Tham vọng của Trung Quốc qua việc gia tăng chi tiêu quân sự
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc liên tục tăng ở mức 2 con số, đi ngược với chiều hướng suy giảm GDP nước này (7.4% năm 2014- mức thấp nhất trong gần một phần tư thế kỷ qua).
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc năm 2015 sẽ tăng 10.1% (886.9 triệu NDT (141.45 triệu USD) so với năm ngoái, với kế hoạch hiện đại hóa vũ khí công nghệ cao.
Dự toán ngân sách quốc phòng của Trung Quốc ở mức 10.1% đã được Tân Hoa Xã dẫn từ báo cáo ngân sách chính phủ công bố ngày 5/3 tại phiên khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (NPC) và nằm trong mức tăng chi tiêu chung của chính phủ năm 2015. “Là một nước lớn, Trung Quốc cần sức mạnh quân sự để có thể bảo vệ an ninh quốc gia và nhân dân của mình. Ngoài ra, chúng tôi phải tăng cường bảo vệ cán bộ, chiến sĩ của mình,” Bà Phó Oánh, phát ngôn viên của NPC cho biết ngày 3/3. “Nhưng về cơ bản, chính sách quốc phòng của Trung Quốc mang tính chất phòng vệ”, bà cho biết thêm.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 12.2% trong năm 2014 lên khoảng 132 triệu USD, chỉ đứng sau Mỹ. Nhiều quan chức quốc phòng nước ngoài và các chuyên gia nói rằng, chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc có thể lên đến gấp đôi con số chính thức. Riêng Lầu Năm Góc ước tính con số thực chi sẽ còn cao hơn khoảng 40-50% số tiền nói trên bởi ngân sách quốc phòng này không bao gồm việc nhập khẩu các loại vũ khí hiện đại cũng như nghiên cứu và phát triển các chương trình vũ khí quan trọng của Trung Quốc.
Hiện đại hóa và ổn định nội bộ quân đội
Mức tăng dưới 10% sẽ có khả năng “không đủ” để đáp ứng các mục tiêu hiện đại hóa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), Ni Lexiong – người đứng đầu cơ quan nghiên cứu chính sách quốc phòng quốc gia tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hảicho biết.
Trung Quốc đang tìm cách cải thiện điều kiện cho quân đội trong bối cảnh chi phí lao động tăng cao và cạnh tranh với khu vực tư nhân để giành lấy các sinh viên là thủ khoa trong các ngành khoa học và công nghệ. Đồng thời, sự cần thiết cho các loại vũ khí ngày càng phức tạp hơn cũng làm tăng chi phí quân sự, với sự bổ sung của tàu sân bay, việc triển khai các máy bay chiến đấu tàng hình nguyên mẫu và tên lửa hành trình bay nhanh hơn tốc độ âm thanh.
Chen Zhou, một nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học quân sự và là đại biểu quốc hội Trung Quốcchia sẻ vớiBeijing News rằng quân đội Trung Quốc cần phải tăng chi tiêu của nó bởi vì nước này đang tích cực tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế và các chiến dịch chống khủng bố.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia về quân sự của Trung Quốc cũng nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình cần duy trì chi tiêu quân sự ở mức cao như vậy một phần là để đảm bảo sự trung thành của các tướng lĩnh sau chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” đã khiến nhiều tướng lĩnh bị bắt giam kể từ đầu năm 2014.
Tuần này, quân đội Trung Quốc vừa thông báo rằng đã bắt giam 14 tướng lĩnh, trong đó, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố tiến hành điều tra với ông Quách Chính Cương, Phó Chính ủy Quân khu Triết Giang, người vừa được thăng chức Thiếu tướng vào tháng 1/2015.
Trong khi đã dấy lên tâm lí lo sợ trong giới quan chức Trung Quốc, thì chiến dịch chống tham nhũng cũng giúp giảm bớt các khoản “lỗ” do tham nhũng và loại bỏ nhiều cán bộ và tướng lĩnh “yếu kém”, chuyên gia Ni cũng chia sẻ.
Video đang HOT
Tham vọng của Trung Quốc
Dù tuyên bố có “chính sách quân sự phòng vệ”, Chủ tịch Tập Cận Bình, người đứng đầuQuân ủy trung ương (CMC), cơ quan kiểm soát lực lượng vũ trang Trung Quốc 2,3 triệu người trước đó đã rung lên tiếng chuông cảnh báo đối với các quốc gia trong khu vực và Mỹ bằng việc đẩy mạnh các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp và đào tạo quân đội nước này tập trung vào “chiến đấu và chiến thắng các cuộc chiến tranh.”
Trên Biển Đông, Trung Quốc hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Đài Loan. Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với Nhật bản xung quanh quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Trên biển Hoàng Hải, Trung Quốc tranh chấp với Hàn quốc về phạm vi vùng đặc quyền kinh tế, trong đó có đảo đá Socotra (Hàn Quốc gọi là Leodo, Trung Quốc gọi là Tô Nham).
Trong khi Bắc Kinh giữ bí mật các chi tiết chi tiêu quân sự của mình, các chuyên gia đã cho biết kinh phí bổ sung có khả năng sẽ đi theo hướng tăng cường lực lượng hải quân với các tàu chống tàu ngầm và phát triển tàu sân bay, vượt ra ngoài số lượng một tàu duy nhất đang hoạt động.
Một báo cáo của Lầu Năm Góc về quân sự của Trung Quốc dự đoán 2014 rằng trong vài năm tới Trung Quốc sẽ tập trung vào việc phát triển khả năng quân sự bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân tên lửa, tàu sân bay, máy bay trên không và máy bay chiến đấu tàng hình, cũng như chiến tranh mạng.
Các nước láng giềng lo ngại
Gần hai thập kỷ với mức tăng trưởng hai con số trong chi tiêu quân sự đã tăng cường đáng kể sức mạnh của Trung Quốc. Điều này đã khiến các nước láng giềnglo ngại, đặc biệt là trong vòng 4 năm qua khi Trung Quốc đưa ra một lập trường mạnh mẽ hơn về tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Các quốc gia láng giềng đã có nhiều nỗ lực để thu hẹp khoảng cách quân sự với Trung Quốc thông qua mua sắm vũ khí và đẩy mạnh hợp tác quân sự, đặc biệt là mối quan hệ với Mỹ, siêu cường đang có chính sách xoay trục về châu Á.
Nhật Bản đã tăng mức ngân sách quốc phòng lên 2,8% trong năm 2015 lên con số kỷ lục là 42 tỷ USD và là mức tăng trong 3 năm liên tiếp sau 11 năm liên tục giảm chi tiêu quốc phòng cho đến khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền năm 2012. Nhật Bản đã đặt ưu tiên mua các loại máy bay và tàu thủy để sẵn sàng ứng chiến trong các vụ tranh chấp trên biển.
Tổng thư ký nội Tokyo của Yoshihide Suga nói với các phóng viên: “Các quốc gia trong đó có Nhật Bản đang rất quan tâm đến sự tăng tính minh bạch trong chính sách quốc phòng của Trung Quốc, bao gồm cả chi tiêu quốc phòng, cũng như khả năng quân sự của họ.”
Ấn Độ, nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, trong những năm gần đây cũng đã tăng ngân sách quốc phòng trong năm nay lên 11% đạt mức 40 tỷ USD và phần lớn trong số này là cho lực lượng Hải quân và Không quân. New Delhi đã bày tỏ mối quan ngại không chỉ về tranh chấp biên giới trên đất liền với Trung Quốc, mà còn về sự hiện diện ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Philippines đã đặt hàng nhiều chiến đấu cơ của Hàn Quốc, trị giá khoảng 410 triệu USD, đồng thời dành ra gần 1,8 tỷ USD để mua sắm, cải tiến các khí tài hạng nặng trong hai năm tới.
Tại Washington, ông David Helvey, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách Đông Á, trong phiên điều trần ở Thượng viện đã cho biết “Chúng tôi vẫn lo ngại trước sự thiếu minh bạch về quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc và hành vi ngày càng quyết đoán của họ trên biển cả”.
Quân sự đang trở thành một phương diện trọng yếu phản ánh sức mạnh cường quốc cũng như mong muốn thể hiện mình của Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh các căng thẳng tranh chấp lãnh thổ của nước này đang gia tăng.
Theo Tổ Quốc
Quân đội Trung Quốc tiêu tiền khủng khiếp như thế nào?
Mặc dù ngân sách QP của TQ ở mức cao nhưng một phần trong đó phải dùng để nuôi lực lượng quân đội thường trực khổng lồ, ngân sách phát triển vũ khí vẫn hạn chế.
Trung Quốc hiện là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới, với con số chính thức năm nay vào khoảng 131 tỷ USD, tăng 12% so với năm ngoái. Trong 2 thập niên qua, hầu như năm nào ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng có mức tăng 2 con số. Điều này trái ngược với việc ngân sách quốc phòng của nhiều cường quốc khác, trong đó có cả Mỹ, bị cắt giảm trong những năm gần đây vì khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không phải chỉ toàn màu hồng.
Biểu đồ tăng theo từng năm của ngân sách quốc phòng chính thức do chính phủ Trung Quốc công bố
Một số chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về chi phí cho quốc phòng từ sau năm 2035
Ngân sách quốc phòng của một quốc gia có thể được chia thành 3 hạng mục chính. Thứ nhất là chi phí nghiên cứu, phát triển và mua sắm vũ khí, trang thiết bị mới. Thứ hai là chi phí nhân lực; bao gồm tiền lương, trợ cấp, các chính sách phúc lợi cho thành viên của quân đội. Và cuối cùng chi phí hoạt động, huấn luyện, vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị hiện có.
Ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2010 là khoảng 683 tỷ USD, trong đó, số tiền chi cho những hạng mục trên lần lượt là 220, 180 và 283 tỷ USD, chiếm các tỷ lệ 32%, 27% và 41%. Đáng chú ý là ngân sách này bao gồm chi phí cho các hoạt động chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, nghĩa là phần ngân sách cho hạng mục thứ 3 sẽ cao hơn mức thông thường trong thời bình. Nếu không phải chi cho hoạt động chiến tranh, một phần kinh phí có thể được chuyển sang cho mục đích phát triển và mua vũ khí. Nhìn chung, phần ngân sách dùng cho hạng mục này thường chiếm 1/3 tổng ngân sách quốc phòng.
Theo thông tin chính thức của Trung Quốc, trong cơ cấu ngân sách quốc phòng của nước này, tỷ lệ dành cho 3 hạng mục cũng ở mức gần bằng nhau. Tuy nhiên, đó là tính theo nhân dân tệ. Để so sánh chính xác hơn cần chuyển về giá trị đồng USD Mỹ. Và theo một số nhà phân tích phương Tây, với cách tính này thì phần ngân sách cho nhân lực chiếm đến hơn 50% tổng ngân sách, còn ngân sách cho phát triển, mua sắm vũ khí mới chỉ còn hơn 20%. Có một số nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trên.
Các chi phí cho nhân lực hầu hết được trả bằng nhân dân tệ, do đó được chuyển đổi sang giá trị đồng USD sử dụng nguyên tắc sức mua tương đương (PPP). Trong khi đó, một phần các chi phí cho 2 mục đích còn lại phải được trả trực tiếp bằng đồng USD, do đó được chuyển đổi thông qua tỷ giá ngoại tệ.
Như đối với chi phí hoạt động, huấn luyện...thì một phần lớn là chi phí nhiên liệu, trong khi đó Trung Quốc hiện phải nhập khẩu phần lớn dầu mỏ và trả bằng USD Mỹ. Đối với phần ngân sách cho hạng mục nghiên cứu, trang bị vũ khí mới, Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung bên ngoài cho các loại vũ khí công nghệ cao. Và tất nhiên khi mua những vũ khí này, Trung Quốc phải trả bằng ngoại tệ. Ngay cả đối với những vũ khí được cho là do Trung Quốc tự sản xuất được thì những linh kiện, bộ phận quan trọng cũng phải nhập từ nước ngoài, cho dù là hợp pháp hay phi pháp.
Quan chức Mỹ trưng bày những bộ vi xử lý có thể chịu đựng xung điện từ mà tình báo Trung Quốc tìm cách đưa lậu ra ngoài nước Mỹ
Nói cách khác, tuy Trung Quốc có ngân sách quân sự lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng nước này lại khác biệt so với những cường quốc khác ở 2 điểm. Thứ nhất, nước này vẫn là một nước đang phát triển, mức sống thấp so với những nước công nghiệp khác. Thứ hai là dù trực tiếp hay gián tiếp, quân đội Trung Quốc về cơ bản vẫn phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí, trang thiết bị từ bên ngoài.
Đa số động cơ diesel trang bị cho tàu chiến nổi và tàu ngầm Trung Quốc được thiết kế hoặc chế tạo tại Châu Âu
Việc Trung Quốc phải chi một khoản ngân sách lớn để "nuôi quân" không phải là một điều bất ngờ, vì nước này hiện vẫn đang duy trì một lực lượng quân đội thường trực đông nhất thế giới, với gần 2,3 triệu người. Mặc dù trong thời gian qua, Trung Quốc đã cắt giảm bớt quy mô quân đội nhưng chi phí dùng để nuôi quân vẫn tăng lên. Đó là vì các khoản lương bổng, phúc lợi cũng phải được tăng lên đáng kể so với mặt bằng mức sống chung của xã hội để thu hút và giữ chân những quân nhân có trình độ cao.
Những người vừa tốt nghiệp đại học có thể được nhận khoản trợ cấp 3.500 USD nếu tự nguyện gia nhập quân đội. Ngoài ra, lương của quân nhân, đặc biệt là hạ sĩ quan chuyên nghiệp, cũng thường xuyên được tăng. Như trong năm 2011, mức tăng lương và phụ cấp của hạ sĩ quan trong một số trường hợp có thể lên đến 40%.
Việc nghiên cứu và phát triển vũ khí thường kéo dài, có thể lên đến 20 năm, do đó để đánh giá chính xác tiềm năng trang bị vũ khí trong tương lai, cần xem xét tổng ngân sách chi cho hoạt động này trong một thời gian dài. Theo dự báo của viện nghiên cứu RAND của Mỹ, trong vòng 22 năm, từ 2003 đến 2025, tổng ngân sách dành cho nghiên cứu, phát triển và mua vũ khí mới của Trung Quốc sẽ là 598 tỷ USD, đã có điều chỉnh cho mức lạm phát. Trong khi đó, cũng trong 22 năm từ 1981 đến 2003, Mỹ chi tổng cộng 2.700 tỷ USD cho hạng mục này, gấp 4,5 lần của Trung Quốc.
Như vậy, mặc dù ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đang ở mức rất cao, và được dự đoán sẽ tiếp tăng tăng nhanh trong tương lai nhưng một phần lớn ngân sách đó phải được dùng để nuôi một đội quân thường trực khổng lồ. Bên cạnh đó, hiệu quả của ngân sách dùng cho phát triển, trang bị vũ khí mới vẫn bị hạn chế vì Trung Quốc vẫn chưa thể tự cung cấp nhiều loại công nghệ cao cấp và phức tạp.
Theo Đại Lộ
Chuyên gia Mỹ: Cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ vẫn thừa sức 'đè' Trung Quốc Một viện nghiên cứu chính sách hàng đầu của Mỹ đã bác bỏ lo ngại đến từ các đồng minh châu Á, và cả các nghị sĩ Mỹ, rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng, cộng với tình trạng bất ổn tại châu Âu và Trung Đông, sẽ khiến ảnh hưởng của Washington tại châu Á suy yếu. Đội tàu sân bay...