Tham tán thương mại: Cánh tay nối dài của doanh nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán thương mại 2016, do Bộ Công thương tổ chức ngày 26-2, tại Hà Nội.
Thúc đẩy quan hệ thương mại sẽ góp phần gia tăng sản lượng, giá trị xuất khẩu nông sản.
Tại hội nghị, các ngành, hiệp hội đã nêu nhiều kiến nghị cụ thể với các cơ quan thương vụ, tham tán thương mại, nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho doanh nghiệp (DN) trong nước khi bước ra “sân chơi” hội nhập – tham tán phải thật sự là cánh tay nối dài của DN trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, tăng trưởng xuất khẩu đạt mức khá, với 23 nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu đang diễn ra sôi động. Việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang và sẽ là vận hội rất lớn, có ý nghĩa quan trọng để gia tăng quy mô xuất khẩu hàng hóa trong nước. Vì vậy, các cơ quan thương vụ và mỗi tham tán cần cập nhật thông tin, cung cấp các điều khoản quy định và điều kiện thuận lợi của các FTA để cung cấp cho DN. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cũng đề nghị, các tham tán cần chủ động kết hợp giữa xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư; trong đó tập trung vào việc trao đổi thông tin, lấy DN làm đối tượng phục vụ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tham tán thương mại phải đồng thời là nhà ngoại giao giỏi Đội ngũ tham tán cần bám sát mục tiêu phát triển kinh tế, xuất khẩu của nước ta trong năm 2016 và giai đoạn 2016-2020, có cả thời cơ và thách thức để chủ động thực hiện nhiệm vụ. Tham tán phải đồng thời là nhà ngoại giao giỏi, nhất là trong phát hiện, góp ý cho Chính phủ về cách làm mới, mô hình hợp lý để vận hành xúc tiến thương mại ngoài nước; đặc biệt là những gợi ý để cải cách thể chế kinh tế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, với mục tiêu vì DN. Thủ tướng gợi ý, mỗi cán bộ cần tự hỏi, tại sao các nước khác có thể thực hiện thủ tục hải quan nhanh hơn ở Việt Nam? Cần coi nhiệm vụ cải cách theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế như một điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Liên quan đến yêu cầu tái cấu trúc thị trường xuất khẩu, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, thương vụ và đội ngũ tham tán cần xác định rõ các lợi thế do FTA mới ký kết mang lại và thông tin đến DN. Ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, đó là điều kiện thuận lợi giúp DN cạnh tranh tốt hơn khi hội nhập. Mỗi tham tán cần làm tốt chức năng là “ra đa”, “cánh tay nối dài” cho DN trong việc tìm kiếm khách hàng, thị trường xuất khẩu. Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, VCCI sẵn sàng ủng hộ các tham tán để có thể đảm đương vai trò tư vấn, dẫn hướng DN tìm kiếm thị trường và xuất khẩu. Đây là nhu cầu của DN và nên tìm cơ chế để khuyến khích hoạt động này, thông qua hình thức DN đặt hàng, ký hợp đồng với thương vụ, hoặc tham tán trong những tình huống cụ thể. Làm được như vậy, sẽ góp phần đa dạng hóa hình thức hoạt động và kích thích sức sáng tạo của tham tán thương mại.
Cho rằng quá trình hội nhập mở ra cơ hội nhưng cũng nảy sinh thách thức, nhất là việc nước ngoài lập hàng rào kỹ thuật, nhằm hạn chế xuất khẩu của DN Việt Nam. Thậm chí có cả thông tin phi chính thức, nhận xét thiếu khách quan, bôi nhọ chất lượng sản phẩm của Việt Nam, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Sản xuất và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) đề nghị: Tham tán cần kịp thời tư vấn cho DN biện pháp đối phó hữu hiệu trong tranh chấp thương mại và các rào cản về yêu cầu về VSATTP từ phía nước ngoài. “Nếu ấn định được mỗi thứ sáu hằng tuần các tham tán thương mại và hiệp hội trao đổi thông tin với nhau thì rất tốt” – ông Nguyễn Hoài Nam nêu ý kiến.
Video đang HOT
Xúc tiến thương mại nâng cao hiệu quả xuất khẩu là lối ra cho sản xuất trong nước. Ảnh: Nhật Nam
Chủ động tìm kiếm thị trường mới
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận những đóng góp của cơ quan thương vụ, tham tán trong thời gian qua. Kết quả xuất khẩu là lối ra cho sản xuất trong nước, cũng như tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Mỗi cán bộ tham tán cần tự nâng cao trình độ, trách nhiệm và tinh thần chủ động phục vụ DN, duy trì thị trường truyền thống kết hợp với tìm kiếm thị trường mới.
Thủ tướng kể, chính ông cũng đã từng chủ động giới thiệu các loại nông sản đặc biệt, giàu tiềm năng của Việt Nam, trong một số cuộc gặp với giới chức quốc tế. Cơ quan thương vụ, tham tán phải sát cánh cùng DN, sẵn sàng hỗ trợ DN, nhất là khi họ gặp khó khăn, đồng thời có tiếng nói mạnh mẽ, kịp thời để bảo vệ DN trước các khiếu kiện, tranh chấp và hàng rào thương mại bất hợp lý bằng sự nhiệt tình và biện pháp thiết thực… Tất cả nhằm phục vụ DN và lợi ích quốc gia.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Hùng, Đồng Tháp cũng như các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, có nhu cầu xuất khẩu thủy sản và gạo. Các tham tán ở Hoa Kỳ, Campuchia, Nhật Bản… đã hỗ trợ cho địa phương rất nhiều. Tuy nhiên, DN vẫn cần nhiều hơn những hỗ trợ cụ thể, như cung cấp thông tin, đề xuất phương án xuất khẩu, đối phó với nguy cơ tranh chấp thương mại…
Hồng Sơn
Theo_Hà Nội Mới
TP.HCM tăng cường xúc tiến thương mại- du lịch tại Nga
Ngày 15/09, tại Trung tâm Thương mại Hà Nội Moscow (Incentra) đã diễn ra Hội nghị Xúc tiến Thương mại Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tại Nga.
Hội nghị do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.
Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong chương trình nhằm mở rộng các tiềm năng Thương mại và Du lịch của thành phố Hồ Chí Minh tại Nga.
Đại sứ Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị.
Tham gia hội nghị về phía Việt Nam có bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn; đại diện Tổng cục Du lịch, Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương; đại diện các sở ban, ngành hữu quan thành phố Hồ Chí Minh và Đại sứ quán Việt Nam tại Nga.
Về phía Nga có ông Marozov, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Phòng Công nghiệp - Thương mại tỉnh Moscow; ông Vadim Tylic, Chủ tịch Hiệp hội quảng cáo và tiếp thị vùng Viễn Đông và bà Olga Biriukova Giám đốc Trung tâm Hợp tác và Phát triển Á - Âu...
Ngoài ra còn có đại diện của hơn 200 doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Nga và các doanh nghiệp Nga, trong đó chủ yếu thuộc vùng Viễn Đông, cùng đại diện nhiều phương tiện truyền thông Nga và Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến Thương mại - Du lịch để giúp các doanh nghiệp thành phố tìm kiếm các cơ hội tại thị trường Nga.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị
Bà Nguyễn Thị Hồng khẳng định, Hội nghị sẽ góp phần thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga và nâng cao khối lượng trao đổi thương mại giữa 2 nước. Hội nghị cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam và Nga trao đổi kinh nghiệm, cũng như tìm hiểu cơ hội, đẩy mạnh và xúc tiến thương mại - du lịch tại thị trường mỗi nước.
Bà Nguyễn Thị Hồng nói: "Thành phố Hồ Chí Minh xác định thị trường Nga là một thị trường rất tiềm năng. Đây là thời cơ để cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi tiếp cận và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đầu tư sản xuất, cũng như đưa hàng hóa tiêu dùng vào thị trường Nga này. Tôi cho rằng, đây là một cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam chúng ta xâm nhập, hội nhập, tìm kiếm những hợp tác, cũng như khai thác thị trường Nga".
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn khẳng định, việc Việt Nam vừa ký Hiệp định thương mại tự do hồi tháng 5 vừa qua với Liên minh Kinh tế Á - Âu, khả năng trao đổi bằng đồng nội tệ của hai nước Việt Nam và Nga, cũng như việc phương Tây vẫn tiếp tục áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga là những cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hợp tác thương mại - du lịch với Nga. Tuy nhiên, Đại sứ cũng nêu ra những yêu cầu cần có đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Nga.
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn nói: "Các doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập vào thị trường này, trước hết phải có quyết tâm chính trị cao. Thứ hai, là phải nghiên cứu kỹ đối tác hợp tác. Thứ ba, là phải nghiên cứu kỹ thị trường mà mình có thể đưa hàng hóa.
Tôi cho đây không phải là thị trường khó tính, nhưng còn có những cơ chế buộc chúng ta phải có những thử thách và vượt qua những khó khăn này. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam có quyết tâm cao, phối hợp tốt với các doanh nghiệp của Nga, cộng với sự hỗ trợ về mặt pháp lý, cũng như chính trị đối ngoại của cơ quan đại diện ngoại giao, trước hết là cơ quan đại diện Thương vụ tại Nga, tôi dám chắc rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thành công trong việc hội nhập và hợp tác với Nga".
Lễ ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp Nga và Việt Nam.
Gian trưng bày sản phẩm với 310 chủng loại hàng hóa gồm 9 nhóm mặt hàng của 27 doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh bên lề hội nghị cũng thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các đối tác Nga.
Kết thúc hội nghị, hàng chục hợp đồng hợp tác thương mại và du lịch đã được ký kết giữa các doanh nghiệp Nga và Việt Nam./.
Thành Phương
Theo_VOV
Sớm điều chỉnh chính sách cho vay với hộ nghèo - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị trực tuyến sơ kết sáu năm (2009-2014) triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo. Thủ tướng cho rằng việc thực hiện nghị quyết trên...