Tham vọng của Trump và giá đắt nước Mỹ phải trả
Mỹ đã phải trả giá đắt. Việc lật ngược JCPOA làm Mỹ bị cô lập ngày càng tăng trên thế giới bởi đi ngược lợi ích và đối nghịch với quan điểm của đại đa số các quốc gia trên thế giới, lại còn ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến lợi ích chính đáng của các nước này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đúng như đã được tuyên cáo từ trước, Mỹ áp dụng từ ngày 5.11.2018 gói biện pháp tiếp theo trừng phạt Iran và trở lại hoàn toàn chính sách đôi với Iran như trước khi có thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran, được gọi là Kế hoạch hành động tổng thể chung (JCPOA).
JCPOA được ký kết năm 2015 giữa Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức với Iran nhằm giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân của Iran và đã được HDBA LHQ phê chuẩn. Tổng thống Mỹ Donald Trump từ khi còn vận động tranh cử tổng thống ở Mỹ đã luôn coi việc người tiền nhiệm ký kết JCPOA là sai lầm, coi bản thân thoả thuận là tồi tệ nhất đối với nước Mỹ và cam kết sẽ lật ngược nó. Với việc áp dụng gói biện pháp trừng phạt Iran mới nói trên, ông Trump hoàn tất quá trình rút nước Mỹ ra khỏi JCPOA. Ở gói biện pháp trừng phạt Iran trước, Mỹ nhằm vào cắt mọi khả năng Iran tiếp cận đồng USD và trên thực tế đã gây khó khăn lớn cho Iran do làm cạn kiệt nguồn ngoại tệ của Iran, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định giá trị đồng bản tệ của Iran.
Lần này, Mỹ nhằm vào xuất khẩu dầu lửa của Iran và thanh toán của Iran với bên ngoài, có khác biệt rất cơ bản so với trước khi có JCPOA là nhằm vào cả những nước, doanh nghiệp và cá nhân tiếp tục hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại với Iran. Tuy nhiên, ở giai đoạn ban đầu này, phía Mỹ coi 8 nước là ngoại lệ, trong đó có những nước nhập khẩu dầu lửa nhiều nhất của Iran như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc hay Nhật Bản (nhiều thứ 6) hoặc vì lý do và lợi ích khác quan trọng đối với Mỹ như Iraq hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Trump và cộng sự coi những biện pháp chính sách này là cách “gây áp lực tối đa”đối với Iran, tin rằng cứ gia tăng áp lực, tức là gây khó dễ như có thể được, đối với Iran thì rồi sớm hay muộn nhà nước Hồi giáo này ở vùng Vịnh cũng sẽ phải chịu khuất phục và đáp ứng cả 12 điều kiện của Mỹ. Tham vọng lớn của ông Trump và cộng sự là không chỉ giải quyết lại vấn đề hạt nhân của Iran, dứt điểm và vĩnh viễn chứ không phải nhất thời, mà còn cả vấn đề chương trình tên lửa của Iran và buộc Iran phái thay đổi chính sách đối ngoại và an ninh ở khu vực theo hướng mong muốn của Mỹ.
Video đang HOT
Trong thực chất, Mỹ nhằm mục tiêu tước bỏ mọi con chủ bài chiến lược của Iran, đồng thời còn áp đặt đường lối chính sách đối ngoại và an ninh cho Iran, tức là ngoài vấn đề hạt nhân và tên lửa của Iran, ông Trump và cộng sự còn chủ ý xử lý luôn và hộ cho những đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ ở khu vực quan hệ của các nước này với Iran. Cũng chính vì thế mà sẽ chẳng có chuyện chính thể hiện tại ở Iraq chấp nhận những điều kiện tiên quyết của Mỹ, chấp nhận đàm phán lại với Mỹ. Cũng chính vì thế mà đối địch và căng thẳng tới đây sẽ lại gia tăng giữa Mỹ và Iran cũng như giữa những đồng minh chiến lược và đối tác thân cận của Mỹ ở khu vực này với Iran. Hiện tại không ẩn hiện triển vọng ông Trump và cộng sự có thể thực hiện được tham vọng lớn này.
Trong khi đó, Mỹ đã phải trả giá đắt. Việc lật ngược JCPOA làm Mỹ bị cô lập ngày càng tăng trên thế giới bởi đi ngược lợi ích và đối nghịch với quan điểm của đại đa số các quốc gia trên thế giới, lại còn ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến lợi ích chính đáng của các nước này. EU xưa nay đồng hành với Mỹ trong quan hệ với Iran thì nay không còn tiền hô hậu ủng Mỹ, thậm chí lại còn co cụm với Nga và Trung Quốc để duy trì quan hệ hợp tác với Iran, bảo vệ lợi ích chính đáng của Iran nhằm khích lệ Iran tiếp tục tuân thủ và thực hiện JCPOA. Chính sách của Mỹ trừng phạt Iran khích lệ các đối tác cùng nhau thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình “phi đô la hoá” và sử dụng những đồng tiền khác trong quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và hoạt động đầu tư với nhau.
Những người tiền nhiệm của ông Trump trong suốt nhiều thập kỷ đã thực thi chính sách thù địch và trừng phạt Iran nhưng rồi đều đâu có khuất phục được Iran và cản trở đáng kể Iran phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân. Và rồi nữa, Mỹ tiền hậu bất nhất như thế thì làm dao còn đáng được tin cậy trên thế giới và sẽ có những đối tác nào đây giờ sẵn sàng đàm phán và thoả thuận với Mỹ khi thấy rằng Mỹ rồi sẵn sàng lật ngược thoả thuận bất cứ lúc nào ?
Theo Danviet
Phản ứng của người Iran trong ngày Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt
Ngày 5/11, người biểu tình tập hợp bên ngoài toà nhà, nơi từng là đại sứ quán Mỹ tại Iran vào thời điểm các lệnh trừng phạt của Mỹ lên Tehran chính thức có hiệu lực.
Theo CNN, ngày 5/11, những người biểu tình đổ về trung tâm thủ đô Tehran trong một cuộc vận động hàng năm, kỷ niệm cuộc đột kích năm 1979 của các sinh viên Iran vào đại sứ quán Mỹ.
Người Iran tham gia biểu tình phản đối Mỹ. (Ảnh: CNN)
Cuộc biểu tình diễn ra vào đúng thời điểm các lệnh trừng phạt Mỹ tái áp đặt lên Iran sau khi rút khỏi thoả thuận hạt nhân có hiệu lực. "Mọi người tập trung tại đây để đối đầu với nước Mỹ" - một người biểu tình cho biết. "Người Mỹ khác với nhà nước Mỹ. Đúng là các lệnh trừng phạt đã gây áp lực cho những người dân vô tội của chúng tôi, nhưng chúng tôi quá kiên cường và sẽ vượt qua những khó khăn này" - người biểu tình nói.
Ngày 5/11, Mỹ tái áp đặt tất cả các lệnh trừng phạt chống Iran đã từng được dỡ bỏ trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015, với một số miễn trừ tạm thời. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/11 nói đó là những lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhất mà Mỹ từng đưa ra.
Sau khi nhắm đến các ngành ô tô và hàng không vào tháng 8, các lệnh trừng phạt ngày 5/11 nhắm đến ngành dầu khí, ngành vận chuyển và ngân hàng của Iran. Mục đích cuối cùng của các lệnh trừng phạt, theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, là khiến lượng xuất khẩu dầu của Iran trở về bằng con số không.
Tổng thống Trump nói ông hy vọng siết chặt trừng phạt sẽ buộc chính phủ Iran phải đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015, thỏa thuận từng gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế với Iran, đổi lại nước này phải ngừng làm giàu uranium.
Tháng 5/2018 ông Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, dù Bộ Ngoại giao Mỹ chứng nhận Iran tuân thủ thỏa thuận. Tổng thống Mỹ cho rằng đây là một thỏa thuận "khủng khiếp, chỉ nghiêng về một phía và đáng nhẽ ra không bao giờ, không bao giờ nên được hình thành."
Động thái của Mỹ khuấy động phản ứng mạnh mẽ từ các công ty quốc tế, bao gồm những công ty lớn châu Âu như Total và Airbus và từ Iran. Giá trị đồng Riyal của Iran giảm mạnh khoảng 70%, lạm phát tăng vọt sau quyết định của Tổng thống Mỹ
Video: Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên hàng loạt cá nhân và công ty Iran
Iran không xa lạ gì với các lệnh trừng phạt, nhưng lần này tuyên bố không muốn đàm phán với Mỹ. Tổng thống Donald Trump trong những tháng gần đây nói sẵn sàng tổ chức đối thoại với giới lãnh đạo Iran vào bất cứ lúc nào, song lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei công khai cấm "bất cứ cuộc đối thoại nào" với Mỹ.
Theo một số nhà phân tích, đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân sẽ là sự thừa nhận thất bại của thỏa thuận trước, dù Iran vẫn tiếp tục tuân thủ phần của mình.
"Tôi nghĩ nhiều người hiểu rằng chính phủ Rouhani hoặc không chịu trách nhiệm cho các lệnh trừng phạt hoặc chỉ chịu phần nhỏ trách nhiệm" - nhà phân tích Iran Hamid Mousavi nói. "Iran đã ở trong thỏa thuận hạt nhân ngay cả khi Mỹ quyết định rút, nên nhiều người Iran không thực sự hiểu họ phải thay đổi điều này như thế nào và cho rằng ông Donald Trump mới là người cần chịu trách nhiệm."
Chưa có phản ứng rõ ràng nào với các lệnh trừng phạt, Iran dường như sẵn sàng đối đầu với cơn bão, tin vào sự thay đổi sắp xảy ra trong giới lãnh đạo Mỹ - Mohammed Ali Shabani, biên tập viên của Iran Pulse nhận định. "Rất khó để những người Iran bình thường cũng như giới lãnh đạo sẵn sàng từ bỏ toàn bộ chính sách ngoại giao vì Tổng thống Mỹ hiện tại có thể sẽ ra đi sau hai năm" - Shabani nói.
Tuy nhiên, chính phủ Iran cũng phải đối mặt với sự phản đối từ chính người dân. Những người này cho rằng chính phủ nên đàm phán, họ lo sợ các lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ và việc làm của họ.
(Nguồn: CNN)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Tổng thống Iran thách thức mọi lệnh trừng phạt từ Mỹ Tổng thống Hassan Rouhani nói trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng Iran sẽ "phá vỡ" các lệnh trừng phạt Mỹ vừa tái áp đặt và tiếp tục xuất khẩu dầu. Mỹ muốn cắt giảm doanh số bán dầu của Iran xuống bằng không, nhưng Tehran sẽ tiếp tục bán dầu để phá vỡ các lệnh trừng phạt - Tổng thống...