Thám tử lừng danh Conan: Đâu là những nhân vật ‘ăn hại’ nhất?
Có rất nhiều nhân vật trong “ Thám tử lừng danh Conan” được coi là đáng nhớ, nhưng đôi họ không phải được nhớ đến nhờ tài năng, mà là vì… quá ăn hại!
Với hơn 1000 chương truyện thì hệ thống nhân vật của Thám tử lừng danh Conan cực kỳ hùng hậu. Ngoại trừ những người xuất hiện theo kiểu nạn nhân – nghi phạm thì độc giả vẫn có thể quen mặt với kha khá nhân vật từ chính đến phụ, thậm chí là siêu phụ như cô nàng ca sĩ Yoko.
Tuy nhiên, 5 cái tên sau đây được nhớ tới nhiều nhất không phải nhờ tài năng phá án mà chỉ bởi… họ chẳng đóng vai trò gì quan trọng ngoài làm nền cho Conan tỏa sáng.
Đội thám tử nhí lớp 1B
Các fan hâm mộ đều đồng ý rằng Ayumi, Mitsuhiko và Genta đều là những bạn nhỏ đáng yêu. Tuy nhiên, sự đáng yêu này hoàn toàn không giúp ích được gì nhiều mỗi lần Conan phá án, nếu không muốn nói đôi lúc chúng gây ra nhiều phiền phức lẫn nguy hiểm.
Thôi nào, việc mấy nhóc này đôi khi “may mắn” giúp Conan phá án cũng chẳng chứng minh được gì về khả năng của chúng đâu! Đòi hỏi gì được hơn chứ, đó chỉ là những đứa trẻ lớp 1 thôi mà?
Cảnh sát Ninzaburo Shiratori và cảnh sát Kazunobu Chiba
Chắc chắn là chẳng fan trung thành nào của bộ truyện quên được hai nhân vật này. Tuy nhiên, họ cũng không gây ấn tượng gì cho khán giả về khả năng phá án hay vai trò cảnh sát của mình, ngoại trừ chuyện tình gà bông.
Và như một định mệnh, Shiratori và Chiba là nhân viên dưới quyền quản lý của thanh tra Megure, đồng thời là đồng nghiệp của Sato và Takagi. Thế nên, qua hơn 1000 chương truyện, nhiệm vụ chủ yếu của cả hai không gì hơn ngoài chạy việc vặt cho Conan tại hiện trường các vụ án mạng.
Cặp đôi sĩ quan Miwako Sato và Wataru Takagi
Hầu hết những lần tác giả dành đất diễn cho Miwako Sato và Wataru Takagi thì đều có liên quan ít nhiều đến chuyện tình cảm. Tương tự như với thanh tra Juzo Megure, các vấn đề của cả Sato lẫn Takagi đều phải nhờ đến Conan giải quyết.
Dù tác giả Gosho Aoyama đã dành kha khá đất diễn cho cặp đôi này, nhưng họ vẫn chẳng tạo được ấn tượng nào đáng kể. Còn trong những vụ án bình thường có sự tham gia của cặp đôi này, mọi chuyện có vẻ khá khẩm hơn… vì có thêm thám tử Mouri giúp sức cho Conan.
Thanh tra Megure
Megure là Thanh tra Sở Cảnh sát Tokyo đồng thời là đồng nghiệp cũ của thám tử Kogoro Mouri. Vị thanh tra này thường xuất hiện ở hiện trường các vụ án mạng và tham gia thẩm vấn nghi phạm.
Dù ông rất tận tâm với công việc cũng như chu đáo với cấp dưới, nhưng hầu hết các vụ án ông tham gia đều được phá bởi… Conan. Qua hơn 1000 chương truyện, sự xuất hiện của thanh tra Megure chỉ còn mang tính tượng trưng.
Thanh tra Misao Yamamura
Thường được gọi là “thanh tra gà mờ”, Misao Yamamura vốn đến từ Sở Cảnh sát Gunma. Đây có lẽ là một trong số những nhân vật vô dụng nhất mà độc giả không bao giờ có thể quên được. Dù là thám tử nhưng Misao lại rất sợ máu cũng như xác người chết, chẳng những vậy, đã một vài lần anh ta còn vi phạm nguyên tắc bảo vệ hiện trường và tỏ ra kém về nghiệp vụ.
Những cỗ máy hốt bạc của phim hoạt hình Nhật Bản
Từ thương hiệu đã trải qua bốn thập kỷ tới chuỗi tác phẩm của vị đạo diễn 20 năm tuổi nghề, đây là những cái tên nhiều năm liền luôn thuộc top các anime có doanh thu ấn tượng
Anime là danh từ riêng dùng để gọi các bộ phim hoạt hình Nhật Bản. Chúng có thể được sản xuất thành phim nhiều tập phát sóng truyền hình, hoặc làm thành phim điện ảnh chiếu màn ảnh rộng. Rất nhiều trong số anime đã trở thành thương hiệu quen thuộc với khán giả, có doanh thu ngang ngửa, thậm chí soán ngôi những bộ phim live-action.
Khán giả Việt Nam hẳn đã quen thuộc, yêu thích, hay từng xem qua một vài bộ phim thuộc nhóm thương hiệu "tỷ yen" này.
Thám tử lừng danh Conan
Kudo Shinichi là chàng thám tử trung học điển trai và tài giỏi. Trong một lần theo dấu thành viên của tổ chức mafia nguy hiểm, cậu bị chúng phát hiện và thủ tiêu bằng APTX-4869. Tuy nhiên, thứ thuốc chỉ khiến cậu bị teo nhỏ. Để bảo toàn tính mạng, và tiện việc điều tra, Shinichi lấy tên Conan rồi tới sống nhờ nhà cô bạn cùng lớp tên Ran.
Ra mắt độc giả từ năm 1994, Thám tử lừng danh Conan là thương hiệu được độc giả ở nhiều quốc gia, thuộc mọi lứa tuổi, yêu thích. Rất nhiều sản phẩm ăn theo nguyên tác đã ra mắt, trong đó quen thuộc nhất với khán giả Việt Nam là series hoạt hình từng được mua bản quyền phát sóng.
Không chỉ được sản xuất dưới định dạng phim hoạt hình dài tập chiếu truyền hình, anime của Conan còn được làm thành phim điện ảnh. Các phần phim điện ảnh thường ra mắt vào "Tuần lễ Vàng" tháng Tư hàng năm - quãng thời gian người dân Nhật Bản được nghỉ dài ngày.
Hình ảnh từ phim điện ảnh mới nhất của Thám tử lừng danh Conan.
Trailer Thám tử lừng danh Conan
Hiện tại, tổng cộng 23 phim điện ảnh về chàng thám tử trung học bị teo nhỏ đã ra mắt khán giả. Riêng tại thị trường Nhật Bản, trong thập kỷ đầu tiên (1997-2007), trung bình mỗi phần phim mang về cho nhà sản xuất 2,7 tỷ yen. Từ năm 2008 tới nay, con số nâng lên 4,9 tỷ yen.
Loạt phim điện ảnh Thám tử lừng danh Conan có sự tăng trưởng ổn định về doanh thu, khi các phần phim tiếp theo ra mắt thường đạt thành tích bằng, hoặc vượt phần phim trước đó. Ba tập gần nhất liên tục lọt top anime có doanh thu phòng vé cao nhất Nhật Bản theo thống kê của AnimeNewsNetwork.
Phần phim thứ 21, The Crimson Love Letter (2017), lập kỷ lục thương hiệu với 6,87 tỷ yen. Tuy nhiên, con số sớm bị phá vỡ bởi Zero the Enforcer (2018) với 9,19 tỷ yen, rồi sau đó là phần phim mới nhất - The Fist of Blue Sapphire (2019) - với 9,37 tỷ yen.
Doraemon
Nếu có nhân vật truyện tranh mà hầu hết người Việt Nam đều biết, đó hẳn là chú mèo máy cụt tai Doraemon. Nửa thế kỷ từ ngày ra đời, Doraemon đã trở thành thương hiệu với hệ sinh thái đồ sộ các sản phẩm ăn theo như ngoại truyện, anime, mô hình, quà tặng, khu trưng bày nhân vật trong bảo tàng Fujiko F. Fujio...
Doraemon: Nobita no Kyouryuu ( Doraemon: Chú khủng long của Nobita) là phim điện ảnh đầu tiên về chú mèo máy màu xanh, ra mắt khán giả vào tháng 3/1980. Bộ phim mở đầu thông lệ ra mắt phần phim mới vào tháng 3 hàng năm của thương hiệu điện ảnh.
Ngay từ thập niên 1980, phim điện ảnh Doraemon đã mang về cho nhà sản xuất doanh thu khổng lồ 1,56 tỷ yen, tức lớn hơn con số 1,1 tỷ yen mà phần đầu của Thám tử lừng danh Conan thu được năm 1997. Trong lịch sử thương hiệu, trừ phần phim Nobita no Kaitei Kiganjo ( D oraemon: Nobita và lâu đài dưới đáy biển - 1983), mọi phần phim luôn đạt doanh thu trên 1 tỷ yen.
Sau hơn 50 năm, Doraemon vẫn là thương hiệu ăn khách.
Trailer Doraemon
Năm 2014, song song với bộ phim hoạt hình 2D ra rạp vào tháng 3, bộ phim hoạt hình 3D với tên gọi Stand by Me Doraemon cũng được phát hành nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh cố họa sĩ Fujiko F. Fujio.
Bộ phim được xây dựng từ nội dung của nhiều truyện ngắn trong bộ sách, xoay quanh tương lai mối quan hệ giữa Nobita và Shizuka, cũng như khoảnh khắc khi chú mèo máy Doraemon phải chia tay người bạn nhỏ.
Chiến thắng tuyệt đối trái tim của khán giả, Stand by Me mang về cho nhà sản xuất doanh thu 8,38 tỷ yen tại thị trường Nhật Bản, cao gấp 2,6 lần doanh thu phần phim Doraemon 2D ra mắt cùng năm có tên gọi Doraemon Shin Nobita no Daimakyo ~Peko to 5-nin no Tankentai ~ ( Doraemon phiên bản mới: Nobita thám hiểm vùng đất mới - Peko và 5 nhà thám hiểm).
Không chỉ là bom tấn phòng vé tại Nhật Bản, phim điện ảnh của Doraemon còn trở thành hiện tượng phòng chiếu ở nhiều quốc gia khác.
Phim của Makoto Shinkai
Được mệnh danh là "phù thủy của những nỗi buồn", Makoto Shinkai vừa là tiểu thuyết gia, vừa nhà làm phim. Ông đứng sau những bộ phim điện ảnh như 5 Centimeters per Second (2007), Garden of Words (2013), Your Name (2016) và Weathering with You (2019).
Với lợi thế ở cả ba mảng sáng tác văn học, thiết kế đồ họa và đạo diễn, Makoto Shinkai đã tự xây dựng cốt truyện, làm đạo diễn các bộ phim của mình, trước khi chuyển thể kịch bản thành tiểu thuyết. Nhờ sự bao quát tuyệt đối, mọi thành phẩm đều truyền tải được trọn vẹn tinh thần của tác giả.
Makoto Shinkai có một phương pháp rất riêng để lột tả sự mong manh của mối liên kết giữa người với người trong thế giới hiện đại. Hình ảnh trong anime của ông thể hiện sở trường đồ họa vi tính, cũng như tầm nhìn của vị đạo diễn. Mỗi khung cảnh hiện lên, dù rực rỡ mỹ lệ tới đâu, vẫn phảng phất nỗi buồn man mác, hòa hợp với câu chuyện của các nhân vật.
Năm 2016, phim điện ảnh Your Name là thành công thương mại rực rỡ nhất trong sự nghiệp của Makoto Shinkai. Câu chuyện một cô gái thôn quê bị hoán đổi cơ thể với chàng trai phố thị khi ngôi sao chổi nghìn năm có một sắp quét qua Trái Đất gây ra sự tò mò lớn cho khán giả.
Cuối năm ấy, doanh thu nội địa của Your Name cán mốc 21,32 tỷ yen, bỏ xa tác phẩm ở vị trí thứ hai là Shin Godzilla (8,11 tỷ yen). Đây đồng thời trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ tư trong lịch sử Nhật Bản, và là anime đạt doanh thu cao thứ nhì mọi thời đại.
Tính tới hết năm 2019, doanh thu trên toàn thế giới của Your Name là 359,9 triệu USD, thành công soán ngôi Spirited Away (347,7 triệu USD) trở thành anime có doanh thu toàn cầu cao nhất lịch sử.
Hai bộ phim mới nhất của Makoto Shinkai đều là những tác phẩm thành công.
Trailer Weathering with You
Anime mới nhất của Makoto Shinkai lấy chủ đề thời tiết - Weathering with You - ra mắt năm 2019. Phim được phát hành tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, và là anime đầu tiên được phát hành chính thức tại hệ thống rạp chiếu phim Ấn Độ. Weathering with You cũng là bộ phim được Nhật Bản lựa chọn để tranh giải Phim quốc tế xuất sắc tại Oscar lần thứ 92.
Tại thị trường nội địa Nhật Bản, phim thu 14,2 tỷ yen, giữ vị trí anime có doanh thu cao nhất 2019, bỏ xa phim ở vị trí thứ hai là Thám tử lừng danh Conan (9,37 tỷ yen). Sau khi khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn nước Mỹ, Weathering with You thu thêm 7,79 triệu USD, nâng doanh thu toàn cầu lên mức 186,83 triệu USD.
Các tác phẩm từ xưởng phim Ghibli
Studio Ghibli là cánh chim đầu đàn đưa anime ra với thế giới. Chính thức thành lập năm 1985, Ghibli đến nay đã cho ra mắt 20 phim điện ảnh, 2 phim truyền hình, 11 phim hoạt hình ngắn, và nhiều sản phẩm khác.
Đây cũng là xưởng anime sở hữu số lượng giải thưởng đồ sộ, luôn được giới phê bình nghệ thuật trong và ngoài nước ghi nhận. Nổi bật nhất trong đó là bốn giải Anime Grand Pix, bốn giải thưởng của Viện Hàn lâm Nhật Bản, và trên hết là giải Oscar hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc vào năm 2002 dành cho Spirited Away.
Spirited Away (2001) - bộ phim hoạt hình kể lại chuyến phiêu lưu của cô bé Chihiro tới thế giới linh hồn - là tác phẩm xuất sắc mọi mặt của Ghibli. Phim lần đầu trình chiếu tại Nhật Bản năm 2001, tại Mỹ năm 2002, rồi được tái phát hành thêm 5 lần kể từ 2015.
Sau 19 năm, Spirited Away vẫn là tượng đài anime.
Việc tái phát hành đã góp phần nâng tổng doanh thu của bộ phim lên con số 30,8 tỷ yen tại thị trường nội địa, cũng như 347,7 triệu USD trên toàn cầu. Spirited Away hiện vẫn vững vàng ngôi đầu trong danh sách anime có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại xứ sở hoa anh đào.
Trong danh sách các anime có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản cũng như toàn cầu, những cái tên nổi bật khác của Ghibli như Howl's Moving Castle, Ponyo, Princess Mononoke hay The Wind Rises... đều giữ thứ hạng cao trong top 10, đạt doanh thu trung bình 15,13 tỷ yen mỗi tác phẩm.
Các bộ phim của Ghibli có nhiều lần dẫn đầu danh sách doanh thu phòng vé nội địa trong năm, như 1989 ( Kiki's Delivery Service), 1991 ( Only Yesterday), 1992 ( Porco Rosso), 1998 ( Pom Poko), 2013 ( The Wind Rises)
Anh Phan
Thám tử lừng danh Conan: Thám tử gà mờ Mori thực ra rất mạnh Có thể bạn chưa nhận ra, đó là sức mạnh thể chất của Kogori Mori trong Thám tử lừng danh Conan thật sự rất ghê gớm. Như chúng ta đã biết thì trong truyện Thám tử lừng danh Conan, sau khi đến sống cùng gia đình Mori, Conan đã nhiều lần mượn Kogoro Mori để giải quyết các vụ án hóc búa. Mỗi...