“Tham vọng của Trung Quốc không dừng lại sau phán quyết từ PCA”
Chuyên gia Pháp Daniel Schaeffer cho rằng, Trung Quốc sẽ bất chấp luật pháp quốc tế để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) công bố phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về “ Đường lưỡi bò” ở Biển Đông, chiều 12/7, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Pháp đã có cuộc phỏng vấn Tướng Daniel Schaeffer, cựu Tùy viên quân sự của Pháp tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, một trong những chuyên gia hàng đầu tại Pháp về địa chính trị ở Biển Đông.
Tướng Daniel Schaeffer – một trong những chuyên gia hàng đầu tại Pháp về địa chính trị ở Biển Đông.
PV: Thưa ông Daniel Schaffeur! Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) đã công bố phán quyết bác bỏ cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, và cho rằng Trung Quốc đã “vi phạm các quyền chủ quyền” của Philippines. Là một chuyên gia trong lĩnh vực này, ông suy nghĩ thế nào về sự việc trên?
Tướng Daniel Schaeffer: “Đây là mối quan tâm của tôi từ khi tôi nghiên cứu về tham vọng và đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong vụ kiện này, Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết đúng đắn. Trên phương diện luật quốc tế, phán quyết này đúng đắn bởi nó chứng minh rằng không một nước nào có thể làm bất cứ điều gì để phục vụ cho tham vọng chủ quyền trên biển của mình và vi phạm chủ quyền của quốc gia khác bất chấp luật pháp quốc tế. Phán quyết cho thấy rõ những công ước quốc tế đã được lập ra và các nước ký kết thì phải được tôn trọng.
PV: Ông có thể đưa ra những dự báo về phản ứng của Trung Quốc và về dư luận quốc tế trước phán quyết này?
Tướng Daniel Schaeffer: “Theo tôi, Trung Quốc sẽ vẫn duy trì quan điểm bác bỏ phán quyết đã đưa ra. Họ sẽ tiếp tục cố gắng tăng cường những toan tính của mình tại Biển Đông và đặc biệt là cố gắng xâm lấn bãi Scarborough, chống Philippines.
Video đang HOT
Nhưng, với những phán quyết của PCA về bãi Scarborough và chủ quyền được công nhận hoàn toàn của Philippines với bãi đá này, tôi cho rằng vấn đề không chỉ liên quan tới Philippines.
Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines chỉ giới hạn tới bãi Scarborough.
Vấn đề là cho tới nay, tranh cãi chủ quyền trên một số đảo ở Trường Sa vẫn chưa chấm dứt và một số đảo của nó vẫn nằm trong tham vọng chủ quyền, đưa vào khu vực kinh tế đặc biêt. Bởi vì việc Trung Quốc đòi chủ quyền tại Trường Sa là không chính đáng…
Một cách tự nhiên, Việt Nam kế thừa chủ quyền từ lâu thực dân Pháp – lực lượng đã chiếm giữ từ năm 1930 và khẳng định chủ quyền vào năm 1933 với 6 trong số các đảo ở đây.
Hiện tại, người ta thấy những yêu sách về chủ quyền các đảo ở Trường Sa vẫn chưa hề chấm dứt. Điều đó có nghĩa là sự phán quyết vừa rồi không chỉ liên quan tới Philippines mà còn liên quan đến tất cả các quốc gia ven bờ Biển Đông. Bởi một khi “Đường 9 đoạn” được một tòa án quốc tế chính thức khẳng định là bất hợp pháp, thì dù Trung Quốc có khăng khăng khẳng định yêu sách đường lưỡi bò thì Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei vẫn có thể khẳng định trên cơ sở luật pháp quốc tế chủ quyền về toàn bộ khu vực đặc quyền kinh tế của mình, tất nhiên là theo quy định. Đó là trên phương diện khu vực.
Tiếp đó, trên phương diện quốc tế, điều đó có nghĩa là tòa PCA đã khẳng định về mặt pháp lý và gián tiếp quyền tự do đi lại hoàn toàn của tầu bè thương mại và tầu chiến trong một vùng biển thuộc quốc tế, chứ không thể là một cái “ ao nhà” của Trung Quốc.”
PV: Ông có thể nêu những đánh giá cá nhân về những hệ quả và tác động của phán quyết này?
Tướng Daniel Schaeffer: “Đánh giá của cá nhân tôi, như tôi đã nói, là Trung Quốc sẽ duy trì tham vọng của mình, sẽ duy trì việc phủ nhận tính hợp pháp của phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế ở PCA, sẽ tiếp tục khuếch trương quyền lực, bao gồm việc tăng cường hoạt động hải quân tại khu vực.
Theo bản tin đài phát thanh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố, Trung Quốc không tìm cách khiêu khích ở Biển Đông, nhưng nếu ai đó làm như vậy, Trung Quốc sẽ không để bị uy hiếp. Tôi có thể nói, dù sao Trung Quốc cũng đang thoái lui một chút, hay đúng hơn là tạm ngưng hoạt động của mình. Và Trung Quốc đang suy nghĩ về cách thức tiếp tục tiến hành các hoạt động trong khu vực này.
Tôi cũng cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục ở lại khu vực này để bảo đảm rằng luật pháp quốc tế phải được tôn trọng.
Tôi hết sức lo ngại trước ban lãnh đạo chính phủ mới ở Philippines do ông Rodrigo Duterte đứng đầu và Ngoại trưởng mới muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc so với thời chính phủ Acquino. Với người Trung Quốc, một khi đã đặt được một chân vào cửa, họ sẽ bước được hẳn vào.
PV: Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này.
Theo VOV
Người Trung Quốc đòi tẩy chay xoài, chuối Philippines
Người dùng mạng xã hội Trung Quốc đòi hủy du lịch, tẩy chay hàng nhập khẩu từ Philippines như xoài, chuối khô sau khi Tòa Trọng tài bác "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
Xoài là một mặt hàng bị người dùng mạng xã hội Trung Quốc đòi tẩy chay. Ảnh:Science
Theo Straits Times, một số người kêu gọi chính phủ áp lệnh trừng phạt kinh tế Philippines như một hình thức trả đũa, để cho thấy cái gọi là "sức mạnh" Trung Quốc, đất nước 1,4 tỷ dân.
Những khẩu hiệu như "nếu bạn muốn ăn xoài, hãy mua của Thái Lan" và "Hãy để người Philippines chết đói", đang được lan truyền rộng rãi trên trang mạng xã hội Weibo. "Nếu bạn yêu Trung Quốc, đừng mua đồ nhập khẩu từ Philippines", BBC dẫn một bình luận viết.
"Tôi sẽ ăn xoài khô Quảng Tây, uống cà phê Vân Nam và ăn sầu riêng Hải Nam. Dù sao thì quan điểm của tôi là đảm bảo để tiền của tôi ở trong Trung Quốc", một bình luận khác cho biết.
Nắm lấy cơ hội marketing, một số người bán hàng trên trang thương mại điện tử Taobao cho biết họ rút các sản phẩm Philippines như xoài khô khỏi giá hàng và hối thúc khách hàng mua sản phẩm tương tự sản xuất ở địa phương.
Sophia Chen, 34 tuổi, người Thượng Hải, nói cô đưa Philippines khỏi danh sách du lịch. "Những đảo và vùng biển xung quanh chúng chắc chắn thuộc về Trung Quốc, vì vậy tôi sẽ không đến Philippines trong tương lai gần", nhân viên quản lý cấp cao này nói.
Tuy nhiên, một số công dân nói họ cảm thấy tranh chấp ngoại giao không liên quan gì đến họ. Tony Lai, 32 tuổi, doanh nhân khởi nghiệp nói: "Tôi xem tin tức, nhưng điều này chẳng liên quan đến cuộc sống hay công việc của tôi. Tôi không quan tâm lắm".
Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ở The Hague, Hà Lan hôm 12/7 tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". Tòa Trọng tài cho rằng yêu sách của Trung Quốc đi ngược lại với UNCLOS, đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho nước này.
Phán quyết của Tòa Trọng tài đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước trên thế giới. Trong khi Nhật Bản và Australia khẳng định đây là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines, Mỹ kêu gọi các bên liên quan tránh hành động khiêu khích, đồng thời tôn trọng phán quyết từ Tòa Trọng tài đưa ra. Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết về yêu sách "đường lưỡi bò" Trung Quốc đưa ra ở ở Biển Đông, đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Trọng Giáp
Theo VNE
Các chiêu bài đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc Trung Quốc có thể tìm mọi biện pháp trên các mặt trận tuyên truyền, kinh tế và cả quân sự để chống lại phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" của Tòa Trọng tài. Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc diễn tập phóng tên lửa ở Biển Đông. Ảnh:Chinanews Phán quyết của Tòa Trọng tài bác bỏ quyền lịch sử trong "đường...