Thăm Tân Lạc – một trong những cái nôi văn hóa của người Mường
Đây cũng là không gian giới thiệu cho du khách các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như Di sản văn hóa Mo Mường, Chiêng Mường nổi tiếng.
Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là một trong những cái nôi văn hóa của người Mường, với những giá trị truyền thống được lưu giữ như Mo Mường, chiêng Mường, cùng nhiều sản phẩm thủ công đặc sắc.
Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km, sở hữu không gian rộng lớn, trong lành và thoáng đãng, cộng với bản sắc dân tộc đậm đà, Tân Lạc là điểm đến lý tưởng cho những ai vừa yêu thích văn hóa Mường vừa muốn tận hưởng cuộc sống yên bình, tránh xa ồn ào của thành phố.
Một góc xóm Chiến của bà con người Mường, huyện Tân Lạc, Hòa Bình.
Theo cách phân chia của người Mường, Hòa Bình xưa gồm bốn vùng Mường xếp theo thứ tự “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, trong đó Mường Bi là rộng lớn nhất. Ngày nay, đất Mường Bi chính là huyện Tân Lạc, vùng đất của những thung lũng trù phú với ruộng vườn, cây trái ngọt lành.
Huyện Tân Lạc được biết đến là một trong những cái nôi văn hóa của người Mường, với những giá trị truyền thống được lưu giữ như Mo Mường, chiêng Mường, hát Thường đang, Bọ mẹng, hát ví… cùng nhiều sản phẩm thủ công truyền thống đặc sắc như dệt thổ cẩm, đan lát, rượu cần và những lễ hội đặc sắc.
Cùng với đó là 19 danh lam, di tích khảo cổ cấp tỉnh và quốc gia; các địa danh tâm linh như Hang Bụt-động Mường Chiềng, động Nam Sơn, làng Mường.
Vùng cao của huyện Tân Lạc gồm các xã Vân Sơn, Ngổ Luông, Quyết Chiến tiếp giáp với vùng rừng già nguyên sinh, vào những ngày hè oi nóng, nhiệt độ thấp hơn ở các khu vực khác từ 5-7 độ C. Con người nơi đây thật thà, đôn hậu, còn lưu giữ những nét văn hóa dân tộc Mường cổ.
Vùng hồ sông Đà – xã Suối Hoa được quy hoạch là vũng lõi của Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, có nhiều tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa.
Vịnh Ngòi Hoa rộng hàng nghìn hécta quanh năm êm đềm, bốn mùa nước trong xanh. Trong hồ có nhiều đảo đá, đất xen lẫn rừng cây đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu, khảo sát, triển khai các dự án đầu tư, tập trung vào lĩnh vực phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm, khám phá.
Đặc biệt là trên địa bàn huyện đang phát triển hoạt động du lịch cộng đồng ở xóm Ngòi (Suối Hoa), xóm Chiến (Vân Sơn); xóm Bưởi Cạn (Phú Cường) khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Lũng Mây, xã Quyết Chiến…
Bên trong những nếp nhà gỗ truyền thống, mọi đồ vật đều có một câu chuyện riêng, gắn với truyền thống của gia đình và bản làng. Đó có thể là bộ chiêng Mường trang trọng treo trên tường, những bộ trang phục truyền thống mặc riêng cho dịp lễ hội, bó thanh tre dựng dưới chân nhà sàn sẵn sàng cho những màn múa sạp tưng bừng.
Những con đường quanh co dẫn lối vào bản ở xóm Chiến, xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc. Người dân ở đây hầu hết vẫn giữ được nếp nhà truyền thống.
Hầu hết bản người Mường ở Tân Lạc đều nằm đan xen trong thung lũng. Ở đồng trũng, người dân trồng lúa, đồi cao thì trồng cây ăn trái. Chủ nhân của những khu vườn luôn mến khách, thân thiện.
Video đang HOT
Thật nhẹ nhõm khi được tới nơi mà mọi cánh cửa đều rộng mở chào đón, người dân thì hiếu khách, sẵn lòng cùng bạn lên rừng hái măng, ra suối bắt cá và quây quần cùng nhau trong bữa cơm đầm ấm như người trong gia đình.
Đặc biệt nhất ở đây là phiên chợ Lũng Vân chỉ cách xóm Chiến khoảng một cây số, là phiên chợ nổi tiếng nhất trong vùng. Duy trì đều đặn thứ ba hằng tuần, chợ Lũng Vân là điểm hẹn mua bán, trao đổi, giao lưu văn hóa của bà con con tại Tân Lạc (Hòa Bình), các huyện lân cận hay từ Bá Thước (Thanh Hóa) sang.
Nếu may mắn tới đúng ngày họp chợ, du khách không chỉ được trải nghiệm không khí chợ vùng cao mà còn tìm được những món đồ đặc sản như thổ cẩm, trang sức truyền thống do bàn tay khéo léo của những phụ nữ Mường làm ra, hay những gói chẳm chéo, mắc khén đậm hương vị núi rừng Tây Bắc mang về làm quà.
Với những tiềm năng và thế mạnh sẵn có, huyện Tân Lạc hứa hẹn là điểm đến thành công cho các nhà đầu tư trong các lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, gắn với phát triển dịch vụ thương mại, nông nghiệp sạch…
Ủy ban Nhân dân huyện Tân Lạc đã hướng mục tiêu phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ; ban hành nhiều nghị quyết nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh vùng đất, con người… thu hút các doanh nghiệp triển khai dự án du lịch chất lượng cao, du lịch văn hóa cộng đồng.
Tuyến đường 435 từ thành phố Hòa Bình đến vùng lõi Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình (xã Suối Hoa) đã mở ra cơ hội lớn cho huyện Tân Lạc để thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Hiện đã có nhiều dự án được cấp chủ trương đầu tư, nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái ven hồ, khách sạn, nhà hàng, khu thể thao dưới nước hay các trang trại sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng như dự án khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái hồ Hòa Bình với diện tích 304,9ha, vốn đăng ký đầu tư 800 tỷ đồng; dự án khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa với diện tích 115,355ha, vốn đăng ký 474,719 tỷ đồng; dự án khu du lịch sinh thái V’Star-Ngòi Hoa có diện tích 183,55 ha, vốn đăng ký 125 tỷ đồng.
Kinh nghiệm du lịch bản Ngòi Hòa Bình chi tiết nhất, bạn đã biết chưa?
Bên cạnh Mai Châu thì Hòa Bình còn có một bản Ngòi đầy hữu tình, thơ mộng khiến ai đến cũng lưu luyến chẳng muốn về. Vậy làm sao để có chuyến du lịch bản Ngòi đáng nhớ nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Giới thiệu về bản Ngòi
Bản Ngòi là một bản làng nhỏ của đồng bào dân tộc Mường, nằm ven hồ thủy điện Hòa Bình, thuộc xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 22km theo đường thủy và cách Hà Nội khoảng 100km.
Bản còn có tên khác là "Bưa Dâm", trong đó thì "Bưa" theo tiếng Mường là vạt đất bằng phẳng trên núi cao còn "Dâm" là nơi có nhiều cây gỗ lớn, như vậy "Bưa Dâm" chính là tên gọi theo vị trí và địa hình của ngôi làng.
Bản làng nằm giữa núi đồi và hồ nước mênh mông
Hiện nay trong bản có 81 hộ gia đình người Mường sinh sống, sống chủ yếu dựa vào hoạt động đánh bắt thủy sản tại lòng hồ Hòa Bình và trồng nương rẫy nên mang trong mình nét văn hóa cực kỳ phong phú.
Dù chỉ là một ngôi làng nhỏ nhưng bản Ngòi Mường Hoa vẫn được xem là một trong những bản làng đẹp nhất của Hòa Bình tựa như một "viên ngọc ẩn trong đá" mà du khách du lịch Hòa Bình không thể nào bỏ qua.
Du lịch bản Ngòi vào thời gian nào?
Tọa lạc tại chốn non nước hữu tình nên bất kỳ thời điểm nào bạn cũng có thể đi du lịch bản Ngòi Hòa Bình , trong khoảng tháng 5 tới tháng 8 thì bạn có thể thỏa sức lăn xả với các hoạt động thú vị dưới nước, còn thời gian từ tháng 9 tới tháng 4 năm sau thì sẽ rất lý tưởng để nghỉ dưỡng xua đi cái xô bồ, hối hả và ồn ào của phố thị.
Đặc biệt, nếu bạn có thời gian thì nên đến thăm bản vào ngày rằm hàng tháng vì lúc này bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác thưởng trà trên thuyền lênh đênh giữa lòng hồ và ngắm trăng tròn thi vị tựa như các thi nhân xưa đấy nhé.
Cách di chuyển khi du lịch bản Ngòi
Phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô riêng)
Bạn đi theo đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình cứ thế chạy thẳng là đến được thành phố Hòa Bình. Sau đó bạn di chuyển theo đường Tây Tiến hướng đến cảng Thung Nai, khi đi qua cây xăng Thung Nai thì rẽ trái đi khoảng 10km là tới bến Mới (bến xóm Liếm) và lên thuyền tôm đi 5 phút là đến được bản.
Xe khách
Bạn đến bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe Yên Nghĩa mua vé xe đến thành phố Hòa Bình với giá dao động từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng / người / lượt. Sau đó từ thành phố Hòa Bình đến cảng Thung Nai thì bản bắt xe ôm hoặc taxi với giá từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng / lượt cho đoạn đường 20km. Nếu có nhóm đông người thì hãy đi taxi để tiết kiệm chi phí cho chuyến du lịch bản Ngòi .
Từ đây, bạn thuê thuyền du lịch để vãn cảnh hồ Hòa Bình rồi đến bản với tổng thời gian di chuyển là 40 phút hoặc thuê thuyền tôm đi trong 60 phút nhưng với giá rẻ hơn chỉ 200.000 đồng / người / khứ hồi. Khung cảnh trên đường khá đẹp nhưng thời gian di chuyển tương đối dài vì thế những bạn bị say sóng nên uống thuốc chống say trước hoặc lựa chọn phương án tự đi xe máy nhé.
Đi thuyền đến bản là trải nghiệm khá thú vị
Lưu trú ở đâu khi du lịch bản Ngòi?
Tại khu du lịch bản Ngòi có 3 hình thức lưu trú phổ biến để du khách lựa chọn là: homestay, nhà nổi trên hồ Hòa Bình và cắm trại tại bãi Bưa Dâm. Trong đó có 7 homestay nổi tiếng là Moon House, Bùi Hiện, Bùi Thảo, Bùi Luyến, Bùi Long, Bùi Mạnh, Bùi Thuần với giá từ 150.000 đồng / người, mỗi căn có thể chứa từ 15 đến 20 người.
Homestay ở bản rất đầy đủ và tiện nghi
Những trải nghiệm tuyệt vời trong chuyến du lịch bản Ngòi
Khám phá không gian văn hóa ấn tượng của người Mường
Đến du lịch bản Ngòi du khách sẽ cảm nhận ngay được bầu không khí trong veo, tinh khiết và mát lạnh bởi cây cối xanh mướt bao phủ khắp bản làng, ngay bên cạnh là hồ nước trong veo lấp lánh dưới nắng như pha lê và xung quanh được ôm ấp bởi những dãy núi hùng vĩ, tựa như bức tranh sơn thủy hữu tình được họa lên từ người họa sĩ tài ba vậy.
Đặc biệt, nơi đây vẫn còn nguyên những nét ban sơ với những nếp nhà sàn mái cọ được bảo tồn theo văn hóa của người Mường và khung nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ, cực kỳ thân thiện với môi trường lại vô cùng chắc chắn và bền bỉ.
Nhà lá cọ là "đặc sản" của bản
Bên cạnh vẻ đẹp về kiến trúc thì nét văn hóa ở bàn Ngòi Hòa Bình cũng khiến du khách phải mê mẩn không thôi, với những điệu cồng chiêng, múa sênh tiền, hát Mường, diễn xướng Mo Mường do chính các chàng trai, cô gái tại bản biểu diễn để đón tiếp du khách.
Ngoài ra, bạn còn được tham gia những phiên chợ quê độc lạ, những lễ hội thú vị, sôi động, được tận tay hướng dẫn làm những vật dụng hằng ngày bằng mây, tre, nứa hay những món đặc sản của bản và được tìm hiểu về cách nuôi ong lấy mật...chắc chắn sẽ là những kỷ niệm khó quên cho xem.
Trải nghiệm những trò chơi thú vị dưới nước
Trong khu du lịch sinh thái bản Ngòi được đầu tư hẳn một công viên nước bơm hơi lớn nhất Việt Nam trên mặt hồ sông Đà rộng hơn 1.500 m2 với hơn 34 trò chơi kết hợp là: cầu trượt cảm giác mạnh, nhảy bật, nhảy bóng hơi, leo núi trên hồ...và hơn 20 trò chơi vượt chướng ngại vật.
Hơn nữa, bạn còn được tham gia vô vàn các trải nghiệm thú vị khác như: chèo thuyền kayak, chèo SUP, chèo bè mảng, đi thuyền chuối, thuyền hơi, đua moto hay cano nước siêu tốc...để khám phá vẻ đẹp của lòng sông Đà - 'Vịnh Hạ Long trên núi' ở Hòa Bình, đảm bảo là vui quên đường về luôn đấy.
Bật mí, giá vé cho hơn 34 trò chơi vượt chướng ngại vật trên nước là 200.000 đồng / người lớn và trẻ em cao trên 140cm, thuyền chuối là 200.000 đồng / 6 người / 15 phút và phao giường bật nhảy là 20.000 đồng / người / 15 phút...
Trekking khám phá xung quanh bản làng
Bản Ngòi Hoa có rất nhiều các thác nước tự nhiên đẹp, đặc biệt là mùa hè thì mát còn mùa đông lại vô cùng ấm áp nên bạn nhất định phải đến chiêm ngưỡng và tắm thác đấy nhé. Đồng thời, nếu mê khám phá những điều kỳ bí thì bạn cũng có thể đến thăm động Karst nguyên sơ, động Thác Bờ, đảo Dừa và động Hoa Tiên...nữa đấy.
Thưởng thức những món đặc sản thơm ngon
Sẽ thật là thiếu sót nếu trong chuyến du lịch bản Ngòi Hoa bạn không được thưởng thức những món đặc sản siêu hấp dẫn ở đây như: thịt lợn bản, gà đồi, ngô cẩm, măng bương, măng luồng, xôi ngũ sắc, cá hồ Hòa Bình nấu canh chua, cá sông Đà nướng, cá sông Đà hấp,...với giá dao động từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng / bữa mà thôi.
Những món ăn thơm ngon tại bản
Đặc biệt, bạn còn có thể mua thịt lợn bản mang về với giá chỉ 90.000 đồng / kg thôi nhé, yên tâm là lợn được nuôi bằng rau cỏ, cám gạo, cám ngô được trồng ở bản nên không chỉ an toàn, chất lượng và thịt còn siêu thơm ngon và mềm nữa đấy.
Với khung cảnh thiên nhiên hữu tình, nét văn hóa độc đáo và vô vàn những trải nghiệm thú vị, chuyến du lịch bản Ngòi ở Hòa Bình chắc chắn sẽ là một kỷ niệm mà bạn chẳng thể quên được đâu.
Thiên nhiên tươi đẹp và bình yên ở bản người Mường Đường lên xóm Chiến - bản người Mường thuộc xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc, Hòa Bình quanh co, hiểm trở, 1 bên tựa vách núi cheo leo, 1 bên ôm những thửa ruộng quanh co đẹp như bức họa đồng quê thanh bình. Đường lên xóm Chiến - bản người Mường thuộc xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc, Hòa Bình quanh co,...