Tham vọng chiếm lĩnh khu vực biển sâu của Trung Quốc
Ngày 18-4, lần đầu tiên, mô hình “cá Cầu vồng” – thiết bị lặn chở người khu vực biển sâu của Trung Quốc đã được ra mắt công chúng. Đồng thời với đó, con tàu mẹ chở nó cũng chính thức được khởi đóng.
Mô hình thiết bị lặn chở người “cá Cầu vồng”
Sau khi thiết bị lặn “cá Cầu vồng” được trình làng, cùng ngày trường Đại học Hải dương Thượng Hải đã tổ chức lễ khởi công đóng tàu mẹ khảo sát khoa học “Trương Kiến” (tàu chở thiết bị lặn “cá Cầu vồng”) và thành lập phòng thí nghiệm khoa học công nghệ khu vực nước sâu lưu động.
Theo Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu khoa học Khu vực nước sâu của trường Đại học Hải dương Thượng Hải – Thôi Duy Thành thì tàu “Trương Kiến” sẽ được tích hợp 3 công năng chính đó là: Vận tải thiết bị lặn có người lái, khảo sát tổng hợp khoa học viễn dương và hỗ trợ tác nghiệp công trình khu vực biển nước sâu. Tàu được đóng và thiết kế mang tính đột phá.
Sau khi hạ thuỷ nó sẽ chịu trách nhiệm mang thiết bị lặn sâu 11.000m – “cá Cầu vồng” và hàng loạt thiết bị khảo sát khoa học khác, cũng như đảm trách nhiệm vụ điều tra nghiên cứu khoa học ở khu vực biển nước sâu.
Ngoài ra, tàu mẹ này còn triển khai các công tác điều tra nghiên cứu khoa học hải dương mang tính thông thường, các loại công trình ở khu vực nước sâu và kiêm luôn cả công năng cứu hộ các sự cố hải dương, trục vớt khảo cổ dưới nước, quay phim chụp ảnh cũng như phục vụ thám hiểm và thăm quan hải dương.
Video đang HOT
Tàu “Trương Kiến” do Công ty TNHH cổ phần khoa học kỹ thuật tàu khảo cổ cá Cầu vồng Thượng Hải đầu tư, Công ty TNHH đóng tàu Thiên Thời Triết Giang đóng. Tàu có độ giãn nước 4800 tấn, dài 97m, rộng 17,8m, sâu 8,4m, độ mớm nước 5,65m, tốc độ hành trình 12 hải lý/h, thuỷ thủ đoàn 60 người. Tàu này có khả năng hành trình liên tục 60 ngày với 15000 hải lý.
Thiết bị lặn “cá Cầu vồng” sẽ kết hợp với tàu mẹ khảo sát khoa học chuyên dụng “Trương Kiến” tạo thành một “Phòng thực nghiệm khoa học kỹ thuật khu vực nước sâu lưu động”, để Trung Quốc thực hiện tham vọng chiếm lĩnh đỉnh cao về trình độ nghiên cứu khoa học cũng như khai thác ở khu vực biển nước sâu.
Dự kiến tàu “Trương Kiến” sẽ được hạ thuỷ vào ngày 1-3-2016, tiến hành chạy thử vào ngày 30-5 và được đưa vào bàn giao sử dụng vào ngày 30-6 cùng năm.
Theo Đức Sơn/ THX
An ninh Thủ đô
Vạch bản chất Con đường Tơ lụa Trung Quốc trên biển
Chương trình hơn 140 tỷ USD mang tên "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức.
Tờ TTXVN cho biết, thách thức này gồm các vấn đề chiến tranh, tranh chấp lãnh thổ và tình hình phức tạp trong nước.
Đây là chương trình tìm cách nối kết hơn 20 nước với tên "Con đường Tơ lụa" dựa trên một kế hoạch quy mô nhắm tới việc nới rộng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc bằng cách thiết lập hai tuyến ngoại thương lớn.
Một tuyến khác của "Con đường tơ lụa" trên biển để nối các hải cảng của Trung Quốc với những trung tâm thương mại ven biển ở châu Phi và Trung Đông
Theo kế hoạch, một tuyến trên bộ trải dài từ Trung Quốc xuyên qua Trung Á để tới châu Âu, đi qua nhiều quốc gia đang mong mỏi có thêm nhiều lựa chọn thương mại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một tuyến khác trên biển để nối các hải cảng của Trung Quốc với những trung tâm thương mại ven biển ở châu Phi và Trung Đông.
Đối với nhiều nước dọc theo con đường này, những tham vọng của Trung Quốc có thể mang lại một sức đẩy kinh tế mà những nước này đang trông đợi.
Tuy nhiên, dự án có nhiều tham vọng và có thể tạo ra những ảnh hưởng to lớn này cũng sẽ dễ bị vướng mắc vào những vụ tranh chấp ở nước ngoài mà Trung Quốc lâu nay vẫn thường ra sức né tránh.
Ông Diêu Bồi Sinh, người từng giữ chức Đại sứ Trung Quốc tại các nước Kyrgyzstan, Latvia, Kazakhstan và Ukraine, cho rằng: "Nếu tranh chấp lãnh thổ không được giải quyết, nó sẽ gây thiệt hại cho chương trình &'Một vành đai, một con đường'. Nếu hai nước láng giềng có xung đột với nhau, sẽ không có tiến bộ.
Mưu đồ
Nhiều chuyên gia quốc tế cũng từgg lên tiếng phản đối về 'Con đường tơ lụa' trên biển mà giới chuyên môn cho rằngTrung Quốc đang tìm cách che giấu ý định bằng tuyên bố muốn xây dựng Con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21 nhằm cải tthiện giao thương và trao đổi văn hóa.
Trước đó tờ The Wall Street Journal của Mỹ dẫn lời giới quan sát chỉ rõ ý đồ chính trị của Trung Quốc trong các kế hoạch khảo cổ dưới nước. Lâu nay, Bắc Kinh chỉ dựa vào những "bằng chứng lịch sử" vô cùng mơ hồ để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Do đó, hoạt động "lục lọi" dưới đáy biển vừa nhằm để tìm thêm "bằng chứng", vừa để tiếp tục đẩy mạnh hiện diện tại các khu vực tranh chấp.
Theo Robert Kaplan, nhà nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ, từng dự báo cuộc chiến tranh thế giới thế kỷ 21 sẽ diễn ra trên biển. Dự án con đường tơ lụa (MSR) trên biển sẽ đảm bảo các điều kiện hậu cần và an ninh cho việc vận chuyển hàng, đảm bảo nguồn cung dầu thô cho Trung Quốc.
Hệ thống cảng biển dọc MSR sẽ cho phép lực lượng hải quân Trung Quốc vượt ra khỏi những hạn chế địa lý của chuỗi đảo phía Tây Thái Bình Dương và áp lực quân sự từ chính sách tái cân bằng của Mỹ.
"Nó tạo "danh chính, ngôn thuận" và điều kiện thuận lợi cho sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ra các vùng biển ngoài Trung Quốc, trước hết là khu vực Biển Đông, eo biển Malacca, từ Biển Đông vươn sang Ấn Độ Dương, giúp cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên biển và tăng cường hiện diện quân sự trên biển. Cái đích là Ấn Độ Dương - vì Trung Quốc muốn thành cường quốc toàn cầu, trước hết phải đặt chân vững chắc tại Ấn Độ Dương", Robert Kaplan phân tích.
Theo Phương Nguyên (Tổng hợp)
Đất Việt
Ba Lan khởi động dự án 42 tỉ USD hiện đại hóa quân đội Ba Lan vừa khởi động dự án quốc phòng đầy tham vọng trị giá 42 tỉ USD. Số tiền khổng lồ này được dùng để nâng cấp và hiện đại hóa quân đội Ba Lan trong thời gian 10 năm, theo Sputnik News. Binh sĩ Ba Lan tập trận chung với quân đội Mỹ ở thị trấn Drawsko Pomorskie, tây bắc Ba Lan...