Tham vọng đưa người lên vũ trụ của Iran
Vừa qua, việc Iran thử nghiệm đưa khỉ lên vũ trụ đã bị rất nhiều nước nghi ngờ là “đòn gió” để lòe thiên hạ. Nhưng việc Iran bắt tay vào tiến hành nghiên cứu trang phục phi công vũ trụ đã chứng minh họ thật sự nghiêm túc với vấn đề này.
Theo thông tin được công bố bởi cơ quan thông tấn chính thức của Iran – IRNA, trong buổi lễ ra mắt vệ tinh mới của Iran tổ chức ngày 04/02 tại thủ đô Tehran, Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Ahmadinejad đã cho biết, khoảng 4 – 5 năm nữa là Iran sẽ đưa được người vào vũ trụ và ông sẽ tình nguyện trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ và sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp chinh phục không gian của đất nước mình.
Trang phục phi hành gia hàng không vũ trụ là lĩnh vực rất phức tạp
Tuy vậy, tuyên bố của ông Ahmadinejad và sự kiện Iran tuyên bố đưa thành công một chú khỉ vào vũ trụ và quay về an toàn đã vị Mỹ và phương Tây nghi ngờ là “đòn gió” để lòe thiên hạ. Thế nhưng, sau khi Hãng thông tấn Pháp AFP (Agence France-Presse) cho biết, Iran đang chuẩn bị phóng 2 vệ tinh “Nahid” và “Zohreh” do Iran tự sản xuất lên vũ trụ cũng với sự việc Iran bắt đầu nghiên cứu, chế tạo trang phục phi hành gia đã chứng minh họ thật sự nghiêm túc và đủ khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử này.
“Nahid” là một vệ tinh quan sát sử dụng nguồn điện là pin dự trữ năng lượng mặt trời, công tác trong tầng khí quyển cách trái đất 250 – 370 km. “Zohreh” là một vệ tinh địa tĩnh (vận tốc quay xung quanh địa cầu ngang bằng vận tốc quay tự thân của trái đất nên quỹ đạo của cả 2 không đổi), có thể hoạt động trên quỹ đạo cách trái đất 36.000 km.
Vừa qua, Giám đốc Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Iran tuyên bố, họ đang triển khai thiết kế trang phục phi hành gia hàng không vũ trụ, đây là sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao cần đầu tư rất nhiều kinh phí và chất xám.
Hiện Iran đang có kế hoạch mua sắm trang phục của một số nước, đồng thời vẫn tiếp tục triển khai nghiên cứu để trong vòng 8 năm nữa sẽ tự chế tạo được trang phục của riêng mình. Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Iran là đơn vị chủ quản kế hoạch nghiên cứu này cùng với đơn vị hợp tác nghiên cứu là viện nghiên cứu chế tạo máy Shiraz.
Video đang HOT
Iran đã đưa thành công khỉ lên vũ trụ và trở về an toàn
Còn Cục hàng không vũ trụ Iran tuyên bố, sắp tới họ sẽ triển khai đưa thêm nhiều loại động vật vào vũ trụ để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, chuẩn bị đưa người vào vũ trụ. Kế hoạch đưa đón người lên vũ trụ sẽ được bắt đầu sau 4 năm nữa tại quỹ đạo tầm thấp của trái đất.
Theo ANTD
Mỹ và NATO thất kinh trước trình độ công nghệ quốc phòng của Iran
Ngày 2/2-2013, thông qua kênh truyền hình trung ương của mình, Iran tuyên bố đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới nhất "Kẻ chinh phục-313" (Qaher-313) gây chấn động thế giới.
Các quan chức quân sự Iran cho biết, "Qaher-313" là loại máy bay chiến đấu tàng hình một chỗ ngồi, có thể làm mù mọi loại radar, đồng thời họ cũng cho biết, đây là loại máy bay hoàn toàn do các chuyên gia hàng không vũ trụ Iran nghiên cứu chế tạo, Iran hoàn toàn tự chủ về công nghệ. "Qaher-313" được xếp vào loại máy bay chiến đấu thế hệ 5, thuộc loại tiêm kích đa năng cỡ nhỏ giống như F-35 của Mỹ. Nó có khả năng tấn công đối không và đối đất rất mạnh, có thể đồng thời đối đầu với các máy bay chiến đấu của đối phương, vừa tấn công các mục tiêu mặt đất rất hiệu quả.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm XB-70 "Valkyrie" của Công ty hàng không bắc Mỹ
Qua các bức ảnh chụp người ta có thể nhận thấy loại máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Iran được thiết kế theo công nghệ tàng hình tiên tiến, giảm thiểu diện tích phản xạ radar, ngoại hình có những đặc trưng của các loại máy bay tàng hình thế hệ 4 hoặc thế hệ thứ 5 như: được sơn một lớp sơn có tính năng hấp thụ sóng radar, thiết kế bố cục khí động học giống hình một con ngỗng, đuôi hình chữ V, ống xả của động cơ được giấu ở trong thân...
Điểm đặc biệt thu hút là cửa hút khí của "Qaher-313" nằm ở vị trí rất cao phía trên cánh phần trước máy bay, đầu mút của cánh chính phía sau có khả năng gập lại được. Kiểu thiết kế cánh cụp, cánh xòe này này không được sử dụng ở các loại máy bay thông thường mà chỉ sử dụng thiết kế các loại máy bay tốc độ siêu vượt âm. Ví dụ điển hình là loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm XB-70 "Valkyrie" của Công ty hàng không bắc Mỹ chế tạo vào thập niên 60 thế kỷ XX.
Nhìn ngang, "Qaher-313" khá giống với F-35 của Mỹ
Loại máy bay này có khả năng gập cánh trong khi bay ở tốc độ siêu âm, tầm thấp tới 25 độ; ở tốc độ siêu âm, tầm cao tới 65 độ để sản sinh ra một lực nâng giảm áp (loại lực nâng này chỉ sinh ra khi máy bay bay với vận tốc rất cao). Tuy các quan chức Iran không thông báo chi tiết về tính năng của loại máy bay này, nhưng qua kiểu dáng thiết kế cũng có thể nhận định nó là loại máy bay tàng hình, có tốc độ bay rất cao.
Khoảng chục năm trở lại đây, Iran liên tục cho ra mắt các loại vũ khí có tính năng tiên tiến như: tên lửa đạn đạo, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, xe tăng - thiết giáp. Có một số chuyên gia phân tích cho rằng, việc Iran liên tiếp ra mắt các loại vũ khí trang bị đơn thuần chỉ là những thủ đoạn chính trị. Mấy năm gần đây, Iran luôn bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận vì vấn đề vũ khí hạt nhân.
Nhìn trực diện"Qaher-313" lại giống với F-22
Mỹ và đồng minh, thông qua các cuộc diễn tập quân sự đã bắn tín hiệu chiến tranh đến Iran. Việc Iran chọn đúng những thời điểm nhạy cảm để công khai các vũ khí hiện đại chỉ là gây áp lực với Mỹ và NATO, các loại vũ khí này chỉ là các mô hình, không có khả năng thực chiến. Ngay cả loại máy bay chiến đấu này cũng không phải là ngoại lệ vì Iran chưa có khả năng chế tạo máy bay tàng hình, mà "Qaher-313" có thiết kế rất thô, tỷ lệ kết cấu không cân đối nên hoàn có thể chỉ là một mô hình phóng đại.
Phương Tây cho rằng, việc Iran ra mắt các sản phẩm mô hình giả tạo không phải là chưa có tiền lệ. Tháng 12 năm ngoái, Iran đã mang ra diễu hành một loại tên lửa thế hệ mới, tuy nhiên loại tên lửa này được chuyên chở trên một xe vận tải hạng nặng, phần thùng xe bị che kín mít bằng một tấm vải hoa sặc sỡ trên có in hình tên lửa. Các chuyên gia Mỹ và phương Tây cho rằng trên xe chẳng có loại tên lửa nào hết, chẳng qua Iran tung chiêu hỏa mù để lòe thiên hạ mà thôi.
Nhìn từ trên xuống dưới nó có thiết kế tương đối dẹt, giảm góc cạnh, đây là thiết kế điển hình của các loại máy bay chiến đấu tàng hình
Thế nhưng, cũng có một luồng thông tin khác cho rằng, Iran hoàn toàn có khả năng chế tạo ra máy bay tàng hình, "Qaher-313" đúng là một máy bay chiến đấu có khả năng tác chiến thực sự. Nhận định này cũng nhận được sự đồng tình của rất nhiều chuyên gia công nghệ trên thế giới. Họ đã đưa ra một số sự việc tiêu biển làm dẫn chứng.
Vào đầu tháng 1 năm nay, Iran đã làm kinh ngạc cộng đồng quốc tế khi cho ra mắt máy bay trực thăng vũ trang quốc nội mang tên "Cuồng phong-2". Đây là loại trực thăng chiến đấu được chế tạo theo công nghệ hiện đại, có khả năng tấn công rất chính xác, là kết tinh của những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới về vũ khí, thiết bị điện tử và laser do người Iran tự lực chế tạo. Mặc dù có thể nó chưa sánh được với loại trực thăng tấn công hàng đầu thế giới của Mỹ là Cobra nhưng ít nhất nó cũng cho thấy Iran đủ khả năng sản xuất các loại trực thăng vũ trang hiện đại.
Loại tên lửa mà Mỹ và phương Tây cho rằng đó là sản phẩm mô hình
Nhận định này hoàn toàn không phải không có cơ sở, thực tế đã nhiều lần chứng minh khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới của Iran. Khả năng can thiệp vào hệ thống chỉ huy điều khiển của các loại máy bay không người lái Mỹ đã được kiểm chứng thông qua việc Iran đã từng bắt sống 2 UAV của Mỹ. Để làm được việc này, các chuyên gia công nghệ Iran phải có đủ trình độ xây dựng và phá hoại các chương trình điều khiển, dẫn đường; có khả năng can thiệp và cướp quyền điều khiển của các trung tâm chỉ huy UAV Mỹ. Đây là điều không nhiều nước có thể làm được.
Cánh đuôi của "Qaher-313" có khả năng gập lại,
điều này chỉ thấy ở các máy bay có tốc độ siêu vượt âm.
Vừa qua việc Iran phóng thành công một con khỉ lên vũ trụ và trở về an toàn đã cho thấy người Iran đã làm chủ công nghệ tiên tiến nhất về hàng không vũ trụ. Qua sự kiện này, có thể khẳng định, các kỹ sư hàng không vũ trụ của họ đủ khả năng chế tạo được loại máy bay tàng hình "Qaher-313". Nếu đúng đây là một loại máy bay chiến đấu tàng hình, thực sự có khả năng tác chiến thì Iran sẽ tiếp bước Mỹ, Nga và Trung Quốc trở thành nước có khả năng độc lập nghiên cứu, chế tạo thành công máy bay tàng hình. Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo ANTD
Nga dự định thay thế tàu vũ trụ Soyuz Trên Website của Agence France-Presse đã đăng tải một thông tin về kế hoạch thay thế tàu vũ trụ Soyuz của Nga. Cục hàng không vũ trụ Liên Bang Nga vừa công bố hạng mục quy hoạch đầu tư có trị giá 69 tỉ USD nhằm mục đích phát triển một loại tàu vũ trụ vận tải mới để đến năm 2020 sẽ...