Thấm thía trước những điều cha mẹ luôn tiếc nuối khi con cái trưởng thành
Rất nhiều cha mẹ nghĩ về những điều này trong quá khứ và cảm thấy tiếc nuối vì chưa thể dành cho con những điều tốt đẹp nhất.
Trong quá trình trưởng thành, trẻ con rất cần sự gắn kết, giúp đỡ đến từ cha mẹ. Khi con cái muốn bạn ngồi chơi cùng chúng, bạn lại từ chối để làm việc khác. Nhưng rồi đến lúc bạn nhận ra, con bạn đã trưởng thành và có cuộc sống riêng – một cuộc sống không hề liên quan đến bạn. Không có cách nào để quay ngược lại thời gian đã mất. Vì vậy, hãy cố gắng dành thời gian gần gũi bên con cái.
Hãy cố gắng dành thời gian gần gũi bên con cái. (Ảnh minh họa)
Không dành cho con những cái ôm thường xuyên
Các nhà khoa học đã chứng minh tầm quan trọng của những cái ôm đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Hành động này đem lại rất nhiều lợi ích và cha mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc vô ngần khi con cái sà vào lòng mình. Đôi khi, vì nhiều lý do khác nhau mà cha mẹ từ chối trao cho con những cái ôm. Nhưng đến khi con cái trưởng thành, chúng sẽ từ chối những cái ôm của bạn. Vì vậy, hãy tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc ấy khi còn có thể.
Không lưu giữ những hình ảnh của con
Trong tương lai, bạn sẽ nhớ về những khoảnh khắc quý giá của gia đình trong quá khứ, rồi cùng những đứa con đã trưởng thành ôn lại kỉ niệm. Nhiều bậc cha mẹ thực sự hối tiếc khi không chụp thật nhiều ảnh lúc con cái còn nhỏ. Mặc dù công nghệ hiện đại ngày càng phát triển nhưng album ảnh vẫn là cách tốt nhất để lưu giữ những bức ảnh quý giá.
Không ghi lại những câu nói đầu tiên của con cái
Những câu bi bô tập nói đầu đời của con trẻ sẽ là kỉ niệm đẹp của cha mẹ. Chắc hẳn, bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều khi hồi tưởng lại về những kỉ niệm này.
Quá nghiêm khắc
Một số phụ huynh từng chia sẻ rằng một trong những việc tồi tệ nhất mà họ từng làm là chỉ trích con cái vì những lỗi lặt vặt. Điều này khiến mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ bị rạn nứt.
Phạt con cái khi chúng bị điểm kém sẽ khiến kết quả học tập của chúng trên trường lớp càng tệ hơn. Hãy chỉ áp dụng hình phạt trong những vấn đề nghiêm trọng chứ không phải những lỗi lặt vặt mà đứa trẻ nào cũng mắc phải.
Cha mẹ thường sẽ hối hận vì những lần đã lỡ quá nghiêm khắc với con.
Video đang HOT
Không lắng nghe ý kiến của con
Có thể bạn đã từng nhiều lần nói: “Con còn quá nhỏ để quyết định mọi việc” hay “Người lớn biết nhiều hơn, trẻ con chẳng biết gì”. Sự thật rằng, việc bàng quang trước ý kiến của con cái còn để lại hậu quả nặng nề hơn cả việc xúc phạm chúng.
Khi những ý kiến của bản thân bị lờ đi, đứa trẻ sẽ trưởng thành trong cảm giác thiếu an toàn. Nếu như luôn bị người lớn quyết định hộ mọi việc, làm sao đứa trẻ biết được chúng cần gì cho cuộc sống riêng? Hãy để con bạn lựa chọn và tự đưa ra quyết định. Dành thời gian để thảo luận, lắng nghe mong muốn của con cái thay vì chọn cách lờ đi.
Không đem lại nhiều niềm vui cho con cái
Những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu thật sự quý giá đối với cá nhân mỗi người. Những điều đơn giản, chẳng hạn như một kì nghỉ vui vẻ cũng có tác động rất lớn đến cuộc sống sau này. Nếu đứa trẻ được sống trong một môi trường lành mạnh, chúng sẽ được phát triển theo hướng tích cực. Chúng sẽ dễ thích nghi với hoàn cảnh khi trưởng thành hơn.
Nghe theo lời khuyên của người khác
Những người mẹ trẻ thường bị tác động bởi lời khuyên từ những người xung quanh (mặc dù lời khuyên ấy có thể không phù hợp). Bạn sẽ nghe theo hướng dẫn chăm sóc, nuôi dạy con cái của các “chuyên gia” này.
Trong khi đó, đáng lý bạn phải là người hiểu nhất về con mình, về những gì tốt nhất cho chúng. Tất nhiên, bạn có thể nghe ý kiến của người khác để tham khảo nhưng không nhất thiết phải làm theo. Bạn không nên để người lạ nhận xét con bạn là nghịch ngợm, hư hỏng. Bạn nên đứng về phía con để chúng cảm nhận được sự ủng hộ từ bạn.
Cha mẹ nên đứng về phía con để chúng cảm nhận được sự ủng hộ từ bạn. (Ảnh minh họa)
Không ở bên con cái trong giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời
Một số điều có thể đối với người lớn là vụn vặt, nhưng lại rất quan trọng đối với đứa trẻ. Ví dụ ngay cả khi có lý do chính đáng, bạn cũng đừng bỏ lỡ buổi tiệc sinh nhật của con. Trong tương lai, bạn sẽ hối tiếc khi đã bỏ lỡ quá nhiều sự kiện quan trọng trong quá khứ của con mình.
Theo VTC
9 sai lầm tai hại khi dạy con cái cha mẹ nào cũng mắc phải
Cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con, nhưng không phải ai cũng biết dạy con đúng cách.
Tất cả chúng ta đều mong muốn con cái khi trưởng thành sẽ gặt hái được nhiều thành công. Để đạt được điều đó, các vị phụ huynh áp dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, một số điều cha mẹ dạy có thể vô tình mang lại nhiều bất lợi cho con cái về sau này. Lý do là bởi nhiều quan điểm trở nên lạc hậu, lỗi thời và không phù hợp với thế hệ trẻ. Dưới đây là những quan điểm sai lầm mà cha mẹ thường hay dạy và hướng suy nghĩ của con trẻ:
"Con của tôi phải có được thứ tốt nhất"
Một trong những đặc điểm của đứa trẻ hư là chúng không bao giờ nghe lời người khác. Khi cha mẹ quá chiều chuộng, dung túng con cái, chúng sẽ càng đòi hỏi hơn. Khi trưởng thành, những đứa trẻ như vậy sẽ dễ bước chân vào con đường nghiện ngập, kỹ năng xã hội kém, thiếu trách nhiệm, ích kỷ và chỉ biết lợi dụng người khác để phục vụ mình.
" Con phải luôn nghe theo lời người lớn"
Cha mẹ luôn yêu cầu con cái phải nghe theo mình, điều này sẽ dẫn tới hệ quả nghiêm trọng trong tương lai. Nhà tâm lý học Laura Markham khẳng định, những đứa trẻ ngoan ngoãn thì khi trưởng thành cũng sẽ "ngoan ngoãn" hệt vậy.
Chúng không biết cách tự gánh vác và trở thành con rối của những kẻ thích thao túng. Chúng chỉ biết nghe theo mệnh lệnh, không hỏi, không chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Do vậy, cha mẹ cần dạy con cách nói "Không" và bày tỏ quan điểm của mình.
"Điểm A là tốt nhất, điểm C là thất bại"
Bắt con cái đạt kết quả tốt nhất vô hình chung gây ra áp lực cho chúng. Cha mẹ cần giúp con cái hiểu rằng cha mẹ sẽ không bao giờ ghét bỏ dù chúng có thất bại nhiều lần đi chăng nữa.
Theo nhà tâm lý học, tiến sĩ Stephanie O'Leary, thất bại sẽ đem đến nhiều ích lợi cho trẻ. Nó giúp trẻ học cách đối phó với tình huống tiêu cực, cung cấp kinh nghiệm sống cho tương lai.
"Không được đánh nhau cũng như không được đánh trả"
Một người cần biết cách tự đứng lên. Nếu cha mẹ luôn dạy con rằng trong mọi trường hợp đều không được đáp trả lại người khác thì đứa trẻ sẽ luôn im lặng, chịu đựng bị bắt nạt mà không nói lời nào. Trong tương lai, chúng sẽ thua trên các đấu trường đòi hỏi tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, đứa trẻ không thể vin vào lý do này để chiến đấu với tất cả mọi người. Cha mẹ hãy dạy con cách tự bảo vệ mình trong mọi trường hợp, đó mới là điều quan trọng.
"Con chỉ cần học thôi, những việc khác để mẹ lo"
Cha mẹ không nên bảo con chỉ tập trung một nhiệm vụ chính và các việc khác để họ lo. Bất cứ ai muốn thành công đều phải tích lũy, học hỏi nhiều kỹ năng và tự chịu trách nhiệm cho mọi lĩnh vực của cuộc sống. Được cha mẹ chăm sóc và bao bọc quá mức sẽ khiến những đứa trẻ này sẽ trở thành người thiếu trách nhiệm khi trưởng thành.
"Con phải học đại học ngay khi tốt nghiệp cấp 3"
Nếu đứa trẻ không có đam mê, chúng sẽ lựa chọn con đường tương lai theo đề xuất của cha mẹ. Một lựa chọn như vậy có thể trở thành sai lầm đáng tiếc trong cuộc đời của chúng. Để tránh điều đó, cha mẹ không nên tạo áp lực quá lớn và để con mình tự sắp kế hoạch cuộc sống của mình.
"Chỉ bằng đại học mới có giá trị"
Tất nhiên, không thể phủ nhận rằng giáo dục đại học chiếm vai trò quan trọng. Nhưng bằng đại học không thể quyết định toàn bộ tiền lương một người kiếm được trong tương lai. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quốc gia, thị trường, giá trị nghề nghiệp,...
Ở một số ngành công nghiệp có mức lương cao (làm đẹp, công nghệ thông tin, sản xuất phim,..), bằng đại học còn không quan trọng bằng kỹ năng hay kinh nghiệm. Vì vậy, có rất nhiều người không cần bằng đại học mà vẫn thành đạt.
"Con nên tập trung vào việc học hơn là làm part-time"
Việc làm bán thời gian có thể mang lại kinh nghiệm quý giá, kết nối xã hội và thậm chí quyết định được tương lai của một đứa trẻ. Ngày nay, các nhà tuyển dụng hiểu được giá trị của công việc bán thời gian. Những kinh nghiệm làm thêm sẽ khiến CV của một sinh viên nổi bật hơn những người khác.
Các chuyên gia tin rằng phần lớn công việc trong tương lai còn chưa xuất hiện trong thời điểm hiện tại. Do vậy, đứa trẻ không chỉ trau dồi kiến thức mà còn cần biết đến các kỹ năng mềm khác để phục vụ công việc.
"Người khác sẽ làm việc đó thay con"
Nhiều phụ huynh dạy con mình không nên nổi bật, không nói quá nhiều, không làm chuyện bao đồng. Những đứa trẻ được giáo dục như vậy khi lớn lên sẽ trở nên thờ ơ và thiếu đi lòng vị tha.
Theo VTC
Chắp cánh cho ước mơ của trẻ em khuyết tật Tốt nghiệp phổ thông, Lê Thị Giang đăng ký thi vào Khoa Tâm lý, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Ba mẹ, người thân đã ngăn cản trước quyết định đó của cô. Mặc dù vậy, Giang vẫn theo đuổi ước mơ của mình. "Ai cũng có mơ ước, khao khát được sống một cuộc sống bình thường, nhưng đối với các...