Tham tiền, tôi tự biến mình thành ‘trò vui’ cho kẻ Sở Khanh lão luyện
Khi đã thân thiết, anh tâm sự, anh 36 tuổi, anh giàu có, thừa của, thừa tiền nhưng chưa tìm được người tâm đầu ý hợp để cùng anh quản lí tài sản.
Ảnh minh họa: Internet
Tôi biết mình xinh, 16 tuổi đã lớn phổng như một thiếu nữ trưởng thành. Đêm thỉnh thoảng nghe cha đằng hắng đánh tiếng ngăn mấy anh trai làng lượn lờ trồng cây si ngoài ngõ, tôi hiểu mình không còn thơ dại nữa.
Nhà nghèo, tôi thôi học từ năm cuối lớp 9 để phụ giúp cha mẹ làm đồng nuôi hai em trai sau tôi ăn học. Thương cha, mẹ, thương hai em, biết phận mình tôi chăm chỉ làm lụng không nề hà, vất vả.
Thế nhưng mỗi kì nghỉ hè, hay ngày lễ tết nhìn lũ bạn cùng trang lứa xúng xính váy áo, ríu rít cười nói, kéo nhau từ thị xã về quê tôi lại chạnh lòng.
Vậy là nhân dịp bà cô có họ xa với cha tôi trên thị xã về tìm người phụ bán quán giải khát, tôi nằng nặc đòi cha, mẹ cho tôi theo để tự mình kiếm miếng ăn, không phải phiền cha mẹ và may ra sẽ được đổi đời như lũ bạn rời quê đi làm ăn xa. Biết không ngăn được tôi, cha mẹ cho tôi ít tiền làm lộ phí và dặn dò, gửi gắm tôi cho cô họ để cha mẹ yên lòng.
Video đang HOT
Tôi không mường tượng được thành phố đông vui, hoành tráng tới mức nào, chứ đặt chân lên thị xã tôi đã choáng ngợp bởi sự khác biệt với quê. Nơi đây nhà cao cửa rộng, xe máy ô tô chạy vù vù, trai thanh, gái lịch ghé quán giải khát của cô họ tôi đông đến nỗi tôi chạy bàn chóng mặt mà vẫn bị kêu là chậm chạp!
Không biết các anh, các chị ấy làm nghề gì nhưng trông họ bảnh bao, thừa ăn, thừa tiêu nên tôi ao ước lắm. Hai năm chăm chỉ phụ giúp cô họ, tôi đã có một số vốn nho nhỏ, tôi bắt đầu mua sắm váy áo, rồi bắt đầu học cách trang điểm phấn son để mỗi lần rỗi việc, tôi tự tin hòa vào dòng người phố thị đến những nơi giải trí mà ngày trước ở quê có nằm mơ tôi cũng không bao giờ thấy được.
Cô họ tôi không khuyến khích, nhưng cũng không ngăn cản, cô bảo tôi lớn rồi, tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm khiến tôi càng thích vì được tự do sống theo suy nghĩ của mình. Thế rồi trong một lần đi chơi về quán hơi muộn, tôi bị 3, 4 thanh niên chặn đường sàm sỡ. May mắn lúc tôi đang kêu cứu thì một người đàn ông to khỏe, lại biết võ xuất hiện kịp thời giúp tôi thoát khỏi vòng vây của mấy thanh niên kia.
Người đàn ông đó đã đưa tôi về tận quán, cảm kích trước tấm lòng nhân nghĩa của ông ta, đầu tiên tôi gọi ông ta là chú, xưng cháu sau chuyển sang gọi anh, xưng em theo đề nghị thân tình của ân nhân mới quen đó.
Khi đã thân thiết, anh tâm sự, anh 36 tuổi, anh giàu có, thừa của, thừa tiền nhưng chưa tìm được người tâm đầu ý hợp để cùng anh quản lí tài sản. Sau nhiều lần cafe gặp gỡ mà lần nào anh cũng dúi cho tôi một số tiền không nhỏ cùng những lời yêu thương chờ đợi, tôi đã tự nguyện dâng đời con gái cho anh vì nghĩ rằng trước sau gì mình cũng là bà chủ của khối tài sản trong mơ đó.
Nhưng sự thật đắng cay đã làm tôi quỵ ngã bởi sau cái lần hưởng trọn trinh tiết của tôi, người đàn ông đã biến mất như chưa hề hiện hữu trong đời tôi, qua bạn bè tôi được biết người đó là kẻ chuyên săn những cô gái ngây thơ và chỉ để hưởng tình một đêm rồi không hẹn ngày trở lại…
Có những ngày tôi ước rằng: Tuổi 17 của tôi ơi, xin hãy trở lại!
Người tôi thầm thích, giờ cậu ấy đang ở đâu, làm gì, trông ra sao, tôi thật sự rất tò mò.
Đã quá lâu không gặp, tôi ít nhiều đã chẳng còn nhớ rõ những khoảnh khắc chúng tôi ở cạnh nhau, những lời cậu nói, những việc cậu làm.
"Tuổi 17 của tôi ơi, xin hãy trở lại!"
Giữa bộn bề cuộc sống tấp nập như dòng xe cộ bên dưới, tôi đứng giữa sân thượng hét lớn câu này, cảm thấy hai vai nhẹ nhõm hẳn. Tim tôi đập mạnh lắm khi nghĩ về quá khứ, nhưng lòng thì rất hân hoan như ngày đầu đến lớp với biết bao bỡ ngỡ.
Rời xa ngôi nhà thứ hai rồi mới thấy, mọi thứ không giống như tôi tưởng tượng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đại học từng là chốn "xa hoa" nhưng trải qua rồi mới thấy nó "xa lạ" đến nhường nào. Vốn dĩ không có ai rảnh rỗi để dành thời gian cho bạn vì tất cả đều tất bật với việc học, làm thêm và sống tự lập. Mỗi người đều khép mình trong căn phòng hoài bão. Ai mở cửa bước ra trước thì sẽ dễ dàng cảm thấy lạc lõng và đơn độc. Lạc lõng không phải vì đứng một mình, mà là vì xung quanh có quá nhiều người nhưng chẳng ai hiểu ta.
Rời xa ngôi nhà thứ hai rồi mới thấy, mọi thứ không giống như tôi tưởng tượng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (Ảnh: Sohu)
Bài tập về nhà, kiểm tra lớn nhỏ, thi cuối kì, thi tốt nghiệp, thi đại học từng là cơn ác mộng và nỗi chán nản đối với nhiều người. Nhưng từng đấy thứ vẫn dễ dàng hơn việc chịu đựng khi bị đồng nghiệp nói xấu, bị sếp mắng mỏ, bị khách hàng làm khó và rất nhiều những vấn đề nhỏ nhặt khác chỉ vì cơm áo gạo tiền. Hồi nhỏ chỉ mong chóng lớn để khỏi bị giáo viên la rầy vì tội không làm bài tập, đến muộn hoặc ngủ gật trong tiết. Lớn lên rồi mới thấy nhớ những tiết Văn như đưa người ta bước vào cõi mộng; những cái cau mày, đằng hắng của thầy Hóa và những lần chép phạt đến mỏi tay cho cô Toán. Suy đi nghĩ lại thì họ răn đe cũng chỉ vì muốn tốt cho ta. Còn người đời thì thật khó đoán...
Tôi từng có một người bạn rất thân, đi đâu, làm gì cũng có nhau như chị em ruột thịt. Chúng tôi học cùng lớp từ hồi tiểu học cho đến tận những năm cuối cấp thì cô ấy nói lời tạm biệt để du học ở trời Tây. Tôi mừng vì cô ấy dám phát triển bản thân, nhưng cũng vì thế mà khoảng cách giữa chúng tôi càng xa hơn. Buồn nhất là phải nghe tin bạn thân về nước từ một người bạn khác... Từ đó chúng tôi ít liên lạc với nhau phần vì bận rộn, phần vì lệch múi giờ, dù công nghệ hiện đại ngày nay đã phát triển đến mức chỉ tốn 10 giây để gửi đi một dòng tin nhắn. Người ta thường nói tình bạn nếu kéo dài hơn 7 năm thì sẽ kéo dài vĩnh viễn, nhưng đừng vội tin ngay, vì chuyện đó còn tùy thuộc vào sự kiên định của người trong cuộc. Bạn bè dù có thân cách mấy, chỉ cần mỗi người một phương thì tình cảm đậm sâu cũng sẽ dần phai nhạt, như keo dán lâu ngày đóng bụi sẽ chẳng còn dính tốt nữa.
Người tôi thầm thích thì sao? Giờ cậu ấy đang ở đâu, làm gì, trông ra sao, tôi thật sự rất tò mò. Cậu chính là niềm vui mỗi sáng tôi đến lớp. (Ảnh: Takumi Yashima)
Còn người tôi thầm thích thì sao? Giờ cậu ấy đang ở đâu, làm gì, trông ra sao, tôi thật sự rất tò mò. Trong kí ức của tôi, cậu là người xuất sắc nhất tôi từng quen biết. Cậu ấy đứng ở đâu cũng như có vầng hào quang rực rỡ trên đỉnh đầu, làm lu mờ hết những người bên cạnh. Cậu chính là ánh dương soi sáng đời học sinh của tôi, là niềm vui mỗi sáng tôi đến lớp, mỗi tối tôi chìm vào giấc ngủ và là động lực lớn nhất để tôi phấn đấu thi đua học tập. Chỉ tiếc là những năm học cùng nhau thì chẳng được xếp chỗ để ngồi cạnh...
Đã quá lâu không gặp, đến thời điểm này, tôi ít nhiều đã chẳng còn nhớ rõ những khoảnh khắc chúng tôi ở cạnh nhau, những lời cậu nói, những việc cậu làm. Nhưng có lẽ, tôi sẽ chẳng thể nào quên "tôi" của khi ấy. Đó là lúc "tôi" hạnh phúc nhất cuộc đời này.
Tuổi 17, nói là trẻ con thì không đúng, nói là trưởng thành cũng chưa phải. Nhưng chính cái ranh giới mập mờ ấy đã để lại nhiều cung bậc cảm xúc đáng nhớ. (Ảnh: Sohu)
Bước vào tuổi 17 là bước vào quãng thời gian đẹp nhất của đời người. Tuổi 17, nói là trẻ con thì không đúng, nói là trưởng thành cũng chưa phải. Nhưng chính cái ranh giới mập mờ ấy đã để lại nhiều cung bậc cảm xúc đáng nhớ. Nhớ mãi người thầy chủ nhiệm kính yêu; những tiết học căng thẳng; những trò đùa hài hước của cả lớp; nụ cười má lúm đồng tiền duyên dáng của cô bạn thân; nét mặt chăm chú làm bài điển trai của cậu ấy...
Tất cả như hòa quyện lại trong vệt nắng vàng hoe dưới sân trường trong giờ giải lao mà tôi vẫn giữ trong chiếc máy ảnh hoài niệm, để thi thoảng khi mệt mỏi chạy trên những chặng đường, tôi lại lấy ra ngắm nghía và có thêm động lực tiếp tục hướng đến tương lai.
Chàng trai viết hơn 100 lá thư tình để tìm người phụ nữ mới gặp 1 lần Chàng sinh viên vô cùng thất vọng khi "một nửa định mệnh" cho mình nhầm số điện thoại và đã viết tay hơn 100 bức thư tình để tìm kiếm cô. Serban đã gặp cô gái trong công viên (Ảnh: SWNS) Serban Raia, sinh viên năm thứ ba tại Đại học Nottingham, đã gặp một người phụ nữ gọi là "Amy" tại công...