Thấm thía lời cổ nhân dạy: Ở đời không bưng 3 loại bát, không phát 3 loại tài và không mắc 3 loại nợ
Tục ngữ có dạy: “Không bưng ba loại bát, không phát ba loại tài, không mắc ba loại nợ”, chính là lời dạy dành cho người trên có mẹ già, dưới có con nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của lời dạy trên nhé.
Không bưng 3 loại bát:
1. Không bưng bát của người thân bạn bè
Người vùng quê nói bưng bát tức là ăn cơm, có cơm ăn nghĩa là có thể sống được, vì vậy bưng bát ở đây muốn nói đến sự kiếm sống, làm việc kiếm tiền. Không bưng bát của người thân bạn bè có nghĩa là khi bạn đang tìm kiếm công việc hoặc làm muốn làm ăn kinh doanh, tốt nhất không nên tìm người thân bạn bè của mình.
Bởi vì nếu là người thân bạn bè, quan hệ công việc cộng với quan hệ thân thiết, nếu như xử lý không tốt rất dễ khiến mối quan hệ với người thân bạn bè trở nên xa cách, thậm chí là rạn nứt. Hợp tác với người thân bạn bè cần phải có một tấm lòng rộng lượng, một khuôn mẫu lớn hơn, và càng không được so đo toan tính.
2. Không bưng bát nhanh gọn lẹ
Bưng bát nhanh gọn lẹ chính là làm những chuyện mưu cầu lợi ích trong thời gian ngắn. Ví dụ, có rất nhiều người đang làm việc rất tốt, đột nhiên có người nói, có một dự án gì đó, kiếm được tiền rất nhanh, vì vậy mà người đó đã quả quyết từ chức, rồi đi đầ tư vào dự án kiếm tiền nhanh đó. Nhưng phần lớn luôn là mất cả số vốn ban đầu. Cách kiếm tiền nhanh gọn lẹ này luôn đi kèm với rủi ro rất cao.
Những lúc gặp được “cơ hội” không rõ ràng chắc chắn trong cuộc đời, bạn cần phải vượt qua được cám dỗ, phải suy nghĩ bằng lý trí.
3. Không bưng bát bỏng tay nguy hiểm
Cái gọi là bưng bát bỏng tay nguy hiểm nghĩa là vì muốn giành lấy sự thăng tiến, đạt được lợi ích mà đi làm một số chuyện có rủi ro cao.
Có một số người có tiêu chuẩn rất cao nhưng bản thân lại không thực hiện được những tiêu chuẩn đó, dù đã có được một vị trí nhất định trong sự nghiệp của mình nhưng vẫn chưa hài lòng. Có rất nhiều chuyện nhìn bề ngoài tưởng rằng bản thân có thể làm được, nhưng một khi bắt tay vào làm, mới biết thật ra nó khó hơn mình nghĩ rất nhiều. Cách kiếm tiền nhanh gọn lẹ luôn đi kèm với rủi ro cao.
Không phát 3 loại tài
1. Không dựa vào chức vụ để phát tài
Video đang HOT
Có một số người khi đã có được thành tựu nhất định trong một công ty hoặc một đơn vị nào đó, vì muốn kiếm thêm tiền mà lợi dụng quyền hành trong tay để làm một số chuyện không chính đáng. Tuy là có kiếm được một chút tiền, nhưng nếu như xảy ra chuyện thì cũng khiến cho sự nghiệp mà mình cố gắng phấn đấu suốt nhiều năm bị hủy trong chốc lát.
Quân tử chỉ thích tiền của kiếm bằng con đường chính đáng. Kiếm tiền một cách đườg hoàng, tuyệt đối không được chấp nhận rủi ro mà đi làm một số chuyện nguy hiểm.
2. Không phát tài vượt mức ba loại tình cảm
Không phát tài vượt mức ba loại tình cảm nghĩa là không vì làm giàu mà bỏ mặc tình cảm của người thân, bạn bè và gia đình.
Văn hóa truyền thống luôn dạy chúng ta rằng, phải hiếu kính với người nhà, phải kính trọng người thân, phải chân thành với bạn bè, ba loại tình cảm này là thứ vô cùng quý giá, bao nhiêu tiền cũng không thể sánh bằng, vì vậy không nên thông qua việc dùng cạn kiệt tình cảm của họ để phát một chút tài lộc nhỏ.
3. Không phát tài bằng việc làm hại người khác
Phát tài bằng việc làm hại người khác chính là thông qua việc làm gây tổn hại lợi ích của người khác để làm giàu cho bản thân.
Đừng làm những chuyện hại người lợi mình, bởi vì cuộc đời còn rất dài, lúc lên voi lúc xuống chó, nói không chừng đến một lúc nào đó bạn rơi vào trong tay của người ta thì sao? Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt.
Không nên phát tài bằng cách hại người khác
Không mắc ba loại nợ:
1. Không mắc nợ con cái
Cho dù bạn bận rộn ra sao, sự nghiệp quan trọng như thế nào đi nữa, so với con cái thì đều không quan trọng. Trong quá trình đồng hành cùng con khôn lớn, sự vắng mặt của mỗi một thời khắc quan trọng đều là một sự hối tiếc không thể nào bù đắp được.
Vợ con, cha mẹ đều là những người quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta, không nên làm những chuyện có lỗi với họ, sự hiện diện của vợ và con cái, ơn nuôi dưỡng của cha mẹ, đều là những thứ quý giá nhất trong cuộc đời.
2. Không mắc nợ cha mẹ
Tục ngữ nói: “Con muốn nuôi mà cha mẹ không còn”, đây là sự hối tiếc của người con vì đã không làm tròn bổn phận với cha mẹ, cũng là mắc nợ cha mẹ.
Khi chúng ta bận rộn với công việc, thông thường sẽ quên đi việc hiếu kính với cha mẹ mình, mọi người đều nghĩ rằng: đợi qua thời gian bận rộn này rồi sẽ quay về nhà thăm cha mẹ, kiếm đủ tiền rồi sẽ hiếu thảo với cha mẹ…
Nhưng không hay biết rằng, trong lúc bạn đang bận rộn kiếm tiền cũng chính là lúc cha mẹ bạn đang từ từ già đi.
Cùng lúc đó, bạn cũng đang làm gương cho con cái bạn thấy, bạn đối xử với cha mẹ mình như thế nào, tương lai con cái của bạn cũng sẽ đối xử với bạn như thế.
3. Không mắc nợ ân nhân
Trong cuộc đời mỗi người đều luôn có quý nhân của riêng mình, đó cũng chính là ân nhân của mình. Có một số ân nhân chính là thầy cô giáo của mình, có một số ân nhân chính là bạn bè của mình, có một số ân nhân lại chính là cấp trên của mình,…
Có rất nhiều cách để báo đáp ân nhân của mình, có thể là sự trưởng thành của chính bản thân mình, cũng có thể là một lời thăm hỏi ấm áp, hoặc sự quan tâm, hoặc là sự giúp đỡ…
Câu tục ngữ “không bưng ba loại bát, không phát ba loại tài, không mắc ba loại nợ” bao quát hết toàn bộ phương diện trong cuộc sống, gần như là nguyên tắc xử thế của mỗi người. Nếu như ai ai cũng có thể dựa theo guyên tắc này để yêu cầu bản thân mình, thì chắc chắn cuộc đời của chúng ta sẽ không trở nên quá tệ.
Xin về chăm mẹ đẻ ốm, mẹ chồng cười tươi đồng ý nhưng dúi thêm thứ khiến tôi chết đứng
Nhưng bất ngờ là khi tôi xin phép mẹ chồng thì bà chỉ suy nghĩ một lát rồi cười tươi đồng ý.
Biết tôi sáng hôm sau sẽ về ngoại, bà còn giục tôi đi ngủ sớm để sáng mai đi cho đỡ mệt. Tôi ngỡ tưởng mình nằm mơ, không thể tin nổi mẹ chồng bỗng dưng dễ tính và rộng lượng đến vậy.
Mọi người ơi, con gái đi lấy chồng thì phải từ bỏ gia đình và bố mẹ đẻ hay sao? Đi lấy chồng rồi thì không còn được về thăm bố mẹ đẻ, thậm chí lúc ông bà ốm đau, bệnh tật ư?
Tôi lấy chồng 5 năm nay, có một đứa con trai đầu lòng. Suốt 5 năm qua, tôi tự thấy mình đã làm tròn đạo làm vợ, làm dâu, chăm sóc chồng và cư xử với bố mẹ chồng không đến nỗi nào. Thế nhưng mẹ chồng vẫn khắt khe với tôi vô cùng, nhất là trong vấn đề về nhà bố mẹ đẻ.
Bố mẹ tôi cũng mong ngóng cháu ngoại lắm chứ. Tôi cũng đều lựa những lúc gia đình chồng không bận bịu gì mới xin ông bà cho tôi đưa cháu về bên ngoại chơi. Thế nhưng lần nào mẹ chồng tôi cũng tìm mọi cách ngăn cản. 5 năm lấy chồng, dù nhà ngoại cách chưa đến 50 cây số nhưng mỗi năm tôi chỉ về được một lần vào dịp Tết. Thậm chí còn không được ngủ qua đêm mà phải đi về trong ngày.
Mẹ chồng vẫn khắt khe với tôi vô cùng, nhất là trong vấn đề về nhà bố mẹ đẻ. Ảnh minh họa
Tôi than thở với mẹ thì bà bảo đã lấy chồng rồi thì cố gắng nhẫn nhịn cho nhà cửa êm ấm. Ông bà chỉ cần tôi sống tốt, còn chuyện thăm hỏi nếu không thể về được cũng không sao cả. Nghe lời mẹ, tôi lại cố gắng chịu đựng suốt 5 năm qua.
Thế nhưng đợt vừa rồi mẹ tôi bị ốm nhập viện. Tôi thương mẹ đứt ruột, chỉ muốn lao nhanh về với mẹ mà thôi. Tôi bảo chồng rằng tôi sẽ về chăm mẹ khoảng chục ngày đến nửa tháng để trọn đạo làm con. Chồng bảo anh không phản đối thế nhưng quan trọng là mẹ chồng có đồng ý hay không. Tôi biết thế nào bà cũng khó chịu nhưng ý tôi đã quyết rồi.
Nhưng bất ngờ là khi tôi xin phép mẹ chồng thì bà chỉ suy nghĩ một lát rồi cười tươi đồng ý. Biết tôi sáng hôm sau sẽ về ngoại, bà còn giục tôi đi ngủ sớm để sáng mai đi cho đỡ mệt. Tôi ngỡ tưởng mình nằm mơ, không thể tin nổi mẹ chồng bỗng dưng dễ tính và rộng lượng đến vậy. Tôi nghĩ có lẽ bình thường mẹ chồng khắt khe nhưng trong những trường hợp đặc biệt thì bà vẫn là người biết suy nghĩ thấu đáo.
Ai ngờ được sáng hôm sau khi tôi chuẩn bị ra khỏi nhà thì mẹ chồng gọi tôi lại rồi đặt vào tay tôi một túi hành lý nặng trịch. Bà cười bảo tôi về ngoại mà lại không mang hành lý thì về kiểu gì. Tôi giải thích rằng chỉ về khoảng 10 đến 15 ngày, cũng không cần mang quá nhiều đồ đạc. Mẹ chồng nghe vậy thì thản nhiên tuyên bố: "Muốn về thì về hẳn đi, đừng bao giờ quay lại nhà này nữa. Đã đi lấy chồng còn muốn về chăm sóc bố mẹ đẻ, thế thì lấy chồng để làm gì? Tốt nhất là cô về ở hẳn với bố mẹ cô đi cho lành!".
Ngày hôm đó tôi đã quyết định đi tiếp nhưng tôi mang theo con và tất cả đồ đạc của 2 mẹ con. Ảnh minh họa
Tôi sững sờ không nói được gì. Cầm túi hành lý trên tay mà tôi không biết nên đi tiếp hay quay lại. Đi tiếp thì có lẽ sẽ nổi lên một hồi phong ba bão táp khiến cuộc hôn nhân của tôi phải chao đảo. Mà quay lại thì từ giờ đến hết đời, tôi sẽ phải sống trong sự cùm kẹp, khắt khe của bố mẹ chồng. Liệu tôi có chịu đựng được hay không? Chẳng lẽ từ giờ đến hết đời tôi phải coi như mình không có bố mẹ đẻ nữa ư?
Ngày hôm đó tôi đã quyết định đi tiếp nhưng tôi mang theo con và tất cả đồ đạc của 2 mẹ con. Tôi dự định sẽ ly hôn. Song khi về đến nhà, bố mẹ tôi thấy vậy thì lập tức sốt sắng khuyên tôi nên quay về xin lỗi gia đình chồng. Chồng tôi cũng gọi điện đến, bảo rằng anh sẽ cho tôi một cơ hội, nếu tôi chịu quay về quỵ lụy xin mẹ chồng tha thứ thì anh sẽ coi như không có chuyện gì. Còn không thì chúng tôi chỉ còn cách kết thúc vì anh chỉ có một người mẹ duy nhất mà thôi. Nghĩ đến đó tôi lại chạnh lòng ghê gớm, anh có một mẹ thì tôi cũng chỉ có một bố mẹ!
Tôi nên làm thế nào đây để mẹ chồng và chồng thay đổi quan niệm đó. Tôi không muốn phá vỡ gia đình. Tôi không muốn bố mẹ buồn. Tôi không muốn làm căng với mẹ chồng. Mọi người giúp tôi với nhé.
Vì sao Tiếng Việt 1 dùng truyện ngắn nước ngoài thay ca dao tục ngữ Việt Nam? "Thời điểm này mới chỉ bắt đầu năm học mới, học sinh đang tập làm quen với mặt chữ, nếu đưa ca dao, tục ngữ sẽ không phù hợp với mức độ tiếp nhận". Đây là khẳng định của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới kiêm chủ biên sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều...