Tham tán thương mại phải tham mưu chiến lược phát triển thị trường cho hàng Việt
Tham tán thương mại phải tham mưu các vấn đề chiến lược, đề xuất những phản ứng chính sách phù hợp, phát triển thị trường cho hàng xuất khẩu, bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp trong hội nhập.
Tham tán Thương mại là “cầu nối” đưa hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh tế – thương mại, công tác thị trường nước ngoài và xúc tiến thương mại góp phần tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tăng cường công tác kết nối, phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động xuất khẩu Bộ Công thương tổ chức họp Hội nghị các Tham tán Thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Âu tại Geneva, Thụy Sỹ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao những kết quả hoạt động của hệ thống Thương vụ đã đạt được trong thời gian vừa qua tại thị trường châu Âu, vốn là địa bàn có những đối tác xuất khẩu chiến lược hàng đầu của Việt Nam, đồng thời cũng là khu vực Việt Nam đang ưu tiên nỗ lực mở rộng hợp tác về mọi mặt, chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại…
Với các Hiệp định Thương mại tự do đã có hiệu lực tại khu vực châu Âu như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA), việc nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, khung hợp tác để tận dụng cơ hội do hội nhập đem lại, thúc đẩy việc tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, cũng như tham gia hình thành các chuỗi giá trị mới là nhiệm vụ quan trọng của Bộ Công thương và các Thương vụ.
Năm 2021 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với các nước châu Âu đạt 72,52 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020.
Xuất khẩu sang thị trường Châu Âu năm 2021 đạt 50,7 tỷ USD tăng 14,7% so với năm 2020. Trong đó, khối EU đạt 40,1 tỷ USD tăng 14,2%, các nước ngoài EU đạt 10,6 tỷ USD, tăng 1,51 tỷ USD so với năm 2020. Trong năm 2021 tỷ trọng xuất khẩu sang khu vực châu Âu chiếm 15% tổng xuất khẩu của cả nước.
Video đang HOT
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực trong năm 2021 đạt 21,8 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2020. Xuất siêu 28,88 tỷ USD trong năm 2021.
4 tháng năm 2022, kim ngạch song phương đạt 25,39 tỷ USD, tăng 11,4 % so với cùng kỳ năm 2021, xuất siêu 11,58 tỷ USD.
Bộ trường chỉ đạo các tham tán thương mại chủ động nắm bắt, phân tích, đánh giá chính sách nước sở tại và kiêm nhiệm, kịp thời tham mưu cho Bộ các vấn đề mang tính chất chiến lược và đề xuất những phản ứng chính sách phù hợp, để bảo đảm quyền lợi của đất nước, của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Thương vụ tại thị trường châu Âu cần tiếp tục đi sâu, nghiên cứu, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của thị trường, từ đó tham mưu cho Bộ chiến lược phát triển thị trường, kết nối giao thương; khuyến cáo, định hướng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước cho các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, các địa phương, nhằm tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.
Các Thương vụ phải tăng cường kết nối hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là những ngành công nghiệp có tính chất nền tảng (cơ khí, chế biến, chế tạo, điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu, hoá chất, dược phẩm…), thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu có sự biến động mạnh, thường xuyên trong tình trạng đứt gãy/gián đoạn, nhiệm vụ của các Thương vụ là phải tìm kiếm, phát hiện, kết nối để đa dạng nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ các ngành sản xuất trong nước, thúc đẩy hợp tác với nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam, để Việt Nam có thể tự chủ trong sản xuất và xuất khẩu, chủ động tham gia và nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, các Thương vụ cần tích cực tìm kiếm, kết nối, thu hút đầu tư trong các khâu sản xuất, cung ứng các vật tư, vật liệu, thiết bị phục vụ phát triển ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, tiến tới làm chủ về công nghệ, quá trình sản xuất, thiết bị.
Mở ra cơ hội xuất khẩu trà Lai Châu sang Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á
Ngày 15/6, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Lai Châu phối hợp tổ chức Hội thảo "Tăng cường xuất khẩu sản phẩm trà của tỉnh Lai Châu vào thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á".
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: TTXVN
Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với mục tiêu hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm trà của tỉnh Lai Châu với các đối tác khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải đồng chủ trì Hội thảo.
Từ 70 điểm cầu, trên 80 đại biểu dự trực tiếp và trên 100 đại biểu dự trực tuyến gồm các Đại sứ, Tham tán Thương mại, đại diện Đại sứ quán các nước Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á tại Hà Nội và của Việt Nam tại khu vực, cùng lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trà tỉnh Lai Châu, các đối tác nhập khẩu trà tiềm năng tại Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á.
Các đại biểu đã dự hai phiên thảo luận: "Sản phẩm trà Lai Châu tăng cường tiếp cận thị trường Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á: Tiềm năng, thế mạnh và cơ hội" và "Phương hướng thúc đẩy hợp tác sản xuất, tiêu thụ trà giữa tỉnh Lai Châu với các đối tác Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á".
Đại biểu tham quan các sản phẩm trà bên lề Hội thảo. Ảnh: TTXVN
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đánh giá, khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm trà của tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động xuất khẩu trà của Việt Nam nói chung và của tỉnh Lai Châu sang khu vực trên còn khá khiêm tốn, chủ yếu là do doanh nghiệp hai bên còn thiếu thông tin về nhau và chưa có các kênh kết nối hiệu quả. Hội thảo lần này là cơ hội tốt để doanh nghiệp, cơ quan quản lý hai bên tăng cường tiếp cận, thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới.
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu khẳng định, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp trà của tỉnh triển khai hoạt động hợp tác với các nước, các đối tác trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải nhấn mạnh các ưu điểm của sản phẩm trà địa phương. Theo đó, các sản phẩm trà của Lai Châu được trồng ở những vùng núi cao, khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt, do vậy có chất lượng cao và hương vị độc đáo so với các loại trà khác, phù hợp với chế biến các loại trà, đặc biệt là trà đen...
Ông Hà Trọng Hải cũng bày tỏ mong muốn tại Hội thảo này, doanh nghiệp trà của tỉnh Lai Châu và các nước khu vực sẽ kết nối và tìm kiếm các cơ hội hợp tác về xuất khẩu sản phẩm trà, phát triển nguồn nhân lực, phát triển vùng nguyên liệu, chuyển giao công nghệ chế biến...
Đại diện các đầu cầu tham dự Hội thảo. Ảnh: TTXVN
Tham gia thảo luận, đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp tỉnh Lai Châu đã cung cấp thông tin về định hướng phát triển vùng nguyên liệu trà và định hướng phát triển hệ thống sản xuất, phát triển thị trường cho các sản phẩm trà của tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, giới thiệu những đặc điểm nổi bật về chất lượng của sản phẩm trà Lai Châu, đặc biệt là trà đen, mặt hàng được ưa dùng tại khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á.
Các đại biểu tham gia Hội thảo đánh giá cao quy trình sản xuất, đóng gói, xuất khẩu các sản phẩm trà của tỉnh Lai Châu; khẳng định các sản phẩm trà của địa phương sẽ đem đến cho người tiêu dùng ở khu vực thêm các lựa chọn đa dạng, chất lượng về đồ uống. Các đại biểu cũng đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm tận dụng tiềm năng, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm trà của Lai Châu như: Tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến trực tiếp và trực tuyến nhằm giới thiệu sản phẩm đến các đối tác khu vực.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 bước đầu được kiểm soát, các đại biểu cho rằng, cần sớm nối lại các hoạt động quảng bá trực tiếp; nắm bắt và tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn, bảo quản, đóng gói sản phẩm của các thị trường khu vực; trong đó cần nghiên cứu việc áp dụng tiêu chuẩn Halal nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng khu vực; chú trọng xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với đặc thù và nhu cầu của từng thị trường cụ thể; nâng cao chất lượng của các ấn phẩm quảng bá, chú trọng tới nhu cầu và quan tâm của đối tác; phát huy hơn nữa vai trò tích cực của Đại sứ quán và cơ quan thương vụ trong việc làm cầu nối cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Lai Châu tiếp cận các thị trường ở khu vực...
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: TTXVN
Trong khuôn khổ Hội thảo, các doanh nghiệp tỉnh Lai Châu tổ chức gian hàng dùng thử sản phẩm trà dành cho các đại biểu tham dự trực tiếp. Doanh nghiệp hai bên đã tích cực tham gia trao đổi thông tin tại các phiên B2B, kết nối doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Các đại biểu đánh giá cao sáng kiến tổ chức Hội thảo, coi đây là dịp để các đối tác Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á và tỉnh Lai Châu tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mở ra cơ hội xuất khẩu trà của tỉnh, trong đó có định hướng phát triển vùng nguyên liệu trà, cũng như hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp khác.
Nghị quyết 02/NQ-CP: Kỳ vọng những động lực mới Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời, tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh đại...