Tham vấn tâm lý cho học sinh: Còn nhiều vướng mắc
Theo đề tài khoa học “Stress học đường và ảnh hưởng của nó đến tâm lý học sinh cuối cấp THPT” do Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ (ĐHQGHN) thực hiện, tỷ lệ học sinh THPT gặp khó khăn do áp lực thi cử, kỳ vọng của gia đình, nhận thức về hình ảnh bản thân khá lớn.
Căng thẳng mà không được giải tỏa, các em có thể bị stress, lo âu hoặc có những hành vi lệch chuẩn. Vậy nên rất cần sự có mặt của các phòng tham vấn tâm lý trong trường học, nhưng hoạt động của mô hình này hiện còn rất nhiều vướng mắc.
Giáo dục, tư vấn tâm lý cho học sinh hiện chưa được quan tâm nhiều.
Học sinh e ngại
49,2% số học sinh (HS) được hỏi cho biết các em gặp khó khăn liên quan tới áp lực học tập, thi cử; 30,8% liên quan đến những kỳ vọng của gia đình và 43,1% liên quan đến những căng thẳng trong nhận thức về hình ảnh của bản thân. Các em rất cần được nghe những lời tư vấn của chuyên gia tâm lý để có thể tự mình vượt qua khó khăn. Nhưng, theo TS Lê Thị Minh Loan, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), hoạt động tham vấn tâm lý cho HS ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài. Các hoạt động tham vấn chủ yếu mới chỉ liên quan đến sức khỏe, tình yêu, hôn nhân, gia đình, pháp luật. Năm 1984, Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em và tâm bệnh lý NT được bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thành lập trở thành nơi đầu tiên thực hành, phát triển nghề tham vấn, trong đó có lĩnh vực tâm lý trẻ em. Đến mãi cuối những năm 90 của thế kỷ XX mới xuất hiện nhiều trung tâm tham vấn tâm lý.
Tuy nhiên, trong các trường có phòng tham vấn tâm lý, mức độ tiếp cận với hoạt động này của HS còn khá khiêm tốn. Kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học “Nghiên cứu mô hình tham vấn trên thế giới và đề xuất mô hình tham vấn ở Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ thực hiện cho thấy chỉ có 0,3% HS thường xuyên đến phòng tham vấn, số chưa bao giờ đến chiếm 93,5%. Vì sao có nhu cầu mà HS lại không tìm đến chuyên gia tâm lý? Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, HS ít đến phòng tham vấn là vì chưa dám đối diện với khó khăn, không thừa nhận mình đang gặp vấn đề về mặt tâm lý; e ngại các bạn khác nghĩ rằng mình bị “thần kinh”. Một lý do khác cũng được chỉ ra là thói quen ít chia sẻ. Sự khép kín trong các mối quan hệ giao tiếp, đặc biệt là với người lạ cũng như sự ngại ngùng giãi bày với những người không quen làm cho công tác tham vấn tâm lý trở nên khó khăn.
Năng lực hạn chếỞ Việt Nam hiện chưa có cơ sở đào tạo nhà tham vấn cho các trường học. Trong những cơ sở đào tạo tâm lý, mới chỉ một số nơi có môn học về tham vấn. Đa số người làm công tác tham vấn chỉ học qua các khóa đào tạo ngắn hạn, sau đó vừa làm việc vừa đúc rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau và tự trau dồi kiến thức. Thực tế ở một số trường, người có chuyên môn về giáo dục, hay chuyên ngành khác cũng làm tham vấn tâm lý. Trong khi đó, theo TS Lê Thị Minh Loan, trên thế giới, để trở thành nhà tham vấn tối thiểu phải có bằng thạc sĩ và trải qua khoảng 600 giờ thực hành có giám sát. Ở Pháp, để có chức danh nhà tham vấn tâm lý và được hành nghề phải học 4 năm đại học, sau đó học 2 năm thạc sĩ nghề mới được cấp chứng chỉ. Ngay cả người học thạc sĩ lý thuyết cũng không được phép hành nghề. Tham vấn tâm lý là một nghề có yêu cầu cao về tố chất con người, nhất là có sự nhạy cảm, nhưng nếu không được đào tạo chuyên nghiệp sẽ mắc lỗi về chuyên môn, làm việc dựa trên cảm tính, mang tính giúp đỡ thông thường.
Video đang HOT
Nhận thức của nhà trường và xã hội về tầm quan trọng của công tác này và vị trí, vai trò, chức năng của phòng tham vấn tâm lý hiện cũng chưa đầy đủ. Đa số trường THPT hiện nay đều chưa có phòng tham vấn tâm lý, một số ít đã tổ chức mô hình này thì hoạt động mới mang tính thử nghiệm, lẻ tẻ, chưa có quy định cụ thể và thống nhất về việc thành lập phòng tham vấn tâm lý cũng như quản lý, giám sát hoạt động tham vấn. Ngay đến tên gọi cũng rất khác nhau, nơi gọi là phòng “tham vấn tâm lý”, nơi khác là phòng “tham vấn học đường”, có nơi là phòng “tư vấn hướng nghiệp”… Vì chưa coi trọng đúng mức nên sự đầu tư nguồn nhân lực và tài chính hoạt động này còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ các phòng tham vấn tâm lý đều rất mỏng, có nơi chỉ có một người và phải kiêm nhiệm; cơ sở vật chất thiếu thốn, thậm chí có nơi bố trí chung với các phòng chức năng khác, hoặc đặt ở nơi có nhiều người qua lại, trong khi phòng tham vấn tâm lý đòi hỏi phải có không gian gần gũi, ấm cúng, riêng tư và bí mật để HS đến chia sẻ.
Tham vấn, trợ giúp về mặt tâm lý của học sinh THPT là nhu cầu chính đáng và cần được đáp ứng. Để hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi lệch chuẩn, thậm chí cả việc tìm đến hành động tiêu cực của HS, theo TS Lê Thị Minh Loan, điều cần nhất hiện nay là nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động tham vấn tâm lý, từ đó có sự đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác này.
Theo Lâm Vũ
Hà Nội Mới
Cậu SV mồ côi người Jarai khốn khó nơi giảng đường
Dù đã chính thức nhập học trường ĐH Tây Nguyên nhưng Nay Lép rất lo âu khi nghĩ về những tháng ngày sắp tới. Mồ côi cả bố lẫn mẹ khi còn nhỏ, gia đình lại có đến 7 anh em nên cậu tân SV người Jarai không biết trông nhờ vào ai.
Hôm gặp chúng tôi tại Trường ĐH Tây Nguyên, Nay Lép cho biết từ hôm nhập học đến nay, hễ rảnh là em rong ruổi trên các con đường của TP. Buôn Mê Thuột để mong tìm được một công việc làm thêm ổn định kiếm tiền trang trải học tập nhưng vẫn chưa có kết quả. Em cho biết đã đi nhiều nơi, qua nhiều chỗ, đã để lại số điện thoại tại một số cửa hàng, quầy bar, quán cà phê... và các chủ quán đều có lời nhắn rằng, khi nào thiếu người sẽ điện thoại cho em nhưng đến nay em vẫn chưa nhận được lời nhắn nào.
Nay Lép trong căn phòng trọ sau khi nhập học trường ĐH Tây Nguyên.
Nay Lép là người đồng bào dân tộc thiểu số Jarai. Em sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo lại có đến 7 anh em ruột tại buôn Tring, xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Nay Lép là con thứ năm. Tuổi thơ của cậu SV người Jarai quả thực lắm chông chênh và bất hạnh. Nay Lép kể, khi em còn rất nhỏ, người mẹ thân yêu của em trong một lần lên rẫy cuốc đất bất ngờ bị rắn độc cắn, gia đình lại xa bệnh viện không có điều kiện chữa trị dẫn đến tử vong.
Khoảng 3 năm sau ngày mẹ mất, bố em cũng lâm bệnh mà qua đời, để lại 7 anh em chơ vơ. Gia đình em ruộng rẫy hạn hẹp, tài sản bố mẹ để lại chỉ khoảng hơn 2 sào mè (vừng) với một ít đất trồng mì (sắn) nhưng một năm chỉ thu hoạch được một vụ. Để mưu sinh, năm lớp 8 trong khi bạn bè cùng trang lứa với Lép vô tư đến trường thì cậu học trò người Jarai phải đôn đáo đi cuốc đất thuê phụ giúp các anh chị nuôi các em.
Nay Lép khi còn ở Gia Lai. (Ảnh: CTV)
Thương các em, người chị thứ 2 trong gia đình là H' Chíu vội lấy chồng để lo cho các em còn nhỏ. Người đồng bào Jarai theo chế độ mẫu hệ. Khi chị H' Chíu lấy chồng, chồng chị H' Chíu về gia đình Lép ở rể để cùng làm rẫy, làm mì, làm lúa với anh em Lép và gánh vác một phần trách nhiệm nuôi các em. Thế nhưng cuộc sống khó khăn vẫn khó khăn. Thiếu trước. Thiếu sau. Làm thuê, làm mướn kiếm cái ăn xanh mặt chứ đừng nói đến chuyện học hành.
Chính vì thế, đã không ít lần Lép khóc nức nở khi nghĩ đến thân phận và không dưới 3 lần em có ý định bỏ dở việc học hành. "Trong nhà chẳng có gì ăn cả. Bố mẹ đã mất sớm. Em học chẳng có ai lo cho em nữa đâu!", Lép ứa nước mắt kể về lời đề nghị nghỉ học của chị em - H' Tlanh.
"Nghe vậy em buồn lắm! Muốn đi học mà không biết giãi bày cùng ai. Nghĩ đi, nghĩ lại lời nói của chị H' Tlanh cũng đúng. Ý định nghỉ học một lần nữa lại nhen nhóm lên", Lép nói.
Nay Lép kèm cho các em nhỏ trong buôn học tập. (Ảnh: CTV)
Trước hoàn cảnh của Lép, các thầy cô ở Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) nơi em theo học đã đến nhà thăm hỏi, động viên em rất nhiều. Thế rồi, năm học lớp 11, em được nhận chương trình học bổng "Ngăn dòng bỏ học" mới có điều kiện tiếp tục đến trường. Thời gian học lớp 12, để có tiền đi học thêm, một buổi Lép đến trường, còn một buổi về nhà đi làm rẫy cho bà con trong vùng để kiếm tiền đóng học phí. Nỗ lực của cậu học trò người đồng bào Jarai đã được đền đáp khi em thi đỗ vào ngành Giáo dục thể chất - Trường ĐH Tây Nguyên trong kỳ tuyển sinh năm nay. Vừa qua, Lép được nhận học bổng "Tiếp sức đến trường" 2012 cho tân sinh viên Tây Nguyên.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, thầy Ninh Văn Dậu - GV Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết, Nay Lép mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ. Gia đình vô cùng khó khăn, một buổi em đi học, một buổi đi làm. Khi học phổ thông, em đã có ý định nghỉ học nhiều lần. Cho nên nhà trường cũng hay miễn giảm các khoản thu cho em, các GV trong trường thường xuyên đến thăm hỏi gia đình, động viên em tiếp tục đến trường.
"Em Lép có năng khiếu thể dục thể thao. Trước ý định bỏ học của em, tôi đã từng nói với Lép, em cố gắng mà học. Vào được đại học, sau này cuộc đời em sẽ khác", thầy Dậu tâm sự.
Viết Hảo
Theo dân trí
Trẻ không chịu đến lớp, coi chừng chứng rối loạn lo âu Khóc, lo sợ, giận dữ hay thậm chí run tay chân, đau bụng, đái dầm... đều là những biểu hiện của trẻ khi rối loạn lo âu. Những ngày đầu đến trường là thời gian bé dễ gặp bệnh lý này. Nhiều phụ huynh tìm đến buổi nói chuyện chủ đề "Rối loạn lo âu ở trẻ khi bắt đầu đi học"do Trung...