Thâm trầm thành cổ Tà Kơn
Ở vùng đất xa xôi của tỉnh Bình Định, có một nơi sẽ gây tò mò với những người lần đầu đến xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.
Đó là thành đá cổ Tà Kơn. Chỉ vỏn vẹn có mấy từ thôi nhưng để khám phá di tích này thật sự cũng không dễ.
Từ lâu, vùng đất Vĩnh Sơn đã được xem như xứ “Đà Lạt của Bình Định” bởi khí hậu ôn đới, nhiều thắng cảnh đẹp hội tụ. Nằm trên núi cao, gần 800 m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn mang nét đẹp nguyên sơ, đặc trưng riêng. Đặc biệt, nơi đây có thành cổ Tà Kơn khá lạ.
Thành đá nằm trong rừng, cách đường chính gần 4 km, lối rẽ vào băng qua một ba-ri-e do trạm kiểm lâm kiểm soát. Đường vào khá nhỏ, nhiều biển báo chỉ dẫn ở những chỗ nguy hiểm bởi con đường nhỏ lắt léo như rắn trườn, qua khúc này lại quẹo khúc kia, chưa kể đường dốc lên, dốc xuống thất thường.
Những ai chưa từng đặt chân tới, hẳn sẽ nghĩ đây là di tích một tòa thành cổ bằng đá, nhưng có lẽ chữ “thành” ở đây mang ý nghĩa khác. Theo ngôn ngữ của người Ba Na, “Tà Kơn” có nghĩa là “chồng lên nhau”, ý nói những tảng đá chồng lên nhau một cách bí ẩn khó có thể giải thích được. Quả thật, nơi đây có những khối đá hình lăng trụ chồng khít lên nhau, kéo dài khoảng hơn trăm mét, dốc theo triền núi. Những tảng đá to riêng lẻ xếp chồng lên nhau như những cây cột khổng lồ. Nhìn bức tường thành bằng đá hùng vĩ giữa rừng già, hình dung lại những trận chiến bảo vệ lãnh địa của người Ba Na xưa có thể từng xảy ra nơi đây, bây giờ tất cả lại chìm trong trầm mặc và rêu phong giữa núi rừng. Tưởng tượng là vậy, nhưng thực chất đây là những phiến đá được hình thành do biến đổi kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm. Những khối đá hình lục lăng, hình trụ xếp liền kề lên nhau, tạo nên bức tường sừng sững, đứng hùng vĩ giữa đại ngàn Vĩnh Sơn.
Video đang HOT
Thành Tà Kơn đã đi vào sử thi và trở thành huyền thoại của cư dân Ba Na Kriêm. Tương truyền, khu vực thành Tà Kơn khi xưa là căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn từ những ngày đầu khởi nghĩa. Ngày nay, thành Tà Kơn được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích vào ngày 25/12/2013.
Bí ẩn dòng sông nhuộm đỏ ở Peru, tại sao chỉ đổi màu vào mùa mưa?
Vốn dĩ bản chất của nước là trong suốt, nhưng có một con sông ở thành phố Cusco, Peru lại có nước màu đỏ mang lại cảm giác kỳ bí khi chiêm ngưỡng.
Nằm cách thành phố du lịch được UNESCO công nhận Di sản Thế giới Cusco khoảng 100km, Palquella Pucamayu, hay còn được gọi là "Sông Hồng", chảy qua các thung lũng đá nguyên sơ ở dãy Vilcanota thuộc vùng Cusco và gần núi cầu vồng nổi tiếng Palcoyo. Màu đỏ rực rỡ của dòng sông tạo nên khung cảnh ngoạn mục, khác biệt hoàn toàn so với những con sông bình thường khác.
Bạn sẽ có cảm giác như đang bước vào một tác phẩm nghệ thuật khi khám phá địa điểm đẹp như mơ này - Ảnh: @EXPLOROADS
Sở dĩ dòng sông có màu đỏ như vậy là do sự hiện diện của khoáng chất oxit sắt trong đất đá. Khi trời mưa, lượng lớn đất giàu oxit sắt chảy từ trên núi xuống hòa tan nước mưa tạo nên màu đỏ thẫm hoặc hồng đặc trưng. Do đó, thời điểm đẹp nhất trong năm để ngắm con sông này là vào mùa mưa (tháng 12 đến tháng 4). Những tháng còn lại trong năm, sông Palquella Pucamayu có màu nâu của bùn.
Đặc biệt, nước sông chỉ có màu đỏ trong đoạn khoảng 5km từ đầu nguồn gần Núi Cầu vồng Palcoyo. Càng về sau, nước sông hòa cùng các dòng suối và nhánh sông nhỏ khác, trở nên loãng hơn và mất đi màu sắc rực rỡ.
Màu sắc của sông có thể thay đổi từ đỏ nhạt sang đỏ đậm tùy thuộc vào lượng mưa và thời điểm trong năm - Ảnh: Tierras Vivas
Hành trình đến đây dù có khó khăn đến đâu nhưng chỉ cần đặt chân đến thung lũng đặc biệt và nhìn thấy dòng sông đỏ rực rỡ chảy qua, du khách sẽ cảm thấy mọi nỗ lực đều xứng đáng. Khi băng qua những con đường quanh co dọc Sông Hồng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục của những thác nước đổ xuống, những vách đá cao chót vót.
Màu nước sông Hồng càng tạo nên cảnh sắc tương phản rõ rệt với phông nền xanh tươi của những ngọn núi xung quanh. Làn nước màu đỏ huyền bí của dòng sông mang lại cho du khách cảm giác siêu thực, như thể nó thuộc về một thế giới khác.
Palquella Pucamayu luôn có mặt trong danh sách "những điểm nhất định phải ghé thăm tại Peru" - Ảnh: Hilton Davila
Cách tốt nhất để ngắm Sông Hồng là dừng chân trong chuyến tham quan tới Núi Cầu vồng Palcoyo. Đây vẫn là một khu vực chưa thực sự nổi tiếng đối với khách du lịch tới Peru nên cảnh quan nơi này còn hoang sơ và bình yên.
Và mặc dù nguồn gốc và địa điểm của dòng sông rõ ràng, nhiều người trên thế giới vẫn bày tỏ sự nghi ngờ về tính chân thực của Palquella Pucamayu. Chỉ khi tận mắt chiêm ngưỡng địa điểm đẹp như mơ này, bạn mới có cảm giác như đang bước vào một tác phẩm nghệ thuật.
Vinicunca là một phần của núi Ausangate, thuộc địa phận của vùng núi Andes ở Peru, cách thành phố Cusco 100km về phía nam - Ảnh: vntravellive
Đắm mình trong vẻ đẹp thiên nhiên lộng lẫy của Peru, du khách đừng quên khám phá Núi Cầu vồng Vinicunca cổ điển, con đường mòn Inca, sông băng nhiệt đới lớn nhất thế giới Quelccaya hay cây cầu treo Q'eswachaka được kết bằng cỏ độc đáo. Chắc chắn bạn sẽ bị quyến rũ bởi những điều kỳ diệu của "kho báu" ẩn giấu này, nơi mà mỗi khúc quanh đều hé lộ kiệt tác của thiên nhiên.
Khám phá hang động mới được phát hiện ở Thanh Hóa Bên cạnh hang động lớn, nhỏ vô cùng đẹp mắt, nguyên sơ có ý nghĩa khoa học và giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, ở Thanh Hóa giờ đây đã có thêm một hệ thống hang động tự nhiên khác để du khách chinh phục, khám phá. Một hang động mới vừa được phát hiện tại núi Đụn, xã...