Thảm thực vật ở Himalaya đang mở rộng nhanh chóng, đây là tín hiệu đáng mừng hay bắt đầu của một thảm họa?
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, cao nguyên tuyết trắng tại dãy Himalaya đang dần bị chuyển sang màu xanh bởi sự phát triển của thảm thực vật, nhìn thì có vẻ như đây là một tín hiệu tốt, nhưng điều này có thực sự tốt tại nơi đây?
Trên thế giới có tổng cộng 14 đỉnh núi có chiều cao trên 8.000 mét, trong đó có 10 đỉnh thuộc dãy Himalaya và 4 đỉnh còn lại thuộc dãy núi Karakoram gần đó.
Dãy Himalaya còn được ví von là cực thứ ba của Trái Đất, và ngay cả trên thực tế, dãy núi này sở hữu lượng băng tuyết lớn thứ ba chỉ sau Bắc và Nam Cực, ngoài ra dãy núi này còn có sức ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn một tỷ người ở Châu Á, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ.
Gần đây, một nghiên cứu từ Đại học Exeter ở Anh cho thấy thảm thực vật ở dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) đang phát triển liên tục với tốc độ rất nhanh, phá vỡ dòng tuyết vốn có tại nơi đây, đồng thời những cao nguyên băng tuyết trắng cũng đang dần chuyển sang màu xanh.
Có thể tại những nơi khác trên Trái Đất, thảm thực vật phát triển nhanh và phủ xanh những vùng đất rộng lớn là một tín hiệu đáng mừng cho thiên nhiên, nhưng tại đây, điều này lại có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại, đây hoàn toàn không phải là một tín hiệu đáng mừng tại dãy Himalaya.
Trước đó, vùng biển Bắc Cực cũng liên tục chuyển sang màu xanh lục và thực vật phù du trong nước cũng phát triển một cách hết sức mạnh mẽ bởi sự tan chảy của băng và tuyết. Tuy nhiên, đây là một kết quả hết sức tồi tệ do những hoạt động của con người, bởi vậy những hiện tượng này hoàn toàn không phải sự phục hồi của tự nhiên trên Trái Đất.
Lý do tại sao thực vật và thực vật phù du có thể sinh trưởng và phát triển tại những vùng đất cằn cỗi này là do sự nóng lên toàn cầu đã khiên một vùng băng tuyết tan chảy, cung cấp cho chúng đất để bám trụ và nước để phát triển, điều này sẽ đồng nghĩa với việc hệ sinh thái tại những vùng đất này sẽ phải đứng trước sự thay đổi hết sức mạnh mẽ và có thể dẫn đến việc thay đổi và cải tổ cả một hệ thống sinh thái địa phương vốn đã quá quen thuộc.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh vệ tinh của NASA từ năm 1993 và 2018 để đo mức độ phát triển của thực vật ở dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Kết quả cho thấy diện tích thực vật ở dãy Hy Mã Lạp Sơn không ngừng mở rộng và “điên cuồng” bao vây mọi ngóc ngách. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng tổn thất băng và tuyết ở dãy Hy Mã Lạp Sơn đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2016, đồng thời toàn bộ sông băng cũng đã mất một phần tư lượng băng trong 40 năm qua.
Nhưng các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong một nghiên cứu khác được thực hiện ở Tây Tạng, nhiều thảm thực vật có cơ chế tự làm mát thông qua sự bốc hơi của bề mặt lá, điều này có thể không làm tăng nguy cơ nóng lên và lũ lụt ở dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Những nghiên cứu mâu thuẫn này đồng nghĩa với một điều đó là chúng ta vẫn chưa thể biết đủ được những tác động của sự nóng lên toàn cầu và cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa, đặc biệt là về “cực thứ ba” của Trái Đất – dãy Hy Mã Lạp Sơn, trước đây đã bị bỏ qua.
Không giống như sự nóng lên của Bắc và Nam Cực, sự tan chảy của băng tuyết ở đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của 1,4 tỷ người xung quanh 10 con sông lớn nhất châu Á. Bởi vậy nếu như hệ sinh thái ở nơi đây bị hủy hoại thì ắt hẳn nó sẽ mang tới những hậu quả khôn lường.
Italy đóng trường học vì dịch, thầy hiệu trưởng viết thư gửi học trò
"Hãy tận dụng những ngày này để đi dạo, đọc thêm vài cuốn sách, chẳng lý do gì các em tự giam mình trong nhà cả ngày khi bản thân đang khỏe mạnh", thầy Domenico Squillace viết.
Zing.vn trích dịch tâm thư của thầy Domenico Squillace - hiệu trưởng trường trung học Volta (Milan, Ý) - nhắc nhở những học trò của mình khi ngôi trường này phải tạm đóng cửa vì sự lây lan của dịch Covid-19.
Các em thân mến, thực tế hiện hữu không phải chuyện lạ, trường buộc phải đóng cửa do tình hình dịch bệnh nên thầy viết những dòng này gửi tới các em.
Trường chúng ta là một trong những ngôi trường có về dày lịch sử và truyền thống tốt đẹp. Việc đóng cửa trường là quyết định hiếm hoi và đặc biệt của chính quyền tại thời điểm này.
Thầy không có đánh giá gì về quyết định này bởi bản thân thầy không phải một chuyên gia, cũng không giả vờ là mình am tường về nó. Thầy tôn trọng và tin tưởng quyết định của cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ và theo dõi mọi chỉ dẫn.
Domenico Squillace đã giữu chức hiệu trưởng trường Volta (Milan) suốt 6 năm.
Điều thầy muốn nói với các em là dù thế nào cũng hãy giữ tỉnh táo, đừng để tâm trí chìm sâu vào nỗi bi quan, tiếp tục cuộc sống bình thường nhưng không quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Hãy tận dụng những ngày này để đi dạo, đọc thêm vài cuốn sách, chẳng lý do gì các em tự giam mình trong nhà cả ngày khi bản thân đang khỏe mạnh.
Không việc gì phải đổ xô ra các siêu thị, nhà thuốc và điên cuồng mua sắm, khẩu trang là dành cho người bệnh, họ cần đến chúng hơn.
Bệnh dịch lan từ đầu này đến đầu kia của thế giới chỉ là vấn đề thời gian, chẳng bức tường nào cản ngăn được nó. Thời đại nào bệnh dịch cũng lây lan, chỉ là trước đây hàng thế kỷ tốc độ của chúng có chậm hơn một chút.
Dịch Covid-19 khiến nhiều trường học tại Italy phải tạm đóng cửa.
Một trong những mối đe dọa lớn trong bệnh dịch như thế này, mà tiểu thuyết gia Manzoni (hoặc có lẽ cả nhà văn Boccaccio) từng chỉ ra chính là mối quan hệ giữa người với người bị đầu độc, cái man rợ tiềm tàng của lòng người.
Bản năng của con người là khi đối mặt với một kẻ thù vô hình, nhìn đâu ta cũng sẽ thấy chúng ẩn hiện, ngay cả người xung quanh cũng thành mối đe dọa, coi đó là nguy cơ tiềm tàng.
So với những dịch bệnh xảy ra vào thế kỷ 14 hay 17, giờ chúng ta có nền y học tiên tiến hơn, và hãy tin thầy đi, sự tiến bộ và vững vàng của y học hiện đại là không hề nhỏ.
Hãy dùng suy nghĩ tiến bộ để sáng tạo nên tiếng nói nhằm bảo tồn những giá trị chung chúng ta đang sở hữu - là kết cấu xã hội, là nhân tính tốt đẹp.
Nếu không thể làm những điều đó, chúng ta đã để dịch bệnh chiến thắng.
Theo news.zing.vn
'Đoàn quân' 10 vạn con vịt của Trung Quốc, chưa chiến đấu đã gặp khó Thời tiết khô, nắng nóng sẽ là yếu tố bất lợi khiến cho hàng nghìn con vịt không thể tiêu diệt được hết châu chấu. Siêu anh hùng diệt cào cào Theo BBC, Trung Quốc có thể cử 100.000 con vịt sang nước láng giềng Pakistan để giúp giải quyết đàn cào cào đang bùng phát. Ngày 20/2, trang Twitter của đài truyền...