà quý vị cần quan sát là một tên lửa từ trái đất phóng đi. Cần một cái bể ô xy khổng lồ để nhấc con tàu lên trên”.

Cỗ máy trị giá 2 tỷ USA của NASA

MOXIE chỉ là một công cụ trên cỗ xe tự hành Perseverance trị giá 2 tỷ USD; con tàu này cũng bao gồm máy bay trực thăng sao Hỏa, và cả SHERLOC (một dạng laser cực tím để quét mọi dấu hiệu sự sống trên hành tinh lạ). Dù MOXIE được mạ vàng nhưng kích thước của nó là khá khiêm tốn cho một sứ mạng mang tầm tham vọng. Lớp vỏ bọc thử nghiệm là một cái hộp hình lập phương, mỗi chiều dài 0,3m.

Ngay trong cái vỏ bọc gọn gàng này là 1 cái máy nén, 1 bộ lọc và một cái ngăn gốm thử nghiệm nơi sẽ diễn ra phản ứng điện phân. Mỗi nguyên tố phải được hoạt động chính xác. So với trái đất, bầu khí quyển trên sao Hỏa mỏng hơn 170 lần. Và dù không khí trên sao Hỏa rất giàu carbon dioxide, nhưng áp suất thấp cũng đồng nghĩa lượng không khí trôi vào lõi phản ứng của MOXIE sẽ không đủ để tạo ra ôxy.

Tuy vậy, cỗ máy nén của MOXIE lại hút carbon dioxide ở gần đó và biến nó làm “thức ăn” cho một đơn vị điện phân hao hao như áp suất trái đất. Tại đó sẽ có một chất xúc tác hoạt động ở nhiệt độ 800 độ C sẽ xé toạc nguyên tử ô xy từ mỗi CO2 bay đến. Mỗi cặp nguyên tử ôxy sẽ nhanh chóng sáp lại để tạo ra nhị nguyên tử ô xy ổn định, mà sẽ thoát ra với carbon monoxide.

Video đang HOT

Vì MOXIE chạy rất nóng nên giữ cho thiết bị an toàn và phần còn lại của các dụng cụ khác của Perservance lại đòi hỏi phải dùng công nghệ cách nhiệt cao. Sự phức tạp hơn nữa khi bản thân sao Hỏa là một hành tinh lạnh. Nó phải đấu tranh để giữ nhiệt ban ngày, vì vậy mà Perseverance phải chịu được nhiệt độ rất cao từ 15,5 độ C đến -130 độ C. Các kỹ sư của NASA đã sử dụng Aerogel (được phát triển từ một dự án khác) làm chất cách điện nhẹ và siêu bền.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các bản sửa lỗi chẳng hạn như tuần hoàn carbon dioxide nhằm ngăn nó làm suy giảm điểm phản ứng, mà theo PGS Hecht, đây là “vấn đề nhọc nhằn nhất”. NASA đã hoàn tất công việc phần cứng từ tháng 3 năm 2019. Kể từ khi tàu Perseverance không đổ bộ cho tới tận tháng 2 năm 2021, phần cứng của MOXIE sẽ nằm yên trong vòng 2 năm.

Bà Julie Kleinhenz, chuyên gia nguồn lực của NASA, người không tham gia vào việc phát triển ra MOXIE, nhưng cho rằng dụng cụ này sẽ đối mặt với những “nhân tố bí ẩn”.

Kỹ sư Asad Aboobaker cũng đồng tình khi cho biết: “Môi trường độc đáo của sao Hỏa có thể chứa đựng nhiều sự lạ thường chẳng hạn như tác động của bụi. Trên sao Hỏa, thành công sẽ là một thứ gì đó không phổ biến”.

MOXIE sẽ không lấp đầy các bể ô xy của nó mà thay vào đó các nhà khoa học sẽ theo dõi sự thành công bằng 3 phương pháp đo độc lập: cảm biến áp suất trong đường dẫn khí; phân tử huỳnh quang mờ dần khi vào môi trường ô xy; và dòng điện từ phản ứng. Perseverance cũng đem theo máy vi âm lên sao Hỏa – sứ mạng đầu tiên làm như thế. Các nhà khoa học lắng nghe âm thanh để hiểu tình trạng sức khỏe của máy nén.

MOXIE chỉ tạo ra đúng 6 gram ô xy/giờ bằng đúng nhịp thở của một con cún nhỏ. Nhân loại cần một ô xy lớn hơn thế để thở, và tên lửa cần lượng ô xy lớn gấp 200 lần để quay trở lại Trái đất. Đối với giới khoa học, 1 năm sao Hỏa là cái giá của sự thành công hay tương đương với 687 ngày trên trái đất và sẽ bật đèn xanh cho sứ mạng MOXIE vượt xa hơn nhịp thở của một con chó.

Cuộc chạy đua lên Sao Hỏa tăng tốc

Cuộc chạy đua lên Hành tinh Đỏ có vẻ như đang tăng tốc: chỉ trong khoảng thời gian từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8-2020, đã có 3 chuyến bay lên Sao Hỏa, tranh thủ lúc hành tinh này và Trái đất nằm cùng phía với Mặt trời, tức là nằm gần nhau nhất.

Nhân loại đã bắt đầu thám hiểm Sao Hỏa ngay từ thập niên 1960, nhưng cuộc chạy đua lên Hành tinh Đỏ có vẻ như đang tăng tốc: chỉ trong khoảng thời gian từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8-2020, đã có 3 chuyến bay lên Sao Hỏa, tranh thủ lúc hành tinh này và Trái đất nằm cùng phía với Mặt trời, tức là nằm gần nhau nhất.

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng với nhau từ Biển Đông, Hồng Kông, cho đến thương mại, gián điệp công nghiệp, một "mặt trận" khác lại vừa được mở ra trong tháng 7-2020 giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới: Sao Hỏa

Chuyến bay đầu tiên lên Sao Hỏa của Trung Quốc

Ngày 23-7-2020, thêm một sự kiện đánh dấu lịch sử của ngành không gian Trung Quốc: Lần đầu tiên nước này phóng một phi thuyền không người lái và một robot lên Sao Hỏa. Phi thuyền mang tên Thiên Vấn-1 (Tianwen-1) sẽ bay khoảng 7 tháng, tức là sang năm 2021 mới đến hành tinh này.

Tham vọng của Trung Quốc rất lớn: lần đầu tiên tự mình thực hiện tất cả những gì mà Hoa Kỳ đã làm trong nhiều chuyến bay lên Sao Hỏa từ thập niên 1960 đến nay. Có nghĩa là đặt phi thuyền lên quỹ đạo của Hành tinh Đỏ, đáp xuống đây, rồi từ phi thuyền này một robot được điều khiển từ xa sẽ tiến hành các phân tích trên bề mặt Sao Hỏa.

Robot nặng hơn 200 kg, được gắn 4 tấm pin Mặt trời và 6 bánh xe, theo dự kiến sẽ hoạt động trong 3 tháng trên Hành tinh Đỏ, để phân tích bề mặt, bầu khí quyển, chụp ảnh, lập bản đồ của hành tinh này và tìm dấu vết của sự sống trước đây. Về việc này, Trung Quốc đã có nhiều kinh nghiệm, vì họ đã từng đưa hai robot lên Mặt trăng, Thỏ Ngọc-1 và Thỏ Ngọc-2, vào năm 2013 và năm 2019.

Theo nhà thiên văn học Jonathan McDowell tại Trung tâm Thiên văn học Harvard-Smithsonian, với hai robot Thỏ Ngọc, coi như Trung Quốc đã tập dượt trước, vì bề mặt của Mặt trăng và Sao Hỏa rất giống nhau. Có điều Sao Hỏa nằm xa hơn Trái đất rất nhiều so với Mặt trăng, chuyến du hành càng dài thì nguy cơ hỏng hóc máy móc càng cao và việc liên lạc viễn thông với Trái đất sẽ chậm hơn nhiều.

Cuộc chạy đua lên Sao Hỏa tăng tốc - Hình 1

Tên lửa đẩy Trường Chinh 5 mang theo Thiên Vấn-1 rời bệ phóng trên đảo Hải Nam vào trưa 23-7.

Thật ra, Trung Quốc đã từng muốn phóng một phi thuyền lên Sao Hỏa vào năm 2011 trong một chuyến bay chung với Nga, nhưng ý định này đã không thành. Tên lửa đẩy của Nga đã không thể bay đến quỹ đạo trung chuyển lên Sao Hỏa, toàn bộ các thiết bị đã rơi trở lại Trái đất và một phần bị phân rã trong bầu khí quyển. Sau thất bại đó, Bắc Kinh quyết định sẽ một mình thám hiểm Hành tinh Đỏ.

Trước mắt, như ghi nhận của Jonathan McDowell, nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard - Smithsonian, Hoa Kỳ, được AFP trích dẫn ngày 23-7-2020, đây rõ ràng là một sự kiện quan trọng đối với Trung Quốc, vì lần đầu tiên họ đi xa đến như thế trong Thái Dương Hệ.

Chen Lan, nhà phân tích của trang mạng GoTaikonauts.com chuyên về các chương trình không gian Trung Quốc, nhấn mạnh nếu chuyến bay Thiên Vấn-1 thành công, đây sẽ là lần đầu tiên một phi thuyền và một robot tự hành không phải là của Mỹ hoạt động trên Sao Hỏa.

Cuộc chạy đua lên Sao Hỏa giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ khiến người ta liên tưởng đến cuộc chạy đua vào không gian giữa Mỹ và Liên Xô vào thời gian chiến tranh lạnh. Nhưng thực sự Bắc Kinh nhắm mục tiêu gì khi phóng phi thuyền lên Hành tinh Đỏ?

Theo Carter Palmer, chuyên gia về không gian của công ty Mỹ Forecast International, được hãng tin AFP trích dẫn, mục tiêu của Trung Quốc cũng giống như nhiều cường quốc không gian khác: Nâng cao hiểu biết của nhân loại về Sao Hỏa. Mặt khác, thám hiểm không gian còn là một niềm tự hào dân tộc. Qua việc nâng cao khả năng thám hiểm không gian, Bắc Kinh cũng gia tăng ảnh hưởng chính trị và vị thế trên trường quốc tế.

Trung Quốc đang đầu tư hàng tỷ đô la vào chương trình không gian của họ với hy vọng bắt kịp châu Âu, Nga và Hoa Kỳ. Thậm chí, họ còn dự trù lắp ráp một trạm không gian lớn từ đây đến năm 2022 và trong khoảng một chục năm nữa sẽ cố gắng đưa phi hành gia lên Mặt trăng.

Tìm bằng chứng sự sống trên Sao Hỏa

Mỹ là cường quốc không gian hàng đầu thế giới, vì thế Sao Hỏa vẫn là một mục tiêu dài hạn. Ngày 30-7-2020, NASA đã phóng lên Sao Hỏa xe tự hành tinh vi nhất của họ, một chiếc xe lớn có 6 bánh, mang tên Perseverance (Kiên trì), để cố tìm ra những bằng chứng là cách đây 3 tỷ rưỡi năm đã có đầy những vi khuẩn sống trong các con sông trên Hành tinh Đỏ, tức là ở đây đã từng có sự sống.

Chuyến du hành từ Trái đất đến Sao Hỏa của Perseverance sẽ kéo dài hơn 6 tháng và nếu đáp xuống mà không bị trục trặc gì, xe tự hành này sẽ ở lại đây trong suốt nhiều năm để thu thập và đóng gói nhiều mẫu đá mà sau này sẽ được một robot khác đem về Trái đất vào năm 2031.

Như vậy, Perseverance tiếp nối công việc của 4 xe tự hành, tất cả đều là của Mỹ, đã từng đáp xuống Sao Hỏa và đã giúp cho chúng ta hiểu được Hành tinh Đỏ trước đây không phải là một hành tinh khô cằn và lạnh giá như hiện nay, mà trên đây đã từng có nước, có các hợp chất hữu cơ và một bầu không khí thuận lợi cho sự sống. Chỉ có điều, theo các nhà khoa học, sự sống trên Sao Hỏa đã không có đủ thời gian phát triển thành những dạng phức tạp hơn trước khi hành tinh này trở nên khô cằn.

Trong số 4 xe tự hành mà Mỹ đã phóng lên Sao Hỏa (Pathfinder, Spirit, Opportunity và Curiosity), hiện Curiosity vẫn còn hoạt động. Mặc dù đang có dịch COVID-19 nhưng NASA đã vẫn cố giữ nguyên lịch trình phóng Perseverance lên Sao Hỏa, một chuyến bay tốn kém đến 2,7 tỷ USD. Cứ khoảng 26 tháng, Trái đất và Sao Hỏa lại nằm cùng một phía với Mặt trời, khoảng thời gian lý tưởng để thực hiện chuyến bay lên Hành tinh Đỏ, một cơ hội không thể bỏ lỡ.

Nặng gần 1 tấn, Perseverance được gắn 19 camera, hai micro và một cánh tay robot dài 2 mét, mang theo những công cụ như máy chiếu tia laser và tia X. Trên xe tự hành này còn có một trực thăng tí hon nặng 1,8 kg, mang tên Ingenuity. Nếu thành công, Ingenuity sẽ là trực thăng đầu tiên bay trên một hành tinh khác. Theo dự kiến, Perseverance sẽ đáp xuống Sao Hỏa ngày 18-2-2021.

Cuộc chạy đua lên Sao Hỏa tăng tốc - Hình 2

Máy bay trực thăng tự hành Ingenuity đi kèm với Rover. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, một chiếc máy bay đã bay trên một thế giới khác.

Tham vọng không gian của UAE

Nhưng không chỉ có các cường quốc không gian như Mỹ, Nga, Trung Quốc hay EU, mà nhiều nước nhỏ nay cũng có tham vọng chinh phục Hành Tinh Đỏ. Al-Amal (Hy Vọng), đó là tên phi thuyền đầu tiên của một nước Arab bay lên Sao Hỏa. Phi thuyền không có người lái của Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã cất cánh ngày 20-7-2020 từ trung tâm không gian Tanegashima (Tây Nam Nhật Bản), sau hai lần bị đình hoãn vì lý do thời tiết xấu.

Phi thuyền Al-Amal, nặng 1.350 kg, sẽ bay trong 7 tháng, vượt qua đoạn đường dài 493 triệu km để đến Sao Hỏa vào tháng 2-2021, vừa kịp lúc để đánh kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất 7 tiểu vương quốc Arab. Sau đó, Al-Amal sẽ ở trên quỹ đạo trong suốt một năm Sao Hỏa, tức là 687 ngày.

Theo bà Sarah al-Amiri, Bộ trưởng Các công nghệ tiên tiến của UAE, nhiệm vụ của Al-Amal là giúp các nhà khoa học nắm tường tận những thay đổi khí hậu của Sao Hỏa trong cả một năm. Hiểu được các bầu khí quyển của các hành tinh khác sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về khí hậu Trái đất.

Khác với các cường quốc không gian như Trung Quốc, cũng phóng phi thuyền lên Sao Hỏa trong cùng thời gian, UAE dựa vào hợp tác quốc tế để giúp họ thực hiện chương trình này. Trong khi đó chương trình Sao Hỏa của Trung Quốc hoàn toàn tự lập, họ sử dụng tên lửa riêng và tự chế tạo phi thuyền bằng những phương tiện của họ. Nhưng họ trình bày chuyến bay này như là một sự đóng góp của khối Arab vào khoa học không gian, trong sự trở lại sân khấu quốc tế, ngành khoa học các nước Arab đã chọn con đường khám phá thế giới của ngày mai.

Chính Trung tâm Không gian của UAE đã phát triển một phần các dụng cụ trên phi thuyền dưới sự chỉ đạo của Mỹ. Mặc dù chịu nhiều áp lực, các kỹ sư của nước này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong một thời gian rất ngắn để cho phi thuyền bay đến quỹ đạo Sao Hỏa kịp với thời điểm kỷ niệm 50 năm thống nhất các tiểu vương quốc Arab. Họ không được phép phạm sai lầm vì nếu bỏ lỡ cơ hội trong khoảng thời gian mà Sao Hỏa nằm gần Trái đất, thì sẽ phải đợi thêm 2 năm rưỡi nữa.

Việc UAE phóng phi thuyền lên Sao Hỏa có phải là một kiểu "trưởng giả học làm sang"? Không hẳn như thế, vì đây là những chuyến bay nhằm mục đích nghiên cứu khoa học cơ bản, để tìm hiểu trước đây đã có sự sống trên Sao Hỏa hay không, khí hậu trên hành tinh này ra sao, bầu khí quyển Sao Hỏa phản ứng lại với gió Mặt trời như thế nào.

Những chuyến bay này tuy tốn kém, nhưng chi phí không phải là lớn quá mức, hơn nữa lại được trải dài nhiều năm, không phải một sự phung phí. Chuyến bay lên Sao Hỏa cũng là dịp khơi lại lòng tự hào dân tộc và biết đâu qua đó có thể thu hút thế hệ trẻ đến với nghiên cứu không gian. Tương tự như các chuyến bay của Appollo ở Mỹ trước đây đã lôi cuốn công chúng trở lại với khoa học kỹ thuật, và nhiều người đã chọn đường nghiên cứu khoa học, không nhất thiết chỉ trong ngành không gian.

UAE là một quốc gia dầu hỏa giàu có của vùng Vịnh và hiện đã có mặt trong không gian với 9 vệ tinh nhân tạo đang hoạt động trên quỹ đạo và cộng thêm 8 vệ tinh nhân tạo dự trù sẽ được phóng.

Vào tháng 9-2019, Hazza al-Mansouri đã là phi hành gia đầu tiên của UAE bay lên không gian trên phi thuyền Soyouz và cũng là công dân đầu tiên của khối Arab làm việc trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Tham vọng của quốc gia vùng Vịnh này không dừng ở việc phóng một phi thuyền không người lái lên Sao Hỏa, mà họ còn dự tính đưa người lên sống trên hành tinh này từ đây đến năm 2117.

Trước mắt, UAE sẽ xây dựng một thành phố khoa học tại vùng sa mạc gần thủ đô Dubai, để mô phỏng các điều kiện sống trên Sao Hỏa, từ đó phát triển các công nghệ cần thiết để con người lên định cư trên hành tinh này. UAE cũng đang chuẩn bị các dự án khai thác quặng mỏ và du lịch không gian. Họ đã ký một hiệp định với Virgin Galactic, công ty du lịch không gian của nhà tỷ phú người Anh Richard Branson.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

1.600 tấn vàng dưới đáy hồ Baikal, tại sao không ai dám vớt?1.600 tấn vàng dưới đáy hồ Baikal, tại sao không ai dám vớt?
00:27:21 22/11/2024
Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tớiNgôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới
00:33:50 22/11/2024
'Vật thể lạ' như đám mây rơi xuống đất, nhiều người hoang mang'Vật thể lạ' như đám mây rơi xuống đất, nhiều người hoang mang
12:08:59 21/11/2024
Hiện tượng chưa từng có xảy ra tại nhà máy điện lớn nhất miền đông Trung Quốc, công nhân quần quật 10 ngày đêm để giải quyết: Tín hiệu cảnh báo toàn cầuHiện tượng chưa từng có xảy ra tại nhà máy điện lớn nhất miền đông Trung Quốc, công nhân quần quật 10 ngày đêm để giải quyết: Tín hiệu cảnh báo toàn cầu
19:40:28 21/11/2024
Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệNgủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ
19:43:10 21/11/2024
Người đàn ông mất ngủ suốt 32 năm vì bị sếp mắng oanNgười đàn ông mất ngủ suốt 32 năm vì bị sếp mắng oan
11:20:01 22/11/2024
Làm giàu bằng nghề ít ai nghĩ đến: Biến hóa thành người rừng, kiếm hơn 17 triệu đồng/thángLàm giàu bằng nghề ít ai nghĩ đến: Biến hóa thành người rừng, kiếm hơn 17 triệu đồng/tháng
00:53:57 21/11/2024
Dịch vụ thuê người đến công ty mắng sếp đắt khách ở MỹDịch vụ thuê người đến công ty mắng sếp đắt khách ở Mỹ
11:50:09 21/11/2024

Tin đang nóng

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thườngNgười phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thường
19:30:48 22/11/2024
Vụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhấtVụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhất
20:13:52 22/11/2024
Thợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cướiThợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới
18:19:26 22/11/2024
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
16:45:29 22/11/2024
Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?
18:54:00 22/11/2024
MAMA ngày 1: "Bà cả Penthouse" U50 đọ dáng cực gắt với Jang Won Young, Park Bo Gum - Byeon Woo Seok visual 10/10MAMA ngày 1: "Bà cả Penthouse" U50 đọ dáng cực gắt với Jang Won Young, Park Bo Gum - Byeon Woo Seok visual 10/10
17:49:47 22/11/2024
Nóng nhất MXH: Từ Hy Viên và chồng Hàn Quốc đã ly hôn?Nóng nhất MXH: Từ Hy Viên và chồng Hàn Quốc đã ly hôn?
20:45:54 22/11/2024
Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũSao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ
17:07:18 22/11/2024

Tin mới nhất

Cá heo đơn độc ở biển Baltic và bí ẩn về những âm thanh 'độc thoại'

Cá heo đơn độc ở biển Baltic và bí ẩn về những âm thanh 'độc thoại'

11:19:52 22/11/2024
Một con cá heo mũi chai đơn độc tại biển Baltic đang khiến các nhà khoa học bất ngờ với hàng loạt âm thanh mà nó phát ra, dù không có đồng loại nào ở gần.
Cậu bé 7 tuổi được mời làm trưởng phòng ở công ty công nghệ

Cậu bé 7 tuổi được mời làm trưởng phòng ở công ty công nghệ

00:29:28 22/11/2024
NGA - Cậu bé 7 tuổi có tài năng lập trình được một công ty mời về làm quản lý. Giám đốc của công ty cũng ngưỡng mộ tài năng của cậu.
Sau trào lưu xé túi mù, giới trẻ lại lao vào 'cuộc chiến' đập hộp mù

Sau trào lưu xé túi mù, giới trẻ lại lao vào 'cuộc chiến' đập hộp mù

23:19:53 21/11/2024
Trào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.
Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.
Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất

Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất

10:19:47 20/11/2024
Đảo Mesyatsev, vốn là một tảng băng lớn ở Bắc Cực, bỗng dưng biến mất trên hình ảnh vệ tinh. Mới đây, Hiệp hội Địa lý Nga đưa tin một hòn đảo băng gần quần đảo Franz Josef Land của Nga ở Bắc Băng Dương, đã biến mất hoàn toàn.
Chuyện thật như đùa: Chồng tôi 35 tuổi, đầu đã hai thứ tóc mà vẫn KHÔNG biết phơi quần áo

Chuyện thật như đùa: Chồng tôi 35 tuổi, đầu đã hai thứ tóc mà vẫn KHÔNG biết phơi quần áo

10:18:44 20/11/2024
Phơi quần áo là một công việc nhà rất cơ bản. Chưa kể người lớn, đến ngay cả con trẻ cũng dễ dàng làm được. Thế nhưng, chồng tôi - một người đàn ông trưởng thành lại không thể thực hiện điều này
Đào đường, công nhân đụng độ trăn Anaconda khổng lồ có 'khối u' kỳ dị: Không thể tin về thứ nó đã nuốt

Đào đường, công nhân đụng độ trăn Anaconda khổng lồ có 'khối u' kỳ dị: Không thể tin về thứ nó đã nuốt

10:18:30 20/11/2024
Trăn Anaconda hay trăn Nam Mỹ (chi Eunectes) là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới, có thể dài tới 9 mét, chiều dài ngang ngửa trăn gấm (Python reticulatus) và nặng tới 250 kg.
Loài cá kỳ dị nhất hành tinh biết leo cây có ở Việt Nam

Loài cá kỳ dị nhất hành tinh biết leo cây có ở Việt Nam

10:17:09 20/11/2024
Một loài cá vừa có mang lại vừa có phổi, vừa sống dưới nước vừa chạy nhảy trên cạn và biết leo cây, được tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật kỳ dị nhất hành tinh .
Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?

Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?

18:23:07 19/11/2024
Các nhà khoa học phát hiện hoạt động bất thường ở Cực Bắc trong lúc cực từ Bắc di chuyển gần Nga hơn theo cách thức chưa từng có trước đây.
Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng

16:16:03 19/11/2024
Một thợ sửa ống nước may mắn đã phát hiện ra kho báu trị giá hơn 64 tỷ đồng trong một chiếc rương mà những công nhân khác không để ý đến.
Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe

Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe

12:35:14 19/11/2024
Ngày nay, bất kể chuyện gì cũng có thể viral và nổi rần rần trên mạng xã hội chỉ sau một đêm. Đây cũng là lý do mà mới đây, bài đăng về một cánh cổng bất ngờ được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ vì sự kì lạ của mình.
Ngạc nhiên chưa, 19-11 là Ngày Quốc tế Đàn ông!

Ngạc nhiên chưa, 19-11 là Ngày Quốc tế Đàn ông!

11:05:40 19/11/2024
Ngày Quốc tế Đàn ông 19-11 (International Men s Day), một dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp của nam giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Cô gái Đắk Lắk dành 10 năm làm việc cật lực trên thành phố để làm đúng 1 thứ cho người cha chạy thận: Ngưỡng mộ quá!

Cô gái Đắk Lắk dành 10 năm làm việc cật lực trên thành phố để làm đúng 1 thứ cho người cha chạy thận: Ngưỡng mộ quá!

Netizen

22:06:19 22/11/2024
10 năm qua, cô đã không ngừng cố gắng để thực hiện lời hứa dành cho người đàn ông quan trọng nhất cuộc đời mình.
Tiết lộ câu nói của Mourinho với Ronaldo

Tiết lộ câu nói của Mourinho với Ronaldo

Sao thể thao

22:04:32 22/11/2024
Chi tiết cuộc điện thoại giữa Jose Mourinho và Cristiano Ronaldo vừa được tiết lộ, khi vị HLV người Bồ Đào Nha được cho là cố gắng thực hiện thương vụ chuyển nhượng sốc.
Đồng ruble của Nga giảm giá sau vụ phóng tên lửa siêu vượt âm vào Ukraine

Đồng ruble của Nga giảm giá sau vụ phóng tên lửa siêu vượt âm vào Ukraine

Thế giới

22:01:59 22/11/2024
Theo ông Putin, cuộc tấn công đã phá hủy thành công một trong những khu công nghiệp thời Liên Xô lớn nhất của Ukraine chuyên sản xuất công nghệ tên lửa.
Hé lộ biệt thự triệu đô của nữ ca sĩ sexy kết hôn với doanh nhân Việt kiều

Hé lộ biệt thự triệu đô của nữ ca sĩ sexy kết hôn với doanh nhân Việt kiều

Sao việt

22:00:47 22/11/2024
Nhiều khán giả xem xong clip không khỏi trầm trồ trước cơ ngơi của Như Loan và thích thú khi được biết thêm về cuộc sống của cô.
Diễn biến vụ nam nghệ sĩ bị bắt vì ma túy: Bất ngờ được phán vô tội

Diễn biến vụ nam nghệ sĩ bị bắt vì ma túy: Bất ngờ được phán vô tội

Sao châu á

21:57:17 22/11/2024
Jung Da Eun được tuyên vô tội sau khi bị công tố viên truy tố vì khai man trong vụ án ma túy liên quan đến tình cũ Han Seo Hee.
Một nữ ca sĩ gọi đại gia Hà Dũng là ân nhân: "Không có anh, tôi không có ngày hôm nay"

Một nữ ca sĩ gọi đại gia Hà Dũng là ân nhân: "Không có anh, tôi không có ngày hôm nay"

Tv show

21:37:53 22/11/2024
Để tôi có được ngày hôm nay, từ Mai Thu Hường trở thành Maya, tôi phải biết ơn ân nhân của mình là anh Hà Dũng - Maya chia sẻ.
Nicole Kidman bị chỉ trích nói dối về "meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise"

Nicole Kidman bị chỉ trích nói dối về "meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise"

Sao âu mỹ

21:32:02 22/11/2024
Sau khi Nicole Kidman nói meme ly hôn được lan truyền là cảnh trong một bộ phim, cô đã bị cáo buộc nói dối. Đây không phải là từ một bộ phim - người hâm mộ khẳng định.
Xem ngay sân khấu đầu tiên của siêu hit APT.: Rosé và Bruno Mars "quẩy" cực vui nhưng 1 điểm gây hụt hẫng!

Xem ngay sân khấu đầu tiên của siêu hit APT.: Rosé và Bruno Mars "quẩy" cực vui nhưng 1 điểm gây hụt hẫng!

Nhạc quốc tế

21:20:33 22/11/2024
Không một ai ngờ, sân khấu APT. đã được quay trước rồi phát sóng tại MAMA. Rosé và Bruno Mars không trình diễn như dự tính.
Bức ảnh chụp lúc 5h sáng cho thấy 1 sự thật về ngôi sao hạng S của Vbiz

Bức ảnh chụp lúc 5h sáng cho thấy 1 sự thật về ngôi sao hạng S của Vbiz

Nhạc việt

21:14:44 22/11/2024
Hiếm có sự kiện nào quy tụ được dàn sao nam đình đám hàng top hiện nay như Sơn Tùng, SOOBIN, HIEUTHUHAI, Dương Domic... nên các FC đang dùng hết sức mạnh để ủng hộ cho thần tượng.
Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích bí ẩn

Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích bí ẩn

Tin nổi bật

20:10:59 22/11/2024
Ông L.B.P., Chủ tịch Hội nông dân xã Xá Lượng, huyện Tương Dương (Nghệ An) được cho đã mất tích từ chiều ngày 20/11 đến nay.
Dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị não úng thủy cho bệnh nhi sinh non

Dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị não úng thủy cho bệnh nhi sinh non

Sức khỏe

20:10:31 22/11/2024
Đến ngày 1/8/2024 (4 ngày sau khi sinh), qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện trẻ có tình trạng giãn não thất 2 bên. Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ chưa được can thiệp giãn não thất do tình trạng sức khỏe chưa cho phép.