Tham vọng ’siêu’ đô thị của đại gia Việt
Nhiều ông lớn địa ốc trong nước đang đưa ra quyết định đầu tư táo bạo vào các dự án quy mô khu đô thị tầm cỡ mà trước nay chỉ là cuộc đua độc mã của khối ngoại.
Khu đô thị The Sunrise Bay 180ha
Khu đô thị lấn biển Đà Nẵng
Công ty Novaland cùng đối tác là Công ty Bắc Nam 79 vừa giành quyền phát triển dự án khu đô thị lấn biển Đa Phước – Đà Nẵng sau khi chủ đầu tư cũ Daewon thoái vốn, kết thúc gần một thập niên đóng băng. Đây là dự án khu đô thị lấn biển hơn 180 ha, cách đây gần một thập niên được công bố có tổng vốn đầu tư 250 triệu USD nhưng bị đình trệ. Chủ đầu tư mới chưa công bố vốn đầu tư của khu đô thị này khi tái khởi động, nhưng tên dự án dự kiến được đổi thành Khu đô thị The Sunrise Bay.
Các hạng mục và khu chức năng gồm có: khách sạn, trung tâm thương mại – hội nghị, trường học, sân tập golf và nhà ở. Chủ đầu tư ưu tiên các sản phẩm thấp tầng: biệt thự, nhà phố và chức năng nghỉ dưỡng chứ không tập trung vào nhà ở cao tầng. Thời gian xây dựng dự kiến từ nay đến năm 2019.
Đây là dự án đầu tiên Novaland đặt chân ra thị trường bất động sản miền Trung, cũng là bước mở đầu cho chiến lược mở rộng phát triển bất động sản ra những tỉnh thành khác ngoài địa bàn TP HCM của doanh nghiệp. Dự án The Sunrise Bay sẽ đa dạng nhiều phân khúc và loại sản phẩm để tiếp cận được nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau.
Khu công viên mũi đèn đỏ và nhà ở đô thị 6 tỷ USD
Khu đô thị có cảng du thuyền 6 tỷ USD.
Còn có tên gọi là Saigon Peninsula, tọa lạc tại phường Phú Thuận, quận 7, TP HCM, dự án sẽ có công viên đa chức năng, bến cảng du thuyền quốc tế, nhiều hạng mục đa chức năng kết hợp nhà ở quy mô 118 ha. Dự án được TP HCM chấp thuận cho Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula làm chủ đầu tư. Biên bản ký kết hợp tác đầu tư được thực hiện giữa Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với các nhà đầu tư nước ngoài gồm Pavilion Group và Genting Group.
Saigon Peninsula có tổng vốn đầu tư dự kiến 6 tỷ USD, các nhà đầu tư mong muốn biến dự án thành nơi hội tụ của những nét kiến trúc độc đáo mang tầm cỡ quốc tế và là “lá phổi xanh” hòa quyện vào không gian sông nước sinh thái lý tưởng, với vị trí đặc biệt đắc địa của dự án ngay ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè. Sau khi hoàn thành, đây là cảng tàu khách lớn nhất tại Việt Nam để đưa và đón du khách trong nước và quốc tế đến TP HCM.
Hợp tác này được kỳ vọng sẽ đem đến một diện mạo mới cho ngành du lịch Việt Nam cũng như tạo thêm nguồn thu nhập và hơn 30.000 việc làm mới cho người dân. Đây là bước đệm để thu hút các nhà đầu tư quốc tế có tên tuổi và nhiều kinh nghiệm phát triển đô thị tham gia đầu tư tại TP HCM.
Khu đô thị Sala 2,2 tỷ USD
Khu đô thị đầu tiên đang hình thành tại Thủ Thiêm.
Video đang HOT
Khu đô thị phức hợp Sala nằm ngay giao lộ 2 trục đường quan trọng nhất của Thủ Thiêm là đại lộ Mai Chí Thọ và đường Bắc Nam, thuộc phân khúc cao cấp. Dự án là tâm điểm của khu chức năng số 5 và 6 thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hai khu chức năng này có tổng kinh phí đầu tư được công bố lên đến 2,2 tỷ USD, phần lớn nguồn vốn tập trung vào khu đô thị cùng với tiện ích và hạ tầng toàn khu do Công ty Đại Quang Minh làm chủ đầu tư.
Tháng 4/2014, khu dân cư thấp tầng và hệ thống kỹ thuật của khu đô thị này chính thức được xây dựng. Giai đoạn 2015-2018 ngoài việc 4 tuyến đường huyết mạch và cầu Thủ Thiêm 2 được hoàn thiện, thành phố còn đón nguồn cung 730.000 m2 sàn xây dựng gồm: căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại, dinh thự cùng với công trình tiện ích… Chủ đầu tư cho biết, theo kế hoạch, đến cuối năm 2018 toàn bộ Khu đô thị Sala có tổng diện tích khoảng 106ha sẽ được hoàn thành.
Khu phức hợp Vinhomes Central Park 1,4 tỷ USD
Khu phức hợp có số lượng bất động sản nhà ở và tiêu dùng lớn nhất đang dần lộ diện tại Bình Thạnh.
Khu phức hợp này còn được gọi là Vinhomes Tân Cảng có diện tích 43,91 ha, tổng vốn đầu tư 30.000 tỷ đồng, (1,4 tỷ USD) tọa lạc tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh. Dự án có điểm nhấn ấn tượng là tòa nhà HCM Landmark 81 đang được thiết kế với chiều cao 461m.
Vinhomes Central Park hứa hẹn bổ sung nguồn cung lên đến 10.000 căn nhà cho TP HCM gồm: biệt thự, căn hộ và officetel. Các tiện ích kèm theo: trường học liên cấp, bệnh viện đa khoa quốc tế, khu phức hợp thể thao, bể bơi… Riêng trung tâm mua sắm Vincom Center có diện tích 40.000 m2 có nhiều khu mua sắm, vui chơi giải trí, sân băng trong nhà, rạp chiếu phim, khu ẩm thực và siêu thị tiêu dùng… Khởi công giữa năm 2014, dự kiến toàn khu đô thị sẽ khánh thành vào năm 2017.
Tổ hợp River City với 8.000 căn hộ
Dự án do chủ đầu tư Việt Nam phát triển có sự tham gia góp vốn của quỹ đầu tư Nhật.
Tọa lạc tại phường Phú Thuận, quận 7, TP HCM, River City có tổng diện tích 11,25 ha, gồm 12 block chung cư với khoảng 8.000 căn hộ, office-tel và shop house. Dự án được phát triển bởi Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt, An Gia Investment và Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD. Đây cũng chính là khu đô thị ven sông có quy mô lớn nhất khu Nam Sài Gòn tính đến tháng 5/2016.
Chủ đầu tư đầu tư đã đưa vào khu căn hộ 99 tiện ích, trong đó có 4 tiện ích lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, gồm biển đảo nhân tạo, quảng trường nước và ánh sáng, đường hoa đi bộ trên không, hồ bơi thác nước hai tầng… Tất cả các tiện ích đều mô phỏng từ những công trình nổi tiếng trên thế giới với tổng kinh phí đầu tư lên đến hàng chục triệu USD.
Theo Vnexpress
Các đại gia giàu nhất Việt Nam lần lượt dắt nhau làm nông nghiệp
Các đại gia giàu nhất thị trường chứng khoán liên tục đổ tiền vào nông nghiệp nhằm tìm kiếm tăng trưởng. Điều này đã khiến sàn chứng khoán được xem như là một nông trường lớn.
Việc đầu tư vào nông nghiệp ở thời điểm cuối 2014 đầu 2015 được đánh giá thuận lợi như "diều gặp gió", khi áp lực từ các hiệp định thương mại đã thúc đẩy chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp ngày một lớn.
Nông nghiệp thời tỷ phú luôn có hai xu hướng chủ đạo chính là đầu tư cơ bản từ đầu và đi tắt thông qua M&A. Tuy nhiên, điểm chung nhất vẫn là bài toán tìm kiếm tăng trưởng của các đại gia này, khi lĩnh vực cốt lõi đã dần bão hòa.
Chuyện 5 năm của bầu Đức
Thời kỳ BĐS rơi vào khủng hoảng hơn 5 năm trước, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã tuyên bố rút khỏi thị trường và đầu tư vào nông nghiệp, nhằm tìm kiếm mức tăng trưởng bền vững hơn.
Doanh nghiệp của bầu Đức được xem là ông lớn đầu tiên của sàn chứng khoán có những tuyên bố nghiêm túc với nông nghiệp.
Ngày HAGL tiến quân vào lĩnh vực nông nghiệp tìm tăng trưởng.
Hầu như các thông tin về việc đầu tư vào nông nghiệp của HAGL đều mang những giá trị tích cực, mà điểm sáng được chú ý chính là đàn bò.
Tuy nhiên, việc đổ vốn đến khoảng 18.000 tỷ đồng cùng một trải nghiệm 5 năm làm nông nghiệp của HAGL đã cho thấy làm nông nghiệp chuyên nghiệp trên quy mô lớn không hề đơn giản. Trong khoảng thời gian thực sự sống với nông nghiệp, HAGL cũng đã xoay vòng đủ cách để ổn định tình hình.
Mục tiêu đầu tiên với nông nghiệp của bầu Đức chính là cao su, bởi thời điểm đó giá cao su thiên nhiên đang ở đỉnh với 5.000 USD/tấn. Và sau 5 năm, khi cao su cho thu hoạch thì giá của nông sản được coi là vàng trắng này chỉ còn khoảng 1.500 USD/tấn, một sự sụt giảm dữ dội hơn cả giá dầu thô.
Giá thành đầu tư cho cao su của HAGL, như lời ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị HAGL chia sẻ, là 1.300 USD/tấn. .
Trong những năm tới, diện tích khai thác cao su của HAGL sẽ còn tăng mạnh trong khi giá cả nguyên liệu vẫn chưa biết chuyển biến theo hướng tích cực hay tiêu cực.
HAGL tiếp tục đầu tư qua mía đường, dầu cọ và nuôi bò. Và với đàn bò khoảng 90.000 con, đây được coi là nguồn thu chính hiện nay chứ không phải cao su, như mục tiêu ban đầu.
HAGL đã phải xoay chuyển liên tục, khi chuyên biệt hóa mảng nông nghiệp bằng một công ty mới, là Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG).
Việc thành lập một công ty chuyên biệt để hoạt động trong lĩnh vực này cho thấy bầu Đức đang lấy nông nghiệp làm mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Tỷ phú giàu nhất trồng rau, người giàu thứ 2 làm thức ăn gia súc
Tiếp sau HAGL, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tiến vào nông nghiệp khi xây dựng chuỗi khép kín trồng và tiêu thụ rau sạch. Tập đoàn này đầu tư vốn đến khoảng 2.000 tỷ đồng với tham vọng định vị lại thị trường rau sạch tại Việt Nam và hướng đến xuất khẩu.
Nông nghiệp công nghệ cao là mô hình nhiều tỷ phú hướng tới khi đổ vốn đầu tư. Ảnh: M.Anh
Trong đại hội cổ đông gần đây, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chia sẻ: "Về lợi nhuận, chúng tôi đặt ra chỉ tiêu rằng: Chỉ sau khoảng 5 - 10 năm nữa, tỷ trọng lợi nhuận của BĐS trong tổng cơ cấu chỉ tầm dưới 50%, 50% còn lại sẽ đến từ các mảng hoạt động khác. Như vậy nông nghiệp sẽ là một trong những mảng để duy trì tăng trưởng".
Bầu Long - ông chủ Tập đoàn Hòa Phát cũng nhảy sang mảng nông nghiệp, chuẩn bị cho ra thị trường lô hàng thức ăn gia súc đầu tiên. Mục tiêu lãnh đạo tập đoàn này đặt ra trong 3 năm tới sẽ đạt doanh thu 3.000 tỷ đồng/năm.
Theo đó, Hòa Phát đã dành 300 tỷ đồng thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên với công suất 300.000 tấn/năm.
Sau khi HAGL cầm cờ tiên phong, đã có hàng loạt doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoán chuyển hướng vì "nghe có vẻ hợp lý".
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có bước tính toán hợp lý. Hiện nhiều doanh nghiệp đang ở thế dò dẫm tìm đường ra thị trường và đầu tư trong một canh bạc lớn.
Những cuộc đi tắt đón đầu
Đi sau, nhưng không chọn khai khẩn từ đầu như Hòa Phát, HAGL, Vingroup... vì rất mất thời gian, nhiều đại gia đã chọn "lối tắt", bằng cách M&A các doanh nghiệp trong lĩnh vực muốn nhắm tới. Với cách thức này, có công ty chỉ một bước từ vô danh nhảy lên ngôi đầu trong lĩnh vực mới.
Massan và Pan Pacific đang là đơn vị mở nhiều cuộc "vây ráp" nhất trong thời gian vừa qua, để tỏ rõ mục tiêu "bành trướng" trong lĩnh vực nông nghiệp.
Khoảng 3 năm trở lại đây, Masan liên tục thực hiện các cuộc thâu tóm doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, để hoàn thiện chuỗi kinh doanh theo mô hình 3F (Feed: thức ăn chăn nuôi - Farm: nông trại - Food: thực phẩm). Sau thương vụ này, Massan nhanh chóng có được 15% thị phần thức ăn chăn nuôi.
Nếu Masan được coi là doanh nghiệp khai mở, thì Pan Pacific - Xuyên Thái Bình Dương là doanh nghiệp đi đầu trong việc đầu tư vào ngành nông nghiệp, với việc đang sở hữu trên 57% cổ phần tại Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, hơn 22% cổ phần tại Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), 24% vốn tại Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An.
Trong khi đó, với mong muốn thống nhất "đế chế" thủy sản của mình, Hùng Vương đã mua lại hàng loạt công ty cùng ngành, như Việt Thắng, An Giang, Thực phẩm Sao Ta, Lâm thủy sản Bến Tre. Chiến lược này giúp công ty tăng doanh thu từ 4.700 tỷ đồng (năm 2010) lên hơn 15.000 tỷ đồng vào năm 2014.
Năm 2015, sau khi thâu tóm các công ty thủy sản nhưng chưa đem lại hiệu quả, Hùng Vương chuyển hướng sang nuôi heo, với việc công bố dự án có tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Điều này bao gồm xây dựng 2 nhà máy thức ăn gia súc, gia cầm (tại Long An và Bình Định); hệ thống trang trại có quy mô 2.380 con heo giống cụ kỵ (tại Long An, An Giang, Bến Tre, Bình Định); nhà máy sản xuất PRemix, thuốc thú y cùng các khâu hậu cần, logistics đi kèm. Đại gia này được cho là đang nuôi mộng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trước đó, thời điểm các công ty lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long thực hiện cổ phần hóa, ông chủ điện máy Nguyễn Kim cũng thể hiện tham vọng lấn sân vào nông nghiệp. Từ một doanh nghiệp vô danh trong nông nghiệp, Nguyễn Kim nhanh chóng có vị thế khi lãnh đạo lần lượt tham gia vào hội đồng quản trị của Docimexco, Angimex, Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, Sài Gòn Lương thực.
Nhìn lại trải nghiệm nông nghiệp của rất nhiều nhân vật đình đám trên sàn chứng khoán, TS. Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương chia sẻ: "Điều này xuất phát từ tín hiệu thị trường. Nhưng họ đang 'đánh cược' thực sự vào nông nghiệp bằng số tiền đầu tư rất lớn. Điều này cũng cho thấy nhận thức về nông nghiệp đã thay đổi, mà hơn hết là một ngành tạo ra giá trị tăng trưởng tốt".
Theo Zing News
Đại gia Việt tặng key Overwatch 60 USD để em trai mình có người chơi cùng Một game thủ Overwatch Việt Nam đã khiến cho cộng đồng cảm động khi tổ chức event tặng key, nhưng chủ yếu là để kiếm người chơi cùng em trai mình cho vui. Tính từ ngày 24/5 ra mắt đến nay, Overwatch đã trở thành tựa game online thu phí đông người chơi nhất tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới...