Tham vọng máy bay côn trùng của Mỹ
Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân Mỹ ( AFRL) đang hợp tác với Công ty Airion Health phát triển một thiết bị bay nhỏ (MAV) có thể thay đổi tốc độ và bay lượn như côn trùng, theo tạp chí Newsweek .
Một mẫu MAV đang được nghiên cứu
Loại thiết bị bay này có thể được sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát trên chiến trường hoặc quanh các căn cứ quân sự, xác định mục tiêu trước khi bộ binh hoặc máy bay khác tham chiến. Nhiệm vụ thứ hai đang được Bộ Quốc phòng Mỹ chú ý hơn trong quá trình chuẩn bị cho cuộc xung đột trong tương lai với một đối thủ có năng lực gần tương xứng.
Loại MAV này sẽ được điều khiển từ xa, giúp nó có thể thay đổi hướng bay dựa trên ý muốn của người sử dụng. Thiết bị có 2 bộ truyền động và có thể di chuyển tới lui, lên xuống và sang trái phải. Phần đầu của thiết bị có thể xoay theo những góc khác nhau để chụp ảnh và quay phim.
Video đang HOT
Những thiết bị bay có các tính năng này giúp gia tăng năng lực quan sát vì có thể bay vào không gian nhỏ, hẹp như đường hầm hoặc vào các cỗ máy lớn. “Lâu nay, không quân Mỹ chủ yếu dựa vào các máy bay lớn. Về sau này, mọi thứ bắt đầu nhỏ hơn nhiều vì đôi khi bạn muốn đến những không gian mà một chiếc F-16 không thể vào được”, Đài 9 News dẫn lời một người phát ngôn AFRL.
Theo thỏa thuận, không quân sẽ cấp phép cho Airion sử dụng một bằng sáng chế của lực lượng này để chế tạo mẫu MAV có thể bay được vào đầu năm 2022. Các quan chức AFRL cho biết điều này không đồng nghĩa mẫu MAV sẽ được hoàn thành vào thời gian đó, mà đây chỉ là cột mốc để đánh giá Airion đạt tiến triển đến đâu trong việc hoàn thành các mục tiêu theo thỏa thuận cấp phép.
Kích thước và trọng lượng của MAV không được tiết lộ nhưng đây không phải lần đầu tiên không quân Mỹ phát triển những loại thiết bị bay nhỏ cỡ này.
Hồi tháng 2, không quân đăng thông báo tìm kiếm nhà thầu cung cấp robot cầm tay có thể ném đi để kiểm tra một căn phòng hoặc khu vực xem có người xung quanh hay không. Mỗi thiết bị cần đáp ứng yêu cầu nặng khoảng 0,5 kg để binh lính có thể ném được và điều khiển từ xa. Robot này sẽ truyền dữ liệu video và âm thanh thời gian thực trong căn phòng cho người điều khiển quan sát.
Năm 2020, lực lượng tại căn cứ không quân Eglin ở Florida bắt đầu tập luyện sử dụng robot có kích cỡ như quả bóng bầu dục, có thể ném được. Thiết bị có tên Throwbot này giúp người điều khiển quan sát căn phòng và phù hợp cho các tình huống giải cứu con tin.
Robot giúp người khuyết tật mặc quần áo
Cánh tay robot có thể hỗ trợ người khuyết tật, người hạn chế khả năng vận động trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng thách thức là làm sao để nó không vô tình gây hại cho họ.
Robot có thể vô tình va phải con người nếu cả hai không cẩn thận
Theo Engadget , các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm máy tính và AI (trí tuệ nhân tạo) của MIT (MIT CSAIL) đã tạo ra thuật toán giúp robot hỗ trợ con người sinh hoạt mà vẫn đảm bảo an toàn.
Muốn mặc quần áo cho con người, robot phải học từng bước một, từ việc giữ quần áo, quan sát cử chỉ của người mặc, tránh va chạm với họ, cho đến hiểu về chất liệu quần áo. Chúng phải được lập trình với tất cả thông tin như vậy.
Tuy nhiên, trong lúc hoạt động, chỉ cần một phản ứng không cẩn thận có thể khiến robot và con người va chạm nhau, tiêu biểu là trường hợp của những robot công nghiệp vô tình làm hại các công nhân trong nhà máy.
Cũng chính vì thế, các thuật toán trước đây thường ngăn robot tiếp xúc với con người để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến vấn đề gọi là "robot đóng băng" - cũng là bài toán nan giải đối với xe tự lái. Khi cảm thấy không thể đảm bảo an toàn cho con người, robot hay các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung sẽ ngừng hoạt động và bỏ qua nhiệm vụ được đặt ra ban đầu.
Để vượt qua vấn đề đó, nhóm nhà khoa học của MIT đã phát triển thuật toán giúp robot có thể tiếp xúc an toàn với con người, hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, tránh va chạm ở mức tối thiểu.
Nghiên cứu sinh Shen Li cho biết: "Việc phát triển thuật toán ngăn tổn hại về thể chất đối với con người mà vẫn không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc là một thách thức quan trọng".
Đối với nhiệm vụ thay quần áo đơn giản, robot vẫn phải giữ áo khi con người làm những chuyện khác như kiểm tra điện thoại. Nó phải có khả năng dự đoán nhiều tình huống khác nhau. Zackory Erickson - chuyên gia của Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cho biết: "Cách tiếp cận đa diện này kết hợp lý thuyết tập hợp (set theory), dự đoán hành vi con người, các quy định bảo đảm an toàn và thường xuyên phản hồi để đánh giá mức độ an toàn trong tương tác giữa người - robot".
Nghiên cứu đang ở trong giai đoạn đầu, nhưng họ có thể áp dụng ý tưởng này vào nhiều việc khác ngoài mặc quần áo, hướng đến mục tiêu cuối cùng là khiến robot có thể hỗ trợ các hoạt động thể chất cho người khuyết tật.
Tiềm năng giúp con người bất tử của AI Giới chuyên gia đang tìm cách dùng AI để làm con người bất tử, trong đó giữ lại tính cách cá nhân của những người đã qua đời. Các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp đang tìm hiểu cách AI có thể tạo ra những phiên bản của người đã chết, không chỉ là hình ảnh cố định để người thân tưởng nhớ,...