Tham tán thương mại Trung Quốc: Ùn ứ nông sản sang Trung Quốc lần này là nghiêm trọng nhất
Trao đổi với phóng viên chiều 20/12, ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho biết, ùn ứ nông sản quy mô nhỏ ở các cửa khẩu hàng năm đều có nhưng trong ấn tượng của tôi, đây là lần ùn tắc nghiêm trọng nhất”.
Tham tán thương mại Trung Quốc: 6.000 xe ùn ứ ở biên giới
Trước thông tin một số cảng biển phía Trung Quốc tạm ngừng thông quan một số cảng biển ở phía Nam dịp Tết Nguyên đán, ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán thương mại Trung Quốc cho biết, đến ngày hôm nay, 20/12 vẫn chưa chính thức nhận được thông tin này và sẽ xác nhận lại thông tin.
Ông Hồ Tỏa Cẩm cũng cho biết, đã nắm được tình trạng xe vận chuyển hàng hóa ùn ứ ở cửa khẩu biên giới, 2 bên cộng lại là 6.000 xe.
Lượng xe ùn ứ rất lớn, do vậy lãnh đạo 2 nước, Đại sứ quán Trung Quốc cũng rất quan tâm, tìm cách tháo gỡ khó khăn” – ông Hồ Tỏa Cẩm nói.
Lý giải việc Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách “zero Covid”, ông Hồ Tỏa Cẩm cho biết, Trung Quốc có 1,4 tỷ dân, nếu áp dụng chính sách “sống chung” với Covid-19 thì nguy cơ vỡ trận là rất lớn và rất khó kiểm soát.
“Nếu không kiểm soát được tình hình dịch thì sẽ ảnh hưởng đến mỗi gia đình, địa phương, thậm chí ảnh hưởng cả khu vực và thế giới – ông Hồ Tỏa Cẩm nói.
Video đang HOT
Tham tán thương mại Trung Quốc Hồ Tỏa Cẩm: Chưa nhận được thông tin một số cảng biển dừng 14 ngày dịp Tết
Ùn ứ nông sản sang Trung Quốc lần này là nghiêm trọng nhất
“Chúng tôi nhập khẩu nông sản từ nhiều nước, trong đó nguồn hàng từ Việt Nam là rất lớn. Việc ùn ứ quy mô nhỏ, hàng năm đều có. Song chính vì Covid-19, việc ùn ứ phát sinh nghiêm trọng. Trong ấn tượng của tôi, đây là lần ùn tắc nghiêm trọng nhất”, ông Hồ Tỏa Cẩm cho biết.
Ông Cẩm nói thêm rằng các nước xuất khẩu nông sản khác ít có biên giới đường bộ với Trung Quốc nhiều như Việt Nam. Các quốc gia này đi đường biển, đường không. Theo thông tin của đại diện Sứ quán Trung Quốc, hiện còn khoảng 2.500 xe container đang ùn ứ tại thành phố Bằng Tường, thành phố Sùng Tả, khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây. Tổng lượng xe ùn tắc ở hai bên là khoảng 6.000 xe.
Trước các biện pháp kiểm soát dịch của Trung Quốc, ông Hồ Tỏa Cẩm khuyến nghị các doanh nghiệp tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19.
Theo ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam: Lần ùn ứ nông sản này là nghiêm trọng nhất. Ảnh: P.V
“Vừa qua, cửa khẩu phụ Tân Thanh Pò Chài buộc phải tạm dừng vì phát hiện một lái xe dương tính với virus SARS-CoV-2″ – ông Hồ Tỏa Cẩm nói.
Chính quyền thành phố Bằng Tường đã và đang triển khai các biện pháp phòng dịch, lưu ý tới việc tranh thủ thời gian để không làm ảnh hưởng lưu thông hàng hóa.
“Tôi nghĩ chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã làm rất tốt, trong việc thông báo tới doanh nghiệp và các địa phương khác. Tuy nhiên, do đây đang là vụ thu hoạch nên cũng khó giải quyết triệt để” – ông Hồ Tỏa Cẩm nói.
Cũng theo lời ông Hồ Tỏa Cẩm, việc ùn ứ tại cửa khẩu đã gây nên sự đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản. “Hiện có 9 loại mặt hàng đã xuất chính ngạch sang Trung Quốc. Số lượng này lẽ ra tăng thêm, nhưng vì dịch Covid-19, tiến trình đàm phán Nghị định thư bị đình trệ”, ông Hồ Tỏa Cẩm thông tin.
“Về chanh leo, ớt, khoai lang, sầu riêng, tôi đề nghị Bộ NNPTNT Việt Nam nghiên cứu làm việc trực tuyến với Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Chúng ta cần có giải pháp thích ứng trong thời gian dịch bệnh” – Tham tán thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh.
Vải đóng hộp 'Made in Vietnam' lần đầu tiên lên kệ hệ thống siêu thị châu Á lớn nhất Pháp
Phóng viên TTXVN tại Paris dẫn thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết hơn 20 tấn vải đóng hộp của Việt Nam lần đầu tiên lên kệ hệ thống siêu thị tại Pháp.
Những hộp vải đầu tiên "Made in Vietnam" được bày bán tại kệ siêu thị Tang Frères ở thủ đô Paris (Pháp). Ảnh: Sơn Vũ
Đây là công ty vải đóng hộp đầu tiên được nhập khẩu trực tiếp bởi Tang Frères - hệ thống phân phối bán lẻ, nhà nhập khẩu, nhà phân phối bán buôn thực phẩm châu Á lớn nhất tại Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên trái cây đóng hộp của Việt Nam được bày bán trên kệ hàng của một chuỗi phân phối bán lẻ tại Pháp.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đánh giá sự kiện này là một thành công rất quan trọng, mở ra một hướng phát triển mới cho trái cây Việt Nam trên thị trường Pháp và Liên minh châu Âu (EU). Ông chia sẻ: "Mặc dù chúng ta đã có những doanh nghiệp mạnh về trái cây đóng hộp, nhưng cho tới nay các sản phẩm này mới chỉ được nhập khẩu vào Pháp với số lượng ít, qua các đầu mối nhập khẩu nhỏ. Vì vậy, đối với phân khúc thị trường trái cây này, chúng ta vẫn còn rất nhiều dư địa, và các doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa cơ hội, giảm tải cho sức ép rất lớn về đầu ra mỗi khi đến mùa vụ thu hoạch, đồng thời cũng khẳng định năng lực cung cấp trái cây ổn định của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các đối tác quốc tế". Tuy nhiên, ông cũng lưu ý các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có được một kế hoạch phát triển bài bản, dài hạn đủ để có thể tiếp cận thị trường khó tính châu Âu, qua đó xây dựng cho bức tranh chung Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value).
Theo ông Vũ Anh Sơn phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp, để có được thành công này, Thương vụ đã phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, trong việc lựa chọn các nhà cung cấp có năng lực và hiểu biết về thị trường. Bên cạnh đó, việc khai thác mạng lưới cộng tác viên xuất khẩu đã phát huy tác dụng để tìm được những đối tác tiềm năng nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong suốt quá trình làm việc do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với đối tác trong khi quá trình sản xuất, vận chuyển bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng COVID-19 vừa qua tại Việt Nam. Nhưng với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Pháp và nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, thông tin được trao đổi liên tục, xuyên suốt đã tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau từ cả hai phía doanh nghiệp để đạt được thỏa thuận và hoàn tất bước đầu của hợp đồng ngay giữa đỉnh dịch.
Ông Sơn cũng cho biết thông qua đối tác Pháp này, hàng hóa của Việt Nam sẽ vừa tiếp cận đông đảo người tiêu dùng Pháp, vừa tiếp cận được các khách hàng chuyên nghiệp như các nhà hàng, các cửa hàng, siêu thị nhỏ ở vùng xa xôi, và cũng mở ra cơ hội để trái cây đóng hộp Việt Nam đến được các đại siêu thị.
Tang Frères hiện là hệ thống phân phối bán lẻ, nhà nhập khẩu, nhà phân phối bán buôn thực phẩm châu Á lớn nhất tại Pháp. Ảnh: Sơn Vũ
Tới nay, hiệp định EVFTA đã và đang có những ý nghĩa rất lớn đối với việc khai thông, mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngoài những lợi ích dễ nhận thấy nhất là về mặt thuế quan, việc Việt Nam tham gia Hiệp định này đã truyền tải đi những thông điệp, hình ảnh tích cực tới các đối tác nước ngoài. Thực tế cho thấy nhiều đối tác là các hệ thống phân phối nước ngoài đang cân nhắc, theo nhiều hình thức khác nhau, tăng tỷ lệ hàng hóa Việt Nam trong hệ thống của họ, ngay cả khi rất nhiều nhóm hàng hóa đã được hưởng thuế quan 0% từ trước khi Hiệp định có hiệu lực.
Hoạt động xúc tiến trái cây đóng hộp là tiếp nối chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương nhằm tạo nhu cầu cho thị trường và mở đầu ra cho nông sản Việt Nam tại Pháp. Đây cũng là một phần trong các hoạt động thuộc Đề án "Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài".
Trước đó, bên lề chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hồi đầu tháng 11, Tuần lễ hàng Việt Nam tại chuỗi siêu thị Carrefour đã được tổ chức rất thành công tại Pháp, mở đường cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường siêu thị Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.
Chuyển đổi số qua góc nhìn của một bà chủ trồng rau: Chỉ cần 1 người quản lý được trang trại 5ha Chuyển đổi số qua góc nhìn của một bà chủ trồng rau: Chỉ cần 1 người quản lý được trang trại 5ha Nói về chuyển đổi số trong nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: Đó là một xu thế không thể chậm trễ! Đó cũng là cơ sở để T.Ư Hội NDVN và Bộ NNPTNT chủ trì, giao...